Giờ mặt trời là giờ như thế nào

Vũ trụ. Hệ quả các chuyển động của Trái Đất

Câu 6: Phân biệt giờ địa phương và giờ khu vực. Tại sao trên Trái Đất lại có đường chuyển ngày quốc tế?

Lời giải

* Phân biệt giờ địa phương và giờ khu vực

– Giờ địa phương:

+ Ở cùng một thời điểm, mỗi địa phương có một giờ riêng.

+ Giờ địa phương được thống nhất ở tất cả các địa điểm nằm trên cùng một kinh tuyến. Nó được xác định căn cứ vào vị trí của Mặt Trời trên bầu trời nên còn gọi là giờ Mặt Trời.

– Giờ khu vực:

+ Để tiện cho việc tính giờ và giao lưu quốc tế, người ta quy định giờ thống nhất cho từng khu vực trên Trái Đất (quy ước 24 khu vực theo kinh tuyến gọi là 24 múi giờ, giờ chính thức là giờ địa phương của kinh tuyến đi qua chính giữa khu vực)

+ Các múi giờ đánh số từ 0 đến 24. Khu vực đánh số 0 gọi là khu vực giờ gốc (có đường kinh tuyến gốc đi qua đài thiên văn Grinuych ở Anh).

* Giải thích

– Trái Đất hình cầu nên khu vực giờ 0 và 24 trùng nhau. Vì thế, cần có đường chuyển ngày quốc tế.

– Người ta quy định lấy kinh tuyến 180° qua giữa múi giờ số 12 ở Thái Bình Dương làm đường đổi ngày quốc tế. Nếu đi từ phía tây sang phía đông qua kinh tuyến 180° thì lùi lại một ngày lịch, còn đi từ phía đông sang phía tây qua kinh tuyến 180l) thì tăng thêm một ngày lịch.

Giờ địa phương là gì,Giờ địa phương ở Mỹ,Gió địa phương là gì,Thế nào là giờ múi,Địa phương là gì,Giờ múi la gì

Bạn đang tìm kiếm đáp án của câu hỏi Giờ địa phương là gì, giờ GMT là gì vậy thì bạn đã vào đúng nơi đúng lúc bởi vì bài viết này sẽ giúp bạn có được câu trả lời đúng và chuẩn xác nhất cho vấn đề mà bạn đang quan tâm.


Chào mừng các bạn đến với blog Thành cá đù chấm com. Tôi có đặt quảng cáo để có kinh phí duy trì blog hoạt động, bạn có thể làm ơn tắt chương trình chặn quảng cáo - Adblock cáo giúp tôi nhé. Cảm ơn.

Thời điểm hiện tại có nhiều bạn đang quan tâm đến Giờ địa phương nghĩa là gì, tôi cũng có cùng mối quan tâm đó và có dành thời gian để tìm ra một số lời giải, mời các bạn cùng tham khảo nhé.

Giờ địa phương là giờ được xác định riêng cho mỗi địa phương nằm ở một kinh độ xác định. Tại những nơi nằm trên cùng một kinh tuyến (cùng kinh độ), góc của giờ Mặt Trời (hay góc giờ của điểm xuân phân) có giá trị như nhau.

Nếu hai địa phương có hiệu số kinh độ khác nhau, thì góc giờ của một thiên thể nào đó quan sát tại hai nơi ấy cùng một thời điểm vật lí cũng khác nhau. 

Hà Nội có kinh độ 105°52', Hải Phòng có kinh độ 106°43', thì giờ địa phương của Hải Phòng lớn hơn giờ địa phương của Hà Nội là: 106°43' - 105°52' = 51' = 3 phút 24 giây.

Giờ địa phương chỉ có ý nghĩa trong quan trắc thiên văn, không thích hợp với đời sống bình thường. 

