Giới thiệu bản thân khi phỏng vấn công nghệ thông tin

Trong buổi phỏng vấn xin việc bạn phải giới thiệu bản thân với nhà tuyển dụng. Mặc dù phần giới thiệu bản thân khá ngắn nhưng sẽ quyết định ấn tượng của nhà tuyển dụng về bạn. Vậy làm sao để phần giới thiệu bản thân khi phỏng vấn trở nên ấn tượng và giúp bạn tăng cơ hội trúng tuyển? Nếu bạn chuẩn bị tham gia phỏng vấn mà chưa biết nên giới thiệu bản thân trong phỏng vấn ra sao thì hãy tham khảo ngay những chia sẻ của TopCV dưới đây nhé. 

Tại sao phải giới thiệu bản thân khi phỏng vấn?

Nhiều ứng viên rất thắc mắc là tại sao phải giới thiệu bản thân tại buổi phỏng vấn khi mà trong CV xin việc đã có đầy đủ thông tin? Giới thiệu bản thân không phải là điều bắt buộc nhưng là việc làm cần thiết trong bất cứ buổi phỏng vấn nào. Dưới đây là những lý do bạn phải giới thiệu bản thân với nhà tuyển dụng khi tham gia phỏng vấn xin việc: 

Tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng

Tự giới thiệu bản thân trong lần gặp gỡ đầu tiên với nhà tuyển dụng sẽ giúp bạn để lại ấn tượng tốt hơn. Thông qua việc chia sẻ những thông tin tổng quát về bản thân, bạn sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu hơn về mình. Nếu bạn trình bày mạch lạc với những thông tin cụ thể, bạn sẽ tạo được thiện cảm. 

Gia tăng sự tự tin

Tâm lý chung của một số ứng viên khi tham gia phỏng vấn là hồi hộp. Khi bạn giới thiệu bản thân lưu loát, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn, tâm lý cũng thoải mái hơn để trình bày những phần tiếp theo. 

Tại sao phải giới thiệu bản thân khi phỏng vấn?

Tạo được sự khác biệt 

Trong phần giới thiệu bản thân, bạn nên nhấn mạnh những thông tin có lồng ghép điểm mạnh, sở trường của bản thân. Từ đó có thể tạo được sự khác biệt giữa một rừng ứng viên. Nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy hứng thú và tập trung hơn vào phần trình bày của bạn. 

>> Xem thêm: Một số câu hỏi phỏng vấn bằng tiếng Anh "kinh điển" và gợi ý trả lời

Cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn 

Giới thiệu bản thân với nhà tuyển dụng không hề khó nhưng để phần giới thiệu mạch lạc và tạo được ấn tượng tốt thì không phải ứng viên nào cũng có thể làm được. TopCV xin chia sẻ một số cách để bạn có một phần giới thiệu bản thân hoàn hảo: 

Ngắn gọn, trọng tâm

Khi trình bày phần giới thiệu bản thân bạn nên nói thật ngắn gọn và trọng tâm. Việc chia sẻ quá nhiều thông tin không liên quan có thể khiến nhà tuyển dụng đánh giá bạn là người lan man, không logic. Hơn nữa, khi bạn trình bày dài dòng, nhà tuyển dụng sẽ khó xác định được đâu là những thông tin quan trọng nhất mà bạn muốn truyền tải. 

Lồng ghép sở trường và điểm mạnh

Việc thêm sở trưởng và điểm mạnh vào phần giới thiệu sẽ khiến bạn tạo được điểm cộng. Tuy nhiên bạn nên thật khéo léo, không nên quá năng cao những thế mạnh của bản thân, điều này sẽ khiến nhà tuyển dụng đánh giá bạn là người kiêu ngạo, tự tin thái quá. Hãy khiêm tốn và khéo léo để thể hiện những giá trị của bản thân.

Cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn

Chia sẻ những thông tin match với vị trí ứng tuyển

Trước khi đi phỏng vấn bạn cần nghiên cứu kỹ về JD cho vị trí mình sẽ đi phỏng vấn. Khéo léo đưa những thông tin match với vị trí đang còn trống. Ví dụ ở JD có mô tả công việc của nhân viên marketing là xây dựng content tiếng Anh, khi giới thiệu bản thân bạn có thể chia sẻ là người thành thạo 4 kỹ năng hoặc có chứng chỉ tiếng Anh. 

>> Có thể bạn quan tâm: Cách trả lời phỏng vấn xin việc thông minh được lòng nhà tuyển dụng

Gợi ý mẫu giới thiệu bản thân khi phỏng vấn

Phần giới thiệu bản thân hay và ấn tượng phải có đủ những thông tin cần thiết và trọng tâm. Một đoạn giới thiệu bản thân khi phỏng vấn mẫu bạn có thể tham khảo là: 

“Tôi tên là Nguyễn Thị A, năm nay tôi xx tuổi. Tôi tốt nghiệp khoa Marketing trường Đại Học X năm 2017 với tấm bằng Giỏi. Tôi tự nhận thấy mình là người năng động, có trách nhiệm và chịu được áp lực. Tôi thành thạo 4 kỹ năng tiếng Anh và có thể phối hợp làm việc và quản lý đội nhóm. Tôi đã có 2 năm làm việc tại vị trí content Marketing tại một công ty B. Tôi đã tìm hiểu kỹ về vị trí content Marketing tiếng Anh tại quý công ty, rất hy vọng trong thời gian sắp tới có thể có cơ hội gắn bó với công ty”

"Tôi tên là Nguyễn Văn A, cựu sinh viên trường Đại Học X, chuyên ngành CNTT. Tôi đã có 2 năm đảm nhận vị trí lập trình viên Mobile tại tập đoàn Z. Mục tiêu của tôi là trong 1-3 năm tới có thể thăng tiến tới vị trí Senior Mobile Developer. Tôi tự nhận thấy mình là người chịu khó tìm tòi học hỏi, nhạy bén và có trách nhiệm với công việc.”

Gợi ý giới thiệu bản thân trong phỏng vấn

Đó là những tổng hợp của TopCV về cách giới thiệu bản thân khi phỏng vấn, hy vọng thông qua bài viết này bạn có thể biết cách giới thiệu bản thân một cách thông minh để tăng cơ hội trúng tuyển. Ngoài ra, để có thể dễ dàng lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng, bạn cần có một CV ấn tượng. Hãy tạo CV mọi ngành nghề cực chất thông qua công cụ tạo CV online của TopCV.

Ngoài các công cụ tính toán hiệu quả, TopCV cung cấp hàng chục nghìn tin tuyển dụng việc làm hấp dẫn được kiểm chứng và cập nhật liên tục, tại đó bạn sẽ dễ dàng tìm thấy công việc phù hợp với khả năng của mình!

Nguồn ảnh: Sưu tầm

Bản quyền nội dung thuộc về TopCV.vn, được bảo vệ bởi Luật bảo vệ bản quyền tác giả DMCA.
Vui lòng không trích dẫn nội dung trang web khi chưa được sự cho phép của TopCV.

Sự phát triển của lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT) mở ra sự nhiều cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp nhưng cũng đẩy thị trường tuyển dụng ngành IT bước vào sự cạnh tranh gay gắt. Yêu cầu tuyển dụng được nhân tài phù hợp cho những vị trí CNTT khiến các HR phải đau đầu.

Để giúp bạn giảm bớt gánh nặng tuyển dụng, hôm nay Ms Uptalent sẽ chia sẻ đến bạn 15 câu hỏi phỏng vấn ngành CNTT. Qua những câu hỏi này bạn sẽ có thêm công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc tuyển dụng nhân tài.

