Gọi tên các bộ phận của hệ thống phun xăng điện tử trên xe máy Lead

Gọi tên các bộ phận của hệ thống phun xăng điện tử trên xe máy Lead

Hệ thống phun xăng điện tử là một cải tiến đột phá của ngành công nghiệp cơ khí vì nó mang lại rất nhiều ưu điểm. Hiện nay, các dòng xe ga cao cấp đều được trang bị hệ thống này. Trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng Chuyện xe tìm hiểu về hệ thống phun xăng điện tử trên xe Lead cũng như giá bộ phun xăng điện tử xe Lead để hiểu rõ hơn về nó nhé!

Tổng quan về hệ thống phun xăng điện tử FI 

Hệ thống phun xăng điện tử FI bao gồm 3 phần chính: Bộ phận điều khiển (ECU), bộ phận hoạt động (bơm xăng, kim phun, bướm ga) và cuối cùng là các cảm biến (ô xy, khí thải, bướm ga). 3 bộ phận hoạt động liền mạch với nhau. Bộ phận điều khiển ECU có chức năng đầu não, điều khiển hoạt động của các bộ phận bơm xăng, kim phun và bướm ga dựa trên thông số được cung cấp bởi các cảm biến. 

Những Dòng Xe Có Hệ Thống Phun Xăng FI

Xem Ngay!

Gọi tên các bộ phận của hệ thống phun xăng điện tử trên xe máy Lead

Một số lỗi thường gặp trên bộ phun xăng điện tử

Bạn đang sở hữu một chiếc xe có hệ thống phun xăng điện tử? Bạn có đang gặp phải những tình huống như:

  • Xe yếu, khó tăng tốc, chết máy mỗi lần kéo ga hoặc chết máy đột ngột
  • Ở garanti số vòng tua máy không đều, lúc cao lúc thấp 
  • Sáng đèn báo lỗi trên mặt đồng hồ xe
  • Tiêu hao nhiên liệu quá nhiều

Từ các dấu hiệu trên, ta có thể kết luận lỗi đang nằm ở hệ thống phun xăng điện tử. Vậy nguyên nhân cụ thể là do đâu?

Hư hỏng, tắc nghẽn các bộ phận hoạt động

Hiện nay, không phải loại xăng nào cũng sạch 100%. Chính vì lí do đó, các bộ phận hoạt động tiếp xúc trực tiếp với xăng kém chất lượng lâu ngày sẽ bị dính cặn, bẩn. Điều này khiến cho việc bơm xăng vào buồng đốt không được thông suốt. Khi gặp hiện tượng này, đề xe thường có tiếng kêu “lụp bụp”, tốc độ xe giảm và dễ rồ ga đột ngột.

Đầu cảm biến bị bẩn, cháy, lỏng giắc

Các đầu cảm biến thường là bộ phận rất bền bỉ. Do đó, ta cũng không gặp phải tình trạng hư hỏng. Nếu có vấn đề thì cũng chỉ do các đầu cảm biến quá bẩn, lúc này đèn báo lỗi trên xe sẽ không sáng. Ngoài ra, khi các giắc điện bị lỏng hoặc cháy thì đèn báo sẽ chập chờn. 

ECU hỏng, bị cháy, đứt dây điện

Dây điện khi tiếp xúc với nước hoặc bị oxy hoá thì sẽ bị chập, đứt hoặc lỏng. Việc hỏng ECU là một việc khá hiếm hoi vì với bộ não điều khiển này thì thường có một loạt các cầu chì bảo vệ. Đặc biệt lưu ý khi rửa xe, tránh sử dụng vòi nước phun mạnh, trực tiếp vào các khu vực có nhiều dây điện để tránh nguy hiểm.

Làm cách nào để bảo dưỡng hệ thống phun xăng điện tử FI

Dù đối với xe Lead hay bất kì dòng xe nào, người sử dụng cũng cần lưu ý bảo dưỡng, vệ sinh định kì cho chiếc xe của mình. Chỉ đổ xăng tại các địa điểm uy tín, thay mới và vệ sinh các chi tiết, rửa xe ở những nơi uy tín và xì khô trước khi khởi động. 

Như ta đã biết Lead là dòng xe tay ga được rất nhiều chị em phụ nữ ưa chuộng vì thiết kế thời thượng, cốp chứa đồ rộng rãi và điển hình nhất là được trang bị hệ thống phun xăng điện tử. Hệ thống giúp xe tiết kiệm nhiên liệu đồng thời giảm khí thải, bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, sẽ có những lúc bộ phun xăng điện tử gặp phải các vấn đề hư hỏng. Nếu gặp các tình huống như xe yếu, khó tăng tốc, chết máy đột ngột, hao tốn nhiên liệu… thì chắc chắn vấn đề đang nằm ở bộ phun xăng điện tử.