Giờ địa phương ở Mỹ chia làm 9 múi giờ chính sau:

  1. UTC-4 Giờ chuẩn Đại Tây Dương (Atlantic Standard Time)
  2. UTC-5 Giờ chuẩn miền Đông (Eastern Standard Time) – màu đỏ
  3. UTC-6 Giờ chuẩn miền Trung (Central Standard Time) – màu vàng
  4. UTC-7 Giờ chuẩn miền núi (Mountain Standard Time) – màu xanh lá
  5. UTC-8 Giờ chuẩn Thái Bình Dương (Pacific Standard Time) – màu cam
  6. UTC-9 Giờ chuẩn Alaska (Alaska Standard Time)
  7. UTC-10 Giờ chuẩn Hawaii-Aleut (Hawaii-Aleutian Standard Time)
  8. UTC-11 Giờ chuẩn Samoa
  9. UTC+10 Giờ chuẩn Chamorro

Gió địa phương là hiện tượng khi các loại gió thổi từ các vùng khác nhau đến Việt Nam chịu ảnh hưởng địa hình và có những đặc điểm khác ban đầu.

Địa phương là vùng, khu vực trong quan hệ với trung ương với cả nước, là một phần của lãnh thổ quốc gia. Địa phương được chia thành nhiều cấp khác nhau.

Địa phương có thể là tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, có thể là huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, có thể là xã phường, thị trấn.

Thế nào là giờ múi, múi giờ hay còn được gọi là giờ địa phương, là một vùng được quy ước sử dụng cùng một thời gian tiêu chuẩn.

Tại một thời điểm xác định trên Trái Đất, một nửa bán cầu được mặt trời chiếu sáng là buổi sáng, nửa còn lại là buổi tối. Để dễ dàng hơn trong việc tính toán giờ giấc từ vùng này sang khác, người ta chia Trái Đất thành các phần bằng nhau bởi 24 đường kinh tuyến. Mỗi một phần cách nhau một giờ.

Kinh tuyến số 0 là kinh tuyến đi qua Đài thiên văn Hoàng gia Anh tại Greenwich, Luân Đôn. Vì vậy, múi giờ nước Anh là múi giờ 0, hay còn gọi là múi giờ gốc (hay còn gọi là giờ quốc tế). Các múi giờ trên thế giới sẽ xác định bằng độ lệch so với giờ gốc.

Giờ UTC viết tắt của Coordinated Universal Time hay thường được gọi là Giờ Phối hợp Quốc tế, được văn phòng cân đo Quốc tế (BIPM) đề xuất làm cơ sở pháp lý để định vị thời gian. Đây được xem là chuẩn quốc tế về ngày giờ thực hiện bằng phương pháp nguyên tử. Trên thế giới được chia khoảng 24 múi giờ, một số khu vực, quốc gia chia thời gian thành 1/2 theo địa lý.

Ngoài ra, giờ UTC được tính toán dựa trên một phần giờ trung bình Greenwich (GMT) do hải quân Anh đặt ra.

GMT là từ viết tắt của cụm Greenwich Mean Time (giờ Mặt Trời), giờ GMT là giờ trung bình hàng năm dựa vào thời gian mỗi ngày khi Mặt trời đi qua kinh tuyến gốc tại Đài thiên văn Hoàng gia Anh..

Giờ GMT chính thức trở thành giờ thế giới vào năm 1884, do Hội Đo lường Quốc tế thống nhất. Như vậy, giờ các nước trên thế giới lần đầu tiên đã có sự quy định thống nhất.

Giờ GMT được tính căn cứ theo sự chuyển động của trục Trái Đất (coi là tròn) trong 1 ngày. Bắt đầu tính từ 12h trưa hôm trước đến 12h trưa ngày hôm sau.

Lịch sử của múi giờ GMT được bắt đầu vào năm 1656, khi Christiaan Huygens - người Anh phát minh ra đồng hồ quả lắc. Từ đó, người ta có thể tìm ra mối quan hệ giữa thời gian trung bình (đồng hồ) và thời gian mặt trời. Đến đầu năm 1670 John Flamsteed đã đưa ra công thức chuyển đổi thời gian mặt trời thành thời gian trung bình và xuất bản một bộ các bảng chuyển đổi. 

30 năm sau, Nhà thiên văn học Hoàng gia Nevil Maskelyne đã mang GMT đến với nhiều người hơn. Tuy vậy đến giữa thế kỉ 19, đa số nhiều quốc gia trên thế giới vẫn sử dụng giờ địa phương không theo quy chuẩn, quy định nào.

Đến năm 1885, 95% các đồng hồ thời gian tại Anh đã dùng múi giờ này, sau đó thì chính thức đưa vào luật.

