Gói thầu mua sắm hàng hóa trên 5 tỷ

Gói thầu xây lắp và mua sắm thiết bị âm thanh, ánh sáng dưới 5 tỷ đồng có phải là gói thầu hỗn hợp không? Gói thầu hỗn hợp thì có bắt buộc phải áp dụng đấu thầu rộng rãi không? Có thể thực hiện chào hàng cạnh tranh được không? heo khoản 23, Điều 4 Luật Đấu thầu quy định gói thầu hỗn hợp là gói thầu bao gồm thiết kế và cung cấp hàng hóa (EP); thiết kế và xây lắp (EC); cung cấp hàng hóa và xây lắp (PC); thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp (EPC); lập dự án, thiết kế, cung cấp hàng hóa và xây lắp (chìa khóa trao tay).

Gửi bởi: nguyễn văn thái

Trả lời có tính chất tham khảo

Câu trả lời mang tính tham khảo: Khoản 1, Điều 3 Thông tư số 11/2016/TT-BKHĐT của Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định EPC được áp dụng đối với dự án phức tạp, có yêu cầu kỹ thuật, công nghệ cao và phải tuân thủ chặt chẽ tính đồng bộ, thống nhất từ khâu thiết kế đến khâu cung cấp thiết bị, thi công, đào tạo chuyển giao công nghệ, bảo hành, bảo trì dài hạn. EPC phù hợp với các công trình công nghiệp cơ khí, điện, dầu khí, hóa chất, xi măng, khai khoáng, cấp thoát nước, xử lý nước thải, rác thải mà việc thiết kế và sản xuất thiết bị không thể tách rời do yêu cầu cao của tính đồng bộ. Không áp dụng hình thức EPC trong trường hợp có thể tách thành các gói thầu riêng biệt như thiết kế (E), cung cấp hàng hóa (P) và xây lắp (C) hoặc tách thành gói thầu thiết kế và cung cấp hàng hóa (EP), gói thầu xây lắp (C) để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước có thể tham gia đấu thầu và thực hiện gói thầu. Theo Khoản 1, Điều 23 Luật Đấu thầu quy định chào hàng cạnh tranh được áp dụng đối với gói thầu có giá trị trong hạn mức theo quy định của Chính phủ và thuộc một trong các trường hợp sau đây: - Gói thầu dịch vụ phi tư vấn thông dụng, đơn giản; - Gói thầu mua sắm hàng hóa thông dụng, sẵn có trên thị trường với đặc tính kỹ thuật được tiêu chuẩn hóa và tương đương nhau về chất lượng; - Gói thầu xây lắp công trình đơn giản đã có thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt. Đối với câu hỏi của anh/chị, việc xác định loại gói thầu và áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu cho các gói thầu cần phải tuân thủ theo quy định nêu trên. Tôi xin hỏi: hồ sơ mời thầu yêu cầu báo cáo thuế 03 năm gần nhất mà công ty mới đăng ký hoạt động được 2 năm thì có được đấu thầu không? Trường hợp quy định trong hồ sơ mời thầu là doanh thu bình quân hàng năm từ hoạt động xây dựng tối thiểu là 02 tỷ đồng. Công ty doanh thu không đều, năm đầu không đạt được 2 tỷ đồng, năm sau doanh thu 6 tỷ đồng thì khi đấu thầu có hợp lệ hay không? Việc đánh giá hồ sơ dự thầu (trong đó có nội dung về doanh thu trung bình, tình hình tài chính lành mạnh...) căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu và các yêu cầu khác trong hồ sơ mời thầu, căn cứ vào hồ sơ dự thầu đã nộp, các tài liệu giải thích, làm rõ hồ sơ dự thầu của nhà thầu để bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm, có giải pháp khả thi để thực hiện gói thầu. Theo đó, việc đánh giá hồ sơ dự thầu phải tuân thủ theo quy định nêu trên và thuộc trách nhiệm của tổ chuyên gia, bên mời thầu. Trường hợp hồ sơ mời thầu yêu cầu nộp báo cáo tài chính trong 3 năm mà nhà thầu mới hoạt động được 2 năm thì không đáp ứng yêu cầu về số năm nộp báo cáo tài chính.