Gọi tên các bộ phận của hệ thống phun xăng điện tử trên xe máy Lead

Trong trường hợp hi hữu phải thay cả hệ thống phun xăng, thì giá bộ phun xăng điện tử xe Lead rơi vào khoảng 700.000 VNĐ tới 2.000.000 VNĐ, đây là một con số không nhỏ so với việc sửa chữa 1 chiếc xe máy. Vậy có phải khi nào ta cũng phải thay nguyên bộ phun xăng điện tử không?

Những Dòng Xe Có Hệ Thống Phun Xăng FI

Xem Ngay!

Câu trả lời là không. Có khi vấn đề chỉ đang nằm ở các bộ phận như kim phun hoặc đầu cảm biến, có thể các bộ phận này đang dính bụi bẩn quá nhiều và chỉ cần làm sạch là có thể hoạt động bình thường. Giá làm sạch kim phun thường chỉ 90.000 VNĐ một lần. 

Gọi tên các bộ phận của hệ thống phun xăng điện tử trên xe máy Lead

Trên đây là những chia sẻ của Chuyện xe về chủ đề giá bộ phun xăng điện tử xe Lead. Hy vọng bài viết này cho ích cho các bạn!


Gọi tên các bộ phận của hệ thống phun xăng điện tử trên xe máy Lead

Gọi tên các bộ phận của hệ thống phun xăng điện tử trên xe máy Lead

Lượt xem: 3201

Hệ thống cảm biến trên xe máy phun xăng điện tử xe có vài trò gì? để tìm hiểu vai trò của các cảm biến cơ bản trên xe máy phun xăng điện tử xe Honda đời mới, hãy ghé eBook M3T của Máy Móc Minh Trí để tìm hiểu chi tiết nhé!

Vì những ưu điểm của hệ thống phun xăng điện tử, nhiều nhà sản xuất xe máy đã ứng dụng phun xăng điện tử ở những dòng xe đời mới hiện nay như SH, Future, Lead, Vision… Các hệ thống đánh lửa, hệ thống đề, hệ thống nhiên liệu, … đều có điều hành hoặc truyền đạt thông tin liên quan đến hệ thống cảm biến trên xe.

Để có cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa, hoặc chăm sóc cho những chiếc xe phun xăng điện tử thì việc đầu tiên người thợ sửa chữa cần làm không phải là lọ mọ tháo tung những bộ phận của xe ra mà là phải tìm hiểu về cấu tạo và vai trò của những cảm biến, những bộ phận được gắn trên xe, dấu hiệu nhận biết hư hỏng thật kỹ trước khi bắt tay vào việc kiểm tra xe.

 Để giúp những người thợ tìm hiểu những kiến thức cơ bản ban đầu về chiếc xe, ở bài viết này, Máy Móc Minh Trí sẽ chia sẻ kiến thức về vai trò của các cảm biến cơ bản trên xe máy phun xăng điện tử của các dòng xe Honda đời mới.

  

Gọi tên các bộ phận của hệ thống phun xăng điện tử trên xe máy Lead

1. Cảm biến vị trí bướm ga TP (Throttle Position Sensor):

Là bộ phận quan trọng đối với động cơ có sử dụng hệ thống phun xăng điện tử. Nó giúp nhận biết thể tích gió nạp qua co gió, có nhiệm vụ thông báo cho ECU biết bướm ga đang mở bao nhiêu phần trăm và dựa vào đó để điều tiết lượng nhiên liệu phun vào buồng đốt. Vị trí của cảm biến TP nằm cố định trên họng gió, liên kết với trục xoay của bướm ga thông qua một khớp xoay và tính toán góc đánh lửa thích hợp của hệ thống

2. Cảm biến vị trí trục cơ CKP (Crank Shaft Position):

Chức năng để xác định vị trí và tốc độ của trục cơ, dùng để xác định vị trí tử điểm thượng hoặc tử điểm hạ, sau đó gửi tín hiệu về ECU để tính toán lượng nhiên liệu cung cấp cho buồng đốt và thời điểm đánh lửa thích hợp của hệ thống.


3. Cảm biến nhiệt độ khí nạp IAT(Intake Air Temperature):

Cảm biến này có nhiệm vụ theo dõi nhiệt độcủa không khí đi vào động cơ, nếu nhiệt độ khí nạp lớn hơn 20oC thì ECU sẽ điều khiển giảm lượng nhiên liệu phun và ngược lại sẽ tang lượng nhiên liệu cấp cho buồng đốt. Chính vì vậy, nó giúp giữ tỷ lệ hòa khí được đảm bảo theo nhiệt độ quy định.