4 điểm nhà tuyển dụng cần tìm ở ứng viên công nghệ thông tin

Tuyển dụng không đơn giản là việc kiểm tra, đánh giá các kỹ năng và kinh nghiệm của ứng viên. Thực chất tuyển dụng là quá trình bạn tìm kiếm các “dấu hiệu” cho thấy tài năng và sự phù hợp của ứng viên.

Khi tuyển dụng nhân sự ngành công nghệ thông tin, bạn cần tìm 4 điểm sau đây ở ứng viên:

1- Có kiến thức chuyên môn về CNTT


>>>> Xem thêm:Tổng quan các vị trí trong lĩnh vực CNTT (IT)

Đây là điều cơ bản bạn cần tìm kiếm ở ứng viên. Bởi vì lĩnh vực CNTT thuộc phạm trù kỹ thuật công nghệ. Nên những người muốn làm việc trong lĩnh vực này cần có hiểu biết rộng về các kiến thức chuyên môn như máy tính, phần mềm, internet, web server,… Đồng thời còn phải hiểu rõ về các sản phẩm, thiết bị liên quan đến công nghệ để có thể làm việc hiệu quả nhất và tiết kiệm thời gian cũng như chi phí làm việc.

2. Đam mê công nghệ

Lĩnh vực công nghệ có đặc điểm là luôn phát triển và thay đổi nhanh chóng. Vì vậy chỉ những ứng viên có niềm đam mê bất tận với công nghệ mới có thể làm việc lâu dài và hiệu quả.

Nguyên do là vì sự đam mê sẽ thôi thúc người làm CNTT khám phá các xu thế mới để không bị lạc hậu. Quan trọng hơn, điều này sẽ giúp họ giải quyết những vấn đề liên quan đến các thiết bị và công nghệ mới tốt nhất.

3- Ham học hỏi

Ngành CNTT được đánh giá có sự đào thải rất mạnh mẽ. Những nhân sự không liên tục “làm mới” bản thân sẽ khó trụ vững trong ngành. Do đó khi tuyển dụng nhân sự CNTT bạn cần tìm kiếm những ứng viên luôn nỗ lực học hỏi để khẳng định giá trị bản thân.

4- Ngoại ngữ và kỹ năng mềm

Những việc làm hấp dẫn

Technical Account Manager

TP.HCM, Vũng Tàu, Đồng Nai Dầu khí/Khoáng sản , Hóa chất/Sinh hóa, Bán hàng Hóa chất

IE Staff

TP.HCM, Bình Dương , Đồng Nai Dệt may/ Sợi/ Giầy da, Sản Xuất , Kỹ sư Công Nghiệp (IE)/Cải tiến sản xuất

Trưởng Phòng Quản Lý Kế Hoạch Sản Xuất

Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh Quản lý điều hành , Sản Xuất , Viễn Thông / Điện tử

Trưởng Phòng Mua Hàng

Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên Mua hàng/Chuỗi Cung Ứng , Viễn Thông / Điện tử, Xuất nhập khẩu

Accounting Supervisor

Nghệ An, Ninh Bình, Thanh Hoá Kế toán/Tài chính/Kiểm toán , Thực phẩm/Dịch vụ ăn uống , Sản Xuất

Quan niệm người làm IT không cần giỏi ngoại ngữ và các kỹ năng mềm đã quá lỗi thời. Trong xu thế phát triển của nền kinh tế hiện đại, thành thạo ngoại ngữ và các kỹ năng mềm như giao tiếp, thuyết trình, quản lý công việc, làm việc nhóm,.. là vô cùng quan trọng.

Muốn có một đội ngũ nhân sự IT chuyên nghiệp với năng lực mạnh mẽ chắc chắn bạn không thể gạt bỏ kỹ năng ngoại ngữ và kỹ năng mềm. Bởi vì không giỏi ngoại ngữ họ sẽ không thể hiểu được các tài liệu nước ngoài về công nghệ, phần mềm, viết code,… Với kỹ năng mềm yếu kém họ sẽ khó lòng trình bày và giải thích những vấn đề công nghệ cho người không chuyên, từ đó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.