Giờ Trái Đất được chia thành 24 múi, giới hạn bởi 24 kinh tuyến nằm cách đều nhau (cách nhau 15° hay 1 h). Các địa phương nằm trong cùng một múi dùng thống nhất một giờ. 

Bài viết này tôi đã giải thích các câu hỏi Giờ địa phương là gì,Giờ địa phương ở Mỹ,Gió địa phương là gì,Thế nào là giờ múi,Địa phương là gì,Giờ múi la gì. Hi vọng bạn sẽ hài lòng với đáp án này. Bạn có thể đóng góp thêm bằng cách bình luận bên dưới.

Trong cuộc sống không phải cái gì, nghĩa là gì bạn cũng biết; có người đã vẽ một hình tròn trên cát và khẳng định rằng "Những gì tôi biết chỉ là phần bên trong của hình tròn này".

Blog Thành cá đù chấm com cũng chỉ là một trang blog nhỏ giữa hàng tỉ trang blog trên mạng thế giới. Tôi đã dành nhiều thời gian lục lọi, bỏ hàng giờ lang thang trên các địa chỉ web, đọc kỹ từng chủ đề, từng bài post.. đế có được những bài viết cung cấp nhiều kiến thức thú vị, bổ ích cho các bạn.

Bạn có thể lựa cho mình một món hàng đang giảm giá theo địa chỉ tôi để bên dưới nhé, còn chờ gì nữa. Mua đồ dùng qua liên kết bên dưới là góp phần ủng hộ tôi có kinh phí tiếp tục duy trì blog này. Chân thành cảm ơn

Disclaimer: Bài viết được Thành cá đù tổng hợp từ nhiều nguồn nhằm mang lại cái nhìn tổng quan nhất, trong bài viết này tôi có đưa vào các quan điểm cá nhân. Nếu bạn có thắc mắc về vấn đề bản quyền hoặc nội dung, vui lòng để lại bình luân bên dưới bài viết này hoặc gửi mail cho chúng tôi.

Thành cá đù chấm com chúc các bạn luôn vui vẻ, gặp nhiều may mắn trong cuộc sống và kiếm được thật nhiều tiền.

Cách tính giờ trên trái đất.   

Có 1 số ví dụ cụ thể để các bạn nắm kĩ hơn.   

Chúc các bạn thành công.  

Tải app iDiaLy.com cài vào điện thoại của bạn để không hiện quảng cáo nhé



1.    Phương trình thời gian

Hiệu số giữa Mặt Trời trung bình (T­m) và giờ Mặt trời thực (To) tính ở một thời điểm nào đó gọi là phương trình thời gian. Quan sát góc giờ của Mặt Trời ta được giờ Mặt Trời thực To  và cộng thêm trị số của  h tính thời điểm quan sát ta sẽ được giờ Mặt trời trung bình.

h = Tm - To

hay  Tm  =  h + To


2. Giờ địa phương và kinh độ Địa lý

Tại một thời điểm vật lý, hiệu giờ địa phương của hai nơi bằng hiệu kinh độ của hai nơi đó (tính theo đơn vị thời gian)

                               S1 – S2 = l1 - l2

Trong đó: S1 – S2: là hiệu giờ địa phương

                l1 - l2: là hiệu giữa hai kinh tuyến

3. Giờ múi, giờ quốc tế

Tại cùng một thời điểm vật lý nếu giờ quốc tế là T0 thì giờ ở múi số M sẽ là : TM = T0 + M

4. Giờ múi, giờ địa phương: (giờ địa phương - giờ trung bình Mặt Trời)

Giữa giờ múi và giờ địa phương có mối quan hệ đó là: Giờ của múi là giờ địa phương của kinh tuyến giữa múi. Như vậy khi biết giờ múi của một kinh độ, có thể xác định được giờ địa phương hoặc ngược lại biết giờ địa phương xác định được giờ múi.

TM = Tm   ±  Dt

Hay Tm  = TM ± Dt

Trong đó: TM  là giờ múi;  Tm  là giờ địa phương hay giờ trung bình Mặt Trời; Dt là khoảng chênh lệch thời gian giữa kinh độ giữa múi và kinh độ cần xác định hoặc kinh độ cho trước.

