Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc

Giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam

(ĐCSVN) - Các giá trị đạo đức gia đình, giá trị phát triển con người, giá trị văn hóa, cộng đồng từ gia đình là hành trang quý giá cho các thế hệ con người Việt Nam cần được gìn giữ và phát huy. Xây dựng gia đình hạnh phúc bền vững trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập và phát triển là trách nhiệm chung của mỗi cá nhân, của các gia đình và của toàn xã hội.

Toàn cảnh Hội thảo

Ngày 17-12, Ban Tuyên giáo Thành ủy TP. Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học "Xây dựng gia đình hạnh phúc, phát triển bền vững trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước".

Phát biểu khai mạc và báo cáo đề dẫn hội thảo, Chủ tịch Hội LHPN TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Trần Phượng Trân đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận các nội dung như: Kết quả triển khai và một số giải pháp tăng cường thực hiện Chỉ thị số 49-CT/TW của Ban Bí thư về xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; những giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Việt Nam trong quá khứ và hiện nay; giải pháp giữ gìn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam; vai trò, vị trí, giá trị của gia đình trong việc xây dựng nền tảng văn hóa, đạo đức, lối sống con người Việt Nam hiện nay và trong đóng góp xây dựng xã hội phát triển văn minh, hiện đại.

Đặc biệt là các yếu tố tác động tích cực, tiêu cực đến gia đình hiện đại và giải pháp khắc phục để xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc...

Tại Hội thảo, các chuyên gia, nhà khoa học đã đưa ý kiến đóng góp, đánh giá về những tác động và sự ảnh hưởng của quá trình hội nhập, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến gia đình, tạo nên những biến đổi sâu sắc trên nhiều lĩnh vực, các điều kiện, cơ hội thuận lợi để các gia đình tiếp cận kiến thức giá trị tốt đẹp của các dân tộc, các nền văn hóa khác nhau và kỹ năng tổ chức cuộc sống trong xã hội hiện đại.

Theo đồng chí Phạm Phương Thảo, nguyên Phó Bí thư Thành ủy, nguyên Chủ tịch HĐND TP. Hồ Chí Minh, bên cạnh những biến đổi tích cực, tính độc lập, năng động, sáng tạo của gia đình được phát huy và góp phần quan trọng vào công cuộc đổi mới và phát triển đất nước thì cơ chế thị trường cũng có những tác động tiêu cực đến nhiều lĩnh vực xã hội trong đó có gia đình. Tình trạng ly hôn có xu hướng tăng, bạo lực gia đình cũng không giảm mạnh, hiện tượng bất bình đẳng trong gia đình vẫn còn, những xung đột, kiện tụng tranh chấp từ nội bộ gia đình cùng những cảnh báo tội ác từ những mâu thuẫn gia đình cũng là hiện tượng không thể xem nhẹ của gia đình, xã hội hiện nay.

Cạnh đó, mô hình gia đình truyền thống bị tác động bởi lối sống hiện đại. Gia đình ít người, ít thế hệ cùng chung sống ngày càng nhiều hơn. Do công việc, học hành bận rộn, quan hệ gia đình như lỏng lẻo hơn, bữa cơm chung thiếu vắng những thành viên, người lớn tuổi cảm thấy cô đơn, trẻ nhỏ dán mắt vào màn hình, giao tiếp ảo nhiều hơn...

Đại biểu chia sẻ tham luận tại Hội thảo

Tuy nhiên theo đồng chí Phạm Phương Thảo, dù gia đình truyền thống hay hiện đại, dù có những biến đổi nhất định nhưng sự đùm bọc yêu thương, chăm sóc lẫn nhau vẫn là vĩnh cữu, vẫn là những giá trị truyền thống tốt đẹp có sức sống lâu bền. Các giá trị đạo đức gia đình, giá trị phát triển con người, giá trị văn hóa, cộng đồng từ gia đình vẫn là hành trang quý giá cho các thế hệ con người Việt Nam cần được gìn giữ và phát huy.

