Hà anh hướng dẫn không bị nghẹn

Giữa tháng 5, anh Trần Việt Hà (57 tuổi, quận Tân Phú, TP HCM) đến thăm khám tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM với tình trạng nuốt nghẹn, ăn uống khó khăn, thường xuyên nôn mửa, mất ngủ triền miên và sụt khoảng 5 kg trong 6 tháng. Anh chia sẻ bị chứng trào ngược dạ dày cách đây khoảng 5 năm. Nhiều lúc khi đang ăn, anh bị nghẹn, bên dưới lại co thắt đẩy ngược lên nên phải ói ra hết chứ không sẽ cảm thấy rất khó chịu. Đôi lúc uống nước, anh cũng mắc nghẹn.

Anh đã đi khám và điều trị nhiều nơi nhưng bệnh càng nặng hơn. Anh được nong cơ vòng dưới thực quản bằng phương pháp bóng hơi nhưng khoảng một tuần, chứng nuốt nghẹn lại tái phát.

Theo Tiến sĩ bác sĩ Đỗ Minh Hùng (Giám đốc Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật Nội soi Tiêu hóa) sau khi thăm khám, chỉ định bệnh nhân làm một số xét nghiệm chẩn đoán để loại trừ những nguyên nhân khác, đặc biệt là ung thư thực quản. Bởi nuốt nghẹn là một trong số những biểu hiện của ung thư thực quản. Kết quả cho thấy, anh Hà bị chứng co thắt tâm vị (bệnh lý rối loạn chức năng ở thực quản) và có thể nong tiếp với bóng có kích thước đúng chuẩn hoặc mổ nội soi.

Tiến sĩ, bác sĩ Đỗ Minh Hùng tư vấn điều trị cho bệnh nhân. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Theo bác sĩ Hùng, bệnh nhân đã thực hiện phương pháp nong cơ vòng thực quản bằng bóng hơi ở một cơ sở y tế khác nhưng có thể do kích thước bóng nong nhỏ nên tái phát. Bệnh nhân có thể nong lại bằng bóng đúng chuẩn hoặc phẫu thuật nội soi cắt cơ vòng dưới thực quản qua ngả bụng để giải quyết các triệu chứng. Phương pháp phẫu thuật nội soi tuy xâm lấn hơn so với dùng bóng hơi để nong cho kết quả lâu dài hơn tốt hơn. Tuy nhiên, điều trị bằng phẫu thuật sẽ có tỷ lệ biến chứng trào ngược dạ dày nhiều hơn. Để khắc phục vấn đề này, sau phẫu thuật cắt cơ vòng dưới thực quản, bác sĩ kết hợp tạo van chống trào ngược cho bệnh nhân.

Ca phẫu thuật thành công, bệnh nhân đáp ứng tốt, sau hai giờ có thể đi lại bình thường. Sau mổ, các triệu chứng nuốt nghẹn, đau ngực cải thiện. Sau mổ một tuần, bệnh nhân ăn được đồ lỏng và dần chuyển sang chế độ đặc hơn.

Một tuần sau, bệnh nhân đến tái khám, không còn cảm giác nghẹn hay ói ngược lên khi ăn, không đau ngực, bụng không đau. Người bệnh được dặn dò nhai kỹ cơm, sau khi cắt chỉ, về nhà dùng tay xoa vết sẹo cho mềm sẹo.

Bệnh nhân tái khám sau một tuần phẫu thuật. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Co thắt tâm vị là một bệnh lý rối loạn chức năng xảy ra ở thực quản khiến cơ quan này mất khả năng đẩy thức ăn xuống dưới dạ dày, gây ứ đọng thức ăn tại thực quản, gây nuốt nghẹn, đau khi nuốt, trào ngược, sụt cân... Đây là một bệnh lý ít gặp ở thực quản, nguyên nhân vẫn chưa xác định. Bệnh gây ra tình trạng rối loạn thần kinh vận động của thực quản với biểu hiện đặc trưng làm giảm nhu động thực quản và giảm khả năng giãn của cơ thắt thực quản dưới trong quá trình nuốt.

Theo bác sĩ Minh Hùng, phương pháp nong cơ vòng dưới thực quản bằng bóng hơi trong điều trị co thắt tâm vị được áp dụng phổ biến trên thế giới. Bóng hơi có nhiều loại, đường kính khác nhau (3 cm, 3,5 cm và 4 cm). Bệnh nhân có thể nong từ 1-3 lần (nếu tái phát). Ưu điểm của phương pháp này là thời gian nong nhanh chóng (5-7 phút), cho hiệu quả nhanh. Sau hai ngày, người bệnh không còn triệu chứng nuốt nghẹn, thoát khỏi ách tắc với tỷ lệ gần như tuyệt đối. Tuy nhiên, nhược điểm là có kết quả ngắn hạn, tỷ lệ tái phát cao.