Thực hiện nhiệm vụ được giao tại điểm a Khoản 6 Điều 129 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016 quy định chi tiết việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, trong đó theo điểm b Khoản 2 Điều 2 thì nguồn vốn sự nghiệp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia trong trường hợp thực hiện theo hình thức không hình thành dự án đầu tư thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư.

Một số nội dung quy định tại Thông tư số 58/2016/TT-BTC liên quan đến hình thức lựa chọn nhà thầu mà độc giả quan tâm như sau:

- Về hình thức lựa chọn nhà thầu quy định tại Điều 3 như sau:

“1. Các hình thức lựa chọn nhà thầu bao gồm: đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp, chào hàng cạnh tranh, tự thực hiện và lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt.

2. Căn cứ dự toán chi ngân sách hàng năm, dự toán bổ sung trong năm được cơ quan có thẩm quyền giao và Quyết định mua sắm tài sản của cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư này, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu để tổ chức thực hiện mua sắm hàng hóa, dịch vụ theo đúng quy định.

3. Đối với các gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ đủ điều kiện để áp dụng các hình thức mua sắm không phải đấu thầu; nếu cơ quan, đơn vị thấy cần thiết phải tổ chức đấu thầu để bảo đảm mục tiêu quản lý và sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước thì tổ chức thực hiện đấu thầu rộng rãi theo quy định và báo cáo cấp có thẩm quyền về kết quả mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ”.

- Về chỉ định thầu theo hạn mức quy định tại Khoản 2 Điều 15 (Các trường hợp được áp dụng chỉ định thầu) như sau: “2. Gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ thuộc đề án hoặc dự toán mua sắm thường xuyên có giá gói thầu không quá 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng)”.

- Điều 18 và Điều 19 quy định về chào hàng cạnh tranh, trong đó Điều 19. Quy trình chào hàng cạnh tranh như sau:

“1. Gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ đáp ứng yêu cầu tại khoản 1 Điều 18 có giá gói thầu từ trên 200 triệu đồng đến 2 tỷ đồng được thực hiện quy trình chào hàng cạnh tranh thông thường theo quy định tại Điều 58 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ.

2. Gói thầu mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ đáp ứng yêu cầu tại khoản 1 Điều 18 có giá gói thầu không quá 200 triệu đồng được thực hiện quy trình chào hàng cạnh tranh rút gọn theo quy định tại Điều 59 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ”.

Theo đó, đề nghị độc giả nghiên cứu quy định tại Thông tư số 58/2016/TT-BTC đối với gói thầu mua sắm phân bón hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 để thực hiện theo đúng quy định.

Gói thầu mua sắm hàng hóa bao gồm những gì?

Như vậy từ định nghĩa trên có thể hiểu gói thầu mua sắm hàng hóa là Gói thầu mua sắm các máy móc, thiệt bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, vật tư , phụ tùng, hàng tiêu dùng, thuốc, vật tư y tế dùng cho các cơ sở y tế.

Gói thầu có quy mô lớn là gì?

Thay vào đó, luật có quy định về gói thầu quy mô nhỏ và hạn mức tương ứng. Có thể hiểu, gói thầu quy mô lớn là gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa có giá trị lớn hơn 10 tỷ đồng; gói thầu xây lắp, hỗn hợp có giá trị gói thầu lớn hơn 20 tỷ đồng.

Giá trị bao nhiêu thì phải đấu thầu qua mạng?

\=> Theo đó, đối với gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, chào hàng cạnh tranh thuộc lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ phi tư vấn, dịch vụ tư vấn có giá gói thầu không quá 10 tỷ đồng và thuộc lĩnh vực xây lắp có giá gói thầu không quá 20 tỷ đồng thì mới bắt buộc tổ chức lựa chọn nhà thầu qua mạng.

Mua sắm tài sản giá trị bao nhiêu phải đấu thầu?

Đối với những gói thầu mua sắm nguyên vật liệu, vật tư y tế, dược liệu, trang phục đồng phục thì định mức áp dụng để đấu thầu là không được vượt mức 100 triệu đồng. Các gói thầu khác như gói thầu mua sản phẩm công, gói thầu mua sắm hàng hóa thì định mức áp dụng không vượt quá 1 tỷ việt nam đồng.