15 câu hỏi phỏng vấn ngành công nghệ thông tin

Bên cạnh việc xây dựng kế hoạch và quy trình tuyển dụng hợp lý, bạn còn cần chuẩn bị danh sách câu hỏi phỏng vấn phù hợp để nhận diện được ứng viên tài năng. Sau đây là 15 câu hỏi phỏng vấn ngành công nghệ thông tin có thể hỗ trợ đắc lực cho bạn.

1- Bạn thường sử dụng những nguồn nào từ internet để hỗ trợ cho công việc?

Hầu hết người làm trong ngành CNTT đều có lựa chọn riêng cho mình về các website, cộng đồng trực tuyến, nguồn dữ liệu trực tuyến và các nguồn thông tin khác dựa trên sở thích của họ. Vì vậy, khi hỏi câu này bạn sẽ khám phá được mức độ hòa nhập vào cộng đồng IT của ứng viên.

2- Bạn thường làm gì để rèn luyện các kỹ năng công nghệ?

Một ứng viên CNTT chuyên nghiệp sẽ coi trọng việc rèn luyện và phát triển kiến thức của bản thân qua việc tham gia các khóa học, đọc các blog chuyên ngành hoặc tham gia diễn đàn. Do đó câu hỏi phỏng vấn này sẽ giúp bạn đánh giá được sự chuyên nghiệp và nhiệt tình của ứng viên với nghề CNTT.

3- Bạn sẽ giải thích về công nghệ như thế nào cho người không có chuyên môn dễ hiểu nhất?

Một trong những nhiệm vụ của người làm nghề IT là phải giải thích được các vấn đề công nghệ đơn giản và dễ hiểu nhất cho những người không có chuyên môn hiểu được. Cho nên khi hỏi câu này bạn sẽ kiểm tra được khả năng giao tiếp, trình bày và giải thích vấn đề của ứng viên. Bạn cần xem xét xem ứng viên có thể giải thích đơn giản mà không lạm dụng các từ viết tắt hay tối nghĩa hay không.


>>>> Có thể bạn quan tâm:CTO là gì? Tất tần tật về Chief Technology Officer

4- Theo bạn đâu là những phẩm chất quan trọng để người làm CNTT có thể thăng tiến?

Loại câu hỏi này sẽ giúp bạn kiểm tra xem ứng viên nghĩ thế nào về công việc và họ có thể mang đến những gì cho công việc của mình. Đồng thời câu hỏi này cũng có thể giúp bạn tìm hiểu cách ứng viên giải quyết vấn đề, sự tỉ mỉ, giao tiếp và các kỹ năng công việc khác.

5- Bạn hãy kể về những thất bại trong công việc mà bạn đã gặp phải?

Gặp thất bại trong công việc là điều rất bình thường. Tuy nhiên một sự khác biệt giữa ứng viên xuất sắc và các ứng viên khác là họ luôn biết cách dùng những thất bại đó làm bàn đạp để phát triển.

Khi hỏi câu này bạn sẽ biết được cách ứng viên xử lý tình huống và những bài học họ học được từ sự thất bại.

6- Vì sao bạn chọn làm việc trong ngành IT?

Câu hỏi này sẽ giúp bạn tìm hiểu về tính cách của ứng viên và quan điểm nghề nghiệp của họ. Một ứng viên phù hợp sẽ thể hiện sự hiểu biết về công việc và động lực làm việc của họ. Họ sẽ chứng tỏ được vì sao họ lại khác biệt so với các ứng viên khác.

7- Bạn đánh giá cao sản phẩm công nghệ nào? Vì sao?

Đây là một câu hỏi giúp bạn đánh giá mức độ chuyên môn của ứng viên cũng như thái độ nghề nghiệp của họ.

Bạn cần tìm 2 điều sau trong câu trả lời của ứng viên. Thứ nhất sản phẩm đó phải thể hiện được định hướng nghề nghiệp và lĩnh vực mà họ quan tâm hoặc muốn theo đuổi. Thứ hai phần đánh giá phải thể hiện được trình độ hiểu biết, quan điểm cá nhân và định hướng phát triển của họ.