Căn cứ vào kinh độ đứng trước hay sau kinh độ giữa múi đồng thời kinh độ đó ở bán cầu Đông hay bán cầu Tây mà có thể (+) hay (- ).

Ví dụ: Tại múi số 7 có giờ múi là 8h. Hãy cho biết giờ múi và giờ trung bình Mặt Trời cùng thời điểm đó tại trạm có kinh độ là 420 52’ Đ và 42052’T?

Bài Giải

        - Giờ múi : Múi số 7 là 8h

                   + 42052’Đ thuộc múi số 3, cách múi 7 là 4 múi, sẽ có giờ múi là:

8h – 4h = 4h

                    + 42052’T thuộc múi số 21, cách múi 7 là 14 múi, sẽ có giờ múi là:

8h +14h = 22h

        - Giờ trung bình Mặt Trời:

  Kinh tuyến giữa múi 3 là 450 cách 42052’ là 208’ = 4’16’’

  Tại 42052’ Đ có giờ TBMT là: 4h – 4’16’’ = 3h55’44’’

 Tại 42052’ T có giờ TBMT là: 22h + 4’16’’ = 22h4’ 16’’

- Kết quả: 42052’Đ có giờ múi là: 4h, giờ địa phương là: 3h55’44’’ 

              42052’T có giờ múi là: 22h, giờ địa phương là: 22h4’16’’


5. Công thức tính giờ: Tm = To + m

Trong đó:

  • Tm: giờ múi
  • To:giờ GMT
  • m: số thứ tự của múi giờ

Thiết lập công thức tính múi giờ:

Ở Đông bán cầu : m=(kinh tuyến Đông): 150

Ở Tây bán cầu: 2 cách

Cách 1: m=(3600 - Kinh tuyến Tây): 150

Cách 2: m = 24 - (Kinh tuyến Tây): 150

Áp dụng: Cho biết ở kinh tuyến số 1000Đ ,1000T, 1150T, 1760Đ thuộc múi giờ số mấy?

Bài làm

Kinh tuyến 1000Đ thuộc múi giờ: 1000 : 15 = 6,66 ( làm tròn số theo quy tắc toán học là 7).

Kinh tuyến 1000T thuộc múi giờ: (3600 - 1000) : 15 = 17 nên thuộc múi giờ số 17.

Hoặc 24 - 7 = 17 => 17 - 24 = -7 (nghĩa là múi giờ thuộc kinh tuyến 1000T là -7). Kinh tuyến 1150T thuộc múi giờ: (3600 - 1150) : 15 = 16 thuộc múi giờ số 16

Hoặc 24 - 8 = 16 => 16 - 24 = - 8

Kinh tuyến 1760Đ thuộc múi giờ: 176 : 15 = 12.

Tương tư tính múi giờ các nước sau:

NướcKinh độMúi giờ
Braxin450T21
VN1050Đ7
Anh000
Nga450Đ3
Mỹ1200T16
Ac hen ti na600T20
Nam Phi300Đ2
Dăm bi a150T23
Trung Quốc1200Đ8

Tính giờ:

  • Giờ… ( giờ đã biết) “+”; “-” ( khoảng cách chênh lệch 2 múi giờ)-> “+” khi tính về phía đông, “-” tính về phía tây.
  • Tính giờ các nước = giờ nước ta +/- số múi. Dấu “+” nếu nước đó ở bên phải nước ta, dấu “-” nếu nước đó ở bên trái nước ta.

Tóm lại:

  • Giờ phía Đông = Giờ gốc+ khu vực giờ địa phương( múi giờ)
  • Giờ phía Tây =khu vực giờ địa phương(múi giờ)- giờ gốc

Ví dụ:     Khi ở kv giờ gốc là 12 giờ thì lúc đó ở nước ta là 19 giờ (12 + 7 = 19)

Khi ở kv giờ gốc là 12 giờ thì lúc đó ở Niu Iooc là 7 giờ (19 - 12  = 7)

Khi ở kv giờ gốc là 12 giờ thì lúc đó ở Mat-xcơ-va là 15 giờ (12 + 3 = 15)

Khi ở kv giờ gốc là 12 giờ thì lúc đó ở Niu đê li là  17 giờ (12 + 5 = 17)

Khi ở kv giờ gốc là 12 giờ thì lúc đó ở  Bắc Kinh là 20 giờ (12 + 8 = 20)

Khi ở kv giờ gốc là 12 giờ thì lúc đó ở Tô ki ô là 21 giờ (12 + 9 = 21)

* Tính ngày:

- Cùng bán cầu không đổi ngày.

