Hà nội trung tâm hòa giải hòa bình thế giới

(HNMO) - Sáng 2-11, Tòa án nhân dân Tối cao đã tổ chức hội nghị triển khai thí điểm đổi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại trong giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tại Tòa án nhân dân hai cấp TP Hà Nội

Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình và Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng dự hội nghị.

Các đại biểu dự hội nghị chụp ảnh chung.

Tại hội nghị, Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao Tống Anh Hào đã công bố Quyết định của Tòa án nhân dân Tối cao về việc mở rộng thí điểm đổi mới, tăng cường hòa giải, đối thoại trong giải quyết các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính tại 16 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sau thời gian thí điểm tại TP Hải Phòng. Thực hiện quyết định trên của Tòa án nhân dân Tối cao, Tòa án nhân dân TP Hà Nội đã thành lập Trung tâm hòa giải, đối thoại tại Tòa án nhân dân thành phố và 15 tòa án cấp quận, huyện trên địa bàn. Các trung tâm này sẽ tiến hành hòa giải những tranh chấp dân sự, kinh doanh thương mại, hôn nhân và gia đình, lao động. Đồng thời, trung tâm còn có chức năng đối thoại các khiếu kiện hành chính trước khi tòa án thụ lý, giải quyết.

Phát biểu tại hội nghị, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa Bình đánh giá, hòa giải, đối thoại là phương thức giải quyết hiệu quả các tranh chấp, giúp tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức của đương sự, Nhà nước và toàn xã hội. Bên cạnh đó, còn giúp hạn chế tranh chấp khiếu kiện phức tạp kéo dài, giảm tải cho công tác xét xử của tòa án. Kết quả hòa giải, đối thoại còn góp phần hàn gắn rạn nứt giữa các đương sự, giữ gìn ổn định trật tự xã hội, tạo đồng thuận, xây dựng khối đại đoàn kết trong nhân dân.

Để thực hiện tốt thí điểm tại Hà Nội, Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao mong muốn, lãnh đạo Thành ủy, HĐND, UBND thành phố tiếp tục dành sự quan tâm, hỗ trợ cho trung tâm hòa giải, đối thoại của tòa án các cấp. Đồng thời, Tòa án nhân dân thành phố cần nâng cao công tác tuyên truyền để người dân hiểu về cơ chế hòa giải, đối thoại. Đối với đối thoại viên, hòa giải viên, cần đầu tư nhiều thời gian, công sức, tâm huyết cho công việc. Ngoài ra, đồng chí Nguyễn Hòa Bình cho rằng, cần xem công tác hòa giải, đối thoại là nhiệm vụ chính trị, bởi làm tốt công tác này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác xét xử của Tòa án nhân dân hai cấp tại thành phố.

Bây giờ đã 44 năm đất nước thống nhất, mới có một lần được chọn làm nơi gặp thượng đỉnh cho một cuộc họp giữa hai đối thủ đang tìm kiếm hòa giải, đã vội kêu lên VIỆT NAM TRUNG TÂM HÒA GIẢI XUNG ĐỘT QUỐC TẾ! Cái danh hiệu đó hình như phải những Thụy Sĩ (Genève, Zurich), Pháp (Paris), Áo (Vienne)… mới xứng? Có nhớ chăng Teheran từng là nơi các đại cường họp vì hòa bình thế giới sau Thế chiến thứ Hai?

Ngạn ngữ nước nào có nói: ngựa tham ăn cỏ dưới chân thì không đi xa được! Dân Việt có một nhà khoa học có tiếng một chút đã nhiều người vội TỰ HÀO QUÁ VIỆT NAM ƠI!, có một thành tích bé xíu đã vội VỠ ÒA… Vậy thì rất khó để vươn lên các tầm cao thực sự! Người không biết cúi đầu nhìn chân mình thì khó mà đứng lên cao!

Báo chí, nhất là các tờ báo lớn, lẽ ra phải hướng dẫn dư luận và tâm lý đám đông, góp phần đưa dân tộc thoát khỏi cái tâm lý “tự cao đáy giếng” để khiêm tốn ngước lên bầu trời cao, sao lại cũng sa vào cái chiếu làng say sưa mà vỗ ngực “ông đây là nhất”?

***

Tuy nhiên, nếu đổi cái tít trên thành VIỆT NAM “HƯỚNG TỚI” LÀ TRUNG TÂM HÒA GIẢI XUNG ĐỘT QUỐC TẾ thì, theo tôi, rất đẹp. Nó bao hàm Kế Hoạch Chiến Lược của nước Việt Nam. Nghĩa là nó bao hàm Tầm Nhìn, Sứ Mạng, và cũng gián tiếp xác định Giá Trị Cốt Lõi.

Theo đó, Sứ Mạng quốc gia của Việt Nam là xây dựng một đất nước đậm tinh thần bao dung, ôn hòa, khiêm tốn…

Tầm Nhìn quốc gia sẽ là được thế giới nhìn nhận như một trong những trung tâm hòa bình, hòa giải trên thế giới, tại châu Á.

Với Tầm Nhìn và Sứ Mạng như vậy, tất nhiên tinh thần, thái độ thân thiện, bao dung, hòa giải… phải là các Giá Trị Cốt Lõi của đất nước. Mà những giá trị đó lại đồng hành với Giá Trị Dân Chủ, Tự Do.

Xin quí độc giả nghĩ mà xem, với vị trí địa chính trị, kích thước lãnh thổ và dân số, tài nguyên thiên nhiên cùng nguồn nhân lực… có phải tiến về hướng đó sẽ đem tới nhiều lợi ích nhất cho Việt Nam?

Bên ngoài không xâm phạm lãnh thổ của ai, làm bạn chân thành với mọi nước, bên trong thì mở rộng dân chủ, mở rộng các quyền tự do căn bản, toàn dân không ai thù địch hay áp bức ai, an lòng chăm lo làm ăn, xây dựng kinh tế, cả nước yên bình no ấm thì chỉ sau một hai thập kỷ nước ta sẽ tiệm cận được Tầm Nhìn hôm nay: được cộng đồng thế giới xem là một trong những nơi thích hợp tổ chức các buổi họp thượng đỉnh. Làm được vậy thì cũng không ai dám xâm phạm Việt Nam.

***

Không bổ bề ngang cũng bổ bề dọc, cuộc họp thượng đỉnh Mỹ – Triều mang lại nhiều lợi ích cho nước chủ nhà. Không bổ về cấu trúc cũng bổ về kinh tế. Không bổ về tư tưởng chính trị cũng bổ về tổ chức thực thi…

Theo tôi có ba cấp độ lợi ích. Cấp độ thấp nhất là lợi ích trước mắt. Cấp độ thứ hai là các lợi ích lâu dài hơn. Cấp độ thứ ba là quan trọng và lâu dài nhất: cánh cửa mở ra để Việt Nam tiến về và dần dần gia nhập hàng ngũ các nước văn minh trên thế giới để phát triển bền vững. Việt Nam được nhận xét có tiềm năng làm việc đó. Khó khăn mấy thì Việt Nam cũng có thể vượt qua.

Vấn đề là Việt Nam muốn đạt được lợi ích ở cấp độ nào?

Xem một loạt các sự việc đã và đang xảy ra, cả ở tầm thế giới, khu vực và quốc gia, có thể cảm nhận chúng đang xảy ra một cách nhịp nhàng, về một hướng. Đó là hướng độc lập hơn với cường quốc gần bên và thân hữu hơn với khối phương Tây. Đó là hướng xa hơn với cách tổ chức xã hội khô cứng và nghiêng về một hệ thống xã hội linh hoạt hơn.

Chủ đề