Đồng chí Phạm Phương Thảo cho rằng, xây dựng gia đình hạnh phúc bền vững trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập và phát triển là trách nhiệm chung của mỗi cá nhân, của các gia đình và của toàn xã hội. Trong đó, cần coi trọng các giải pháp tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác gia đình, xây dựng và triển khai chiến lược chương trình mục tiêu về phát triển gia đình. Bên cạnh đó, cần quan tâm phát triển kinh tế gia đình, đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phát huy đặc trưng của con người TP.

Cũng cùng quan điểm trên, theo PGS.TS Huỳnh Quốc Thắng, giảng viên cao cấp Khoa Văn hóa học, Đại học KHXHNV- ĐHQG TP, nhằm phát huy đầy đủ các chức năng của gia đình trong thực tế bao gồm chức năng sinh sản, chức năng kinh tế, chức năng văn hóa - giáo dục, cần có những giải pháp mang tính toàn diện, đồng bộ, liên tục với định hướng kế hoạch, điều kiện vật chất rõ ràng.

Trên cơ sở những ý kiến tham luận, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Nguyễn Thọ Truyền cho rằng, cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp cần quan tâm, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện công tác gia đình dựa trên quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước một cách cụ thể thiết thực, xác định công tác gia đình là một trong những nội dung quan trọng trong các kế hoạch và chương trình phát triển kinh tế - xã hội.

Đồng chí Nguyễn Thọ Truyền cũng nhấn mạnh vai trò, nhiệm vụ quan trọng của gia đình trong việc xây dựng nền tảng văn hóa, đạo đức, lối sống con người Việt Nam hiện đại, định hướng giá trị văn hóa, đạo đức trong xây dựng nhân cách giúp con người nhận ra các giá trị đích thực và sức sống lâu bền của các giá trị truyền thống, tiếp thêm sức mạnh, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm bảo vệ giữ gìn các giá trị đó./.

Tin, ảnh: V.Lê

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

  • Mưa lớn gây nhiều thiệt hại tại tỉnh Nghệ An
  • Quy định đổi trả vé tàu Tết Quý Mão 2023
  • Đặc phái viên của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc về an toàn đường bộ sẽ thăm, làm việc Việt Nam
  • Cảnh báo việc bị lừa khi mua vé tàu
  • Bà Rịa - Vũng Tàu biểu dương người cao tuổi phòng, chống tội phạm
  • Trao thư khen của Chủ tịch nước cho thanh niên cứu người đuối nước
  • Hà Nội thực hiện ủy quyền 617 thủ tục hành chính

I/ Đặt vấn đề:

II/ Bài học:

    1) Khái niệm:

- Là những giá trị tinh thần được hình thành từ lâu đời của dân tộc và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

- Dân tộc ta có những truyền thống tốt đẹp như: yêu nước, chống giặc ngoại xâm, đoàn kết, nhân nghĩa, hiếu học, tôn sư trọng đạo...

    2) Ý nghĩa:

- Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là vô cùng quý giá, góp phần tích cực vào quá trình phát triển của dân tộc và mỗi cá nhân.

- Để góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam.

    3) Trách nhiệm:

- Phải tự hào, giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

- Phê phán, lên án, ngăn chặn những hành vi làm tổn hại đến truyền thống dân tộc.

I. Đặt vấn đề

1. Bác Hồ nói về lòng yêu nước của dân tộc ta

2. Chuyện về một người thầy

Gợi ý trả lời câu hỏi:

a) Truyền thống yêu nước của dân tộc ta thể hiện như thế nào qua lời nói của Bác Hồ?