8- Khi có sự bất đồng quan điểm giữa thành viên trong nhóm với Leader, bạn sẽ làm như thế nào?

Đây là câu hỏi giúp bạn đánh giá khả năng giải quyết tình huống, thái độ làm việc, khả năng tương tác với đồng nghiệp và thích ứng với văn hóa công ty của ứng viên.

Bạn cần tìm kiếm sự cầu thị và thái độ hợp tác của ứng viên qua câu trả lời của họ. Đồng thời sự thẳng thắn và chuyên nghiệp của ứng viên cũng là điều bạn cần đề cao.

9- Kế hoạch sự nghiệp của bạn trong 5 năm tới là gì?

Câu hỏi này sẽ giúp bạn đánh giá sự nghiêm túc với nghề nghiệp của ứng viên và sự phù hợp của họ với định hướng phát triển của công ty.

10- Bạn mong đợi điều gì ở công việc này?

Với câu hỏi này bạn sẽ đánh giá được sự hiểu biết của ứng viên về công ty và biết được nguyện vọng của họ đối với công việc.

11- Theo bạn đâu là nguyên nhân mang lại thành công cho bạn trong công việc?

Khi hỏi câu này bạn sẽ tìm hiểu được phương thức và phong cách làm việc của ứng viên. Đồng thời cũng biết được cách ứng viên nhìn nhận và đánh giá những thành công của họ.

12- Bạn thường sắp xếp và quản lý công việc như thế nào?

Bạn chắc chắn không muốn tuyển dụng một nhân viên “ngồi chơi qua ngày” phải không nào. Do đó hãy đặt câu hỏi này để tìm hiểu cách ứng viên tổ chức công việc và sử dụng thời gian. Câu hỏi này cũng cho bạn biết ứng viên có phải người chủ động trong công việc hay không.

13- Bạn đã có những kinh nghiệm gì liên quan đến công việc này?

Đây chính là một câu hỏi tuyệt vời giúp bạn khám phá xem ứng viên có những kinh nghiệm phù hợp với vị trí bạn đang tuyển hay không.

14- Bạn thích và không thích điểm gì ở công việc này?

Câu hỏi này sẽ giúp bạn tìm hiểu được thế mạnh và điểm yếu của ứng viên.

15- Bạn sẽ làm gì để đảm nhận những trách nhiệm lớn hơn trong công việc?

Đây là câu hỏi sẽ cho bạn biết ứng viên có phải người quan tâm đến việc phát triển các chuyên môn nghiệp vụ và có tinh thần cầu tiến hay không.

Mẫu tuyển dụng một số vị trí ngành công nghệ thông tin

1- Trưởng phòng IT


>>> Bạn xem thêm:Trưởng phòng IT - lầm tưởng và sự thật

2- Kỹ sư IT

3- Chuyên viên vận hành Core (.Net, Ms Sql)

4- Lập trình viên Front-End

5- Data Scientist

Trên đây là 15 câu hỏi phỏng vấn ngành công nghệ thông tin và một số gợi ý bạn đọc có thể tham khảo khi cần tuyển dụng nhân sự cho doanh nghiệp của mình. Hy vọng bạn sẽ có sự chuẩn bị tốt nhất và “săn” được nhân tài phù hợp. Hãy tiếp tục theo dõi Uptalent để khám phá những câu hỏi phỏng vấn thú vị khác nhé!

------------------------------------

HRchannels - Headhunter - Dịch vụ tuyển dụng cao cấp

Hotline: 08. 3636. 1080

Email: /

Website: //hrchannels.com/

Địa chỉ: Tòa MD Complex, 68 Nguyễn Cơ Thạch, Nam Từ Liêm, Hà Nội, Việt Nam

Nguồn ảnh: internet


Video liên quan

Chủ đề