Bác sĩ Minh Hùng chia sẻ thêm, hiện nay, trên thế giới còn có phương pháp phẫu thuật cắt cơ vòng dưới thực quản bằng nội soi ống mềm. Ưu điểm của phương pháp này là thực hiện nội soi qua ngả tự nhiên, không để lại sẹo, không tổn thương dây thần kinh số 10 trước. Cả hai phương pháp đều có tai biến, biến chứng khác nhau đòi hỏi bác sĩ phải kinh nghiệm để có kết quả tốt nhất có thể. Mỗi phương pháp sẽ đem lại hiệu quả tốt cho từng loại co thắt tâm vị. Do vậy, sắp tới, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh sẽ áp dụng phương pháp cắt cơ vòng dưới thực quản bằng nội soi ống mềm.

Do chưa có nguyên nhân rõ ràng nên người có có dấu hiệu bệnh này, nhất là khi không ăn uống được, cần chữa trị sớm, phòng ngừa biến chứng viêm loét thực quản, chít hẹp thực quản, viêm phổi, áp xe phổi do thức ăn bị trào ngược, ứ đọng lâu ngày gây ra.

SKĐS - Ba em gần đây ăn cơm hay bị nghẹn, nuốt nước cũng có lúc sặc. Xin hỏi ba em bị như vậy là sao, có liên quan đến tuổi tác không?

Chu Ngọc (Bình Dương)

Nuốt nghẹn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nghẹn do rối loạn chức năng co bóp của thực quản. Do ăn uống vội vàng, nhai không kỹ, nuốt miếng thức ăn to; do tính chất thức ăn, đặc biệt các loại thức ăn đặc, nhầy, dai và dính dễ dẫn đến rối loạn chức năng nuốt.

Phản xạ co bóp nhịp nhàng của thực quản bị rối loạn làm cho thức ăn, nước uống tạm thời dừng chuyển động gây nên nghẹn. Đầu óc căng thẳng, tức giận, uất ức trong khi ăn cũng dễ dẫn đến rối loạn co bóp thực quản gây nghẹn.

Nghẹn do bệnh lý tại thực quản: sẹo hẹp thực quản (thường là di chứng để lại khi bị bỏng thực quản); viêm thực quản, túi thừa thực quản, dị vật thực quản, bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản cũng gây nên nuốt vướng, nuốt nghẹn.

Các bệnh lý bên ngoài thực quản như bệnh Basedow; các khối u, hạch di căn vùng trung thất; các khối u phế quản, phổi; suy tim, dầy thất, tim to, phình mạch đều là những nguyên nhân gây chèn ép thực quản dẫn đến nuốt nghẹn.

Như vậy, nuốt nghẹn không phải là bệnh mà là triệu chứng do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó có nhiều nguyên nhân bệnh lý.

Trong trường hợp ba của bạn nuốt nghẹn lặp đi lặp lại nhiều lần, nuốt nghẹn tăng dần, thì cần phải đến bác sĩ để được thăm khám cẩn thận, phát hiện và có hướng xử lý kịp thời.

Làm sao cho hết mắc nghẹn?

Nếu phát hiện người bị mắc nghẹn hãy nhanh chóng đỡ bệnh nhân thẳng đứng người lên, hướng mặt về phía trước còn người sơ cứu thì đứng phía sau, dùng hai tay ôm chặt phần bụng sát trên xương ức, dứt khoát dùng thân mình kéo giật mạnh từ trước ra sau và từ dưới lên trên.

Ăn cơm hay bị nghẹn là triệu chứng của bệnh gì?

Các bệnh lý thường gây nuốt nghẹn như trào ngược dạ dày – thực quản, hẹp thực quản, u thực quản, co thắt tâm vị, tắc nghẽn thực quản, viêm thực quản, ung thư thực quản, đa xơ cứng (multiple sclerosis), túi thừa thực quản… Nếu triệu chứng này thường xuyên xảy ra, gây khó chịu trong sinh hoạt hằng ngày, người bệnh nên đi ...

Tại sao người cao tuổi khi ăn thường hay bị nghẹn?

Người già, niêm mạc của ống tiêu hóa teo dần, thành biểu mô của niêm mạc miệng cũng mỏng hơn, lợi co rút lại, khiến khả năng nhai giảm nên dễ bị nghẹn, nhất là khi lơ đãng.

Tại sao bị nghẹn sặc?

- Nghẹn, sặc là một triệu chứng xảy ra khi nuốt, thức ăn bị tắc ở họng hoặc thực quản, biểu hiện bằng nuốt khó khăn hoặc đột ngột khó thở, ho dữ dội. - Người bị nghẹn có thể tử vong trong vài phút nếu không được cấp cứu kịp thời.

Chủ đề