Lòng yêu nước của nhân dân ta được thể hiện:

  • Tinh thần yêu nước sôi nổi
  • Tinh thần đoàn kết chiến đấu bảo vệ đất nước
  • Quyết tâm hi sinh vì đất nước
  • Mọi người tham gia kháng chiến, tăng gia sản xuất…

b) Em nhận xét gì về cách cư xử của học trò Chu Văn An đối với thầy giáo cũ? Cách cư xử đó thể hiện truyền thống gì của dân tộc ta?

  • Phạm Sư Mạnh – dù là một quan lớn trong triều đình nhưng vẫn nhớ ơn, tôn trọng thầy giáo của mình.
  • Vẫn giữ tư cách là một người học trò: lễ phép, tôn trọng, kính trọng thầy giáo. Đó là những biểu hiện đạo đức tốt mà chúng ta cần học tập.

=> Đó chính là truyền thống “tôn sư trọng đạo” tốt đẹp của dân tộc ta.

c) Em hãy kể những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta mà em biết?

  • Những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta: đoàn kết, nhân nghĩa, cần cù lao động, tôn sư trọng đạo, biết ơn, hiếu thảo, hiếu học….

II. Nội dung bài học

* Khái niệm:

  • Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần (những tư tưởng, tính cách, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp…) hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

* Một số truyền thống tốt đẹp:

  • Yêu nước, bất khuất chống giặc ngoại xâm, đoàn kết nhân nghĩa…
  • Về văn hóa: các tập quán, cách ứng xử…
  • Về nghệ thuật: Tuồng, chèo, các làn điệu dân ca…

* Ý nghĩa:

  • Truyền thống tốt đẹp là vô cùng quí giá, góp phần phát triển dân tộc và mỗi cá nhân.
  • Việc thừa kế và phát huy là góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam.

* Trách nhiệm:

  • Tự hào, kế thừa, phát huy
  • Phê phán, lên án, ngăn chặn những hành vi làm tổn thương

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: Những thái độ, hành vi nào sau đây thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc?

  • Tìm đọc tài liệu nói về các truyền thống và phong tục, tập quán của dân tộc.
  • Chê bai những người ăn mặc theo phong cách dân tộc là lạc hậu, là quê mùa.
  • Đánh giá cao, kính phục các nghệ nhân của những nghề truyền thống.
  • Không tôn trọng những người lao động chân tay
  • Sống chỉ biết mình, không quan tâm đến người khác
  • Tích cực tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa
  • Tích cực tìm hiểu lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc
  • Thích xem phim, kịch, nghe nhạc của Việt Nam
  • Sưu tầm những món ăn và kiểu trang phục dân tộc độc đáo
  • Lấy chồng sớm trươc tuổi quy định của pháp luật
  • Tìm hiểu và giới thiệu với mọi người về các lễ hội truyền thống của dân tộc.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2: Em hãy tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa của một truyền thống ở quê em và giới thiệu cho bạn bè cùng biết?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 3: Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây?

  • Truyền thống là những kinh nghiệm quý giá
  • Nhờ có truyền thống, mỗi dân tộc mới giữ được bản sắc riêng
  • Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp, rất đáng tự hào
  • Không có truyền thống, mỗi cá nhân và dân tộc vẫn phát triển
  • Trong thời đại mở cửa và hội nhập hiện nay, truyền thống dân tộc không còn quan trọng nữa.
  • Không được để các truyền thống dân tộc bị mai một, lãng quên.

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 4: Em hãy kể một vài việc mà em và các bạn đã và sẽ làm để góp phần giữ gìn truyền thống tốt đep của dân tộc, của địa phương?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 5: An thường tâm sự với các bạn: “ Nói đến truyền thống của dân tộc Việt Nam, mình có mặc cảm thế nào ấy. So với thế giới, nước mình còn lạc hậu lắm. Ngoài việc truyền thống đánh giặc ra, dân tộc ta có truyền thống nào đáng tự hào đâu?”.

Em có đồng ý với An không? Vì sao? Em sẽ nói gì với An?

=> Xem hướng dẫn giải

Trắc nghiệm công dân 9 bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc (P2)

Video liên quan

Chủ đề