4. Cảm biến ô xy:

Cảm biến ô xy dùng để xác định thành phần khí xả. Loại cảm biến này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì chính xác tỉ lệ không khí /nhiên liệu của xe. Do đó, nếu cảm biến oxy bị hư hỏng sẽ ảnh hưởng xấu đến hiệu suất của động cơ xe máy.

Nếu hệ thống dư ô xy là hòa khí thiếu xăng, khi đó cảm biến sẽ gửi tín hiệu về ECU để tăng thêm lượng xăng phun thích hợp. Và ngược lại nếu thiếu ô xy là dư xăng, cảm biến sẽ gửi tín hiệu về ECU để điều khiển giảm lượng nhiên liệu xăng được phun vào động cơ. Nhờ vậy mà công suất động cơ luôn được đảm bảo, tiết kiệm nhiên liệu và giảm khí thải.

5. Cảm biến nhiệt độ nước làm mát động cơ ECT (Engine Coolant Temperature):

Là loại cảm biến được sử dụng để đo nhiệt độ động cơ của xe và tiếp xúc trực tiếp với chất làm mát động cơ của xe, nó có vai trò  tương tự cảm biến nhiệt độ khí nạp IAT.

6. Cảm biến áp suất khí nạp MAP (Manifold Absolute Pressure Sensor):

Là loại cảm biến làm nhiệm vụ nhận biết áp suất khí nạp vào buồng đốt, gửi tín hiệu đến ECU để tính toán tăng thêm lượng nhiên liệu cung cấp phun vào động cơ xe máy và điều khiển góc đánh lửa khi xe leo dốc hoặc giảm lượng xăng phun khi xe máy giảm ga đột ngột, hoặc chạy tăng tốc đột ngột, lên đèo dốc.

7. Cảm biến góc:

Là loại cảm biến dùng để xác định độ nghiêng của xe khi xe bị dừng lại do bị va chạm, tai nạn và gửi tín hiệu về ECU để ngắt dòng điện đến bộ bơm xăng, và ngưng phun xăng vào buồng đốt, nhằm giảm thiểu sự tiêu hao nhiên liệu vô ích, tránh được xăng tràn có thể làm cháy xe và giảm lượng khí thải ra môi trường xung quanh.

8. Cảm biến VS (Vehicle Speed Sensor)

Là cảm biến tốc độ. Loại cảm biến này giúp nhận biết tốc độ thực tế mà xe đang chạy bằng cách phát ra một tín hiệu xung gửi lên đồng hồ taplo để báo cho người lái xe nhận biết được tốc độ thực tế xe đang chạy và đo số Km mà xe đã chạy.

Nội dung chi tiết và đầy đủ kiến thức chính thống về sửa chữa bảo dưỡng các dòng xe tay ga hiện đại như SH 125/150/125D/150D với giá 0 đồng, hãy theo dõi ở các phần tiếp theo của Máy Móc Minh Trí nhé!

Bạn có nhu cầu mua tài liệu/ sách hướng dẫn sửa chữa xe, phụ tùng sửa chữa xe, súng bắn bu lông, đồng hồ cảm biến, đồng hồ vạn năng, ampe kìm, máy rửa xe cao áp, tư vấn về rửa xe không chạm, bột hay dung dịch rửa xe không chạm, chất tẩy rửa chuyên dụng, vật tư sửa chữa, thay thế, chuẩn bị mở tiệm sửa chữa xe hay mở trung tâm chăm sóc bảo dưỡng hay gara xe cũng như trang phục chuyên dùng cho thợ sửa chữa và nhiều bộ đồ nghề chuyên dụng tại Máy Móc Minh Trí để công việc của bạn trở nên đầy đủ và tiện lợi nhất. Dù bạn ở đâu, hãy liên hệ với chúng tôi ngay bây giờ để được tư vấn và mua hàng với giá ưu đãi nhất nhé:

Webside     : www.maymocminhtri.com hoặc www.minhtrimaymoc.com 

Fan page    : https://www.facebook.com/maymoccongnongnghiep

Số điện thoại/ zalo:  0915.498.666 hoặc 0978.390.231.

Địa chỉ cơ sở Tại Hà Nội: số 228 Minh Khai - Hai Bà Trưng - Hà Nội.

Chú ý: Máy Móc Minh Trí nhận ship hàng tận nhà (toàn quốc) và cho phép kiểm tra hàng trước khi thanh toán tiền (để tránh mọi việc phát sinh gây mất lòng tin nơi khách khi mua hàng online). 



CLICK NGAY ĐỂ KHÁM PHÁ THÊM

Gọi tên các bộ phận của hệ thống phun xăng điện tử trên xe máy Lead
 
Gọi tên các bộ phận của hệ thống phun xăng điện tử trên xe máy Lead
  
Gọi tên các bộ phận của hệ thống phun xăng điện tử trên xe máy Lead