- Khác bán cầu đổi ngày theo quy luật của kinh tuyến 1800 ( bán cầu Tây sang bán cầu Đông lùi 1 ngày và ngược lại).

 Bảng chuyển đổi từ múi giờ 13 đến 23 ra múi giờ âm

Múi giờĐổi (giờ đêm)
13-11
14-10
15-9
16-8
17-7
18-6
19-5
20-4
21-3
22-2
23-1

VD : Vào lúc 19h ngày 15.2.2006 tại Hà Nội khai mạc SEAGAME 22. Hỏi lúc đó là mấy giờ, ngày bao nhiêu tại các địa điểm sau:

Xeun:120oĐ; Matxcơva : 300Đ ; Pari : 200Đ; Lot Angiơ let : 1200T (Biết Hà Nội :1050Đ)

Bài làm:

- Hà Nội thuộc múi giờ :(105 : 15)=7

Xeun thuộc múi giờ : 120:15= 8

Khoảng cách chênh lệch giữa Xeun và HN là 8 – 7 = 1 .

- Vì giờ HN lúc đó là 19 giờ ngày 12.5.2006

Giờ của Xeun 19 + 1 =20h ngày 12.5.2006 .

- Pari thuộc múi giờ 0 (=24h). Kc chênh lệch từ HN và Pari :7 – 0 =7.

Giờ của Pari 19 - 7 =12h ngày 15.2.2006

- Matxcơva thuộc múi giờ : 30 : 15 = 2

Kc chênh lệch từ HN đến Matxcơva :7 – 2 = 5 .

Giờ của Matxcơva  19 - 5 =14h ngày 15.2.2006

- Lot Angiơ let thuộc múi giờ : (360- 120) : 15 = 16

Kc chênh lệch từ HN đến  Lot Angiơ let:16 – 7 = 9 .

Giờ của Lot Angiơ let  19 + 9  =28h – 24h = 4h ngày 16.2.2006

VD:  Một chiếc máy bay cất cánh tại sân bay Tân Sơn Nhất lúc 6h ngày 1/3/2006 đến Luân Đôn sau 12h bay, máy bay hạ cánh.

Tính giờ máy bay hạ cánh tại Luân Đôn thì tương ứng là mấy giờ, ngày nào tại các địa điểm sau:

Vị tríTokyoNew DeliXitniWashingtonLotAngiolet
Kinh độ1350Đ750Đ1500Đ750Đ1200T
Giờ
Ngày, tháng

Bài làm

Hướng dẫn:

  • Để biết giờ ở các địa điểm trên, thì ta phải biết giờ ở London.
  • Tân Sơn Nhất (múi giờ số 7), London (múi số 0) (=24h). Khoảng cách chênh lệch từ Tân Sơn Nhất và London: 0 – 7 = -7h.
  • Khi máy bay xuất phát thì giờ ở London là: 6- 7 = -1h( 23h ngày 28/2).Lúc đó ở Anh đang là 23h ngày 28/2.
  • Sau 12h bay ( 23 + 12 = 35h – 24h = 11h ngày 1/3 ) máy bay đến Anh lúc 11h ngày 1/3/2006
  • Khi biết giờ ở London thì ta sẽ tính được giờ tương ứng.

Ví dụ: Khi ở London là 11h thì giờ ở Tokyo là:

London cách Tokyo: 0+9=9 múi giờ.

  • 11+9=20h ngày 1/3/2006.
  • Tương tự ta tính giờ các địa điểm còn lại ta được bảng kết quả sau:
Vị tríTokyoNew DeliXitniWashingtonLotAngiolet
Kinh độ1350Đ750Đ1500Đ750Đ1200T
Giờ20h16h21h6h3h
Ngày, tháng1/3/20061/3/20061/3/20061/3/20061/3/2006


...............................................................

BÀI TẬP ỨNG DỤNG TÍNH GIỜ

Bài 1.

Giờ múi của Việt Nam là 15h. Hãy xác định giờ múi của kinh tuyến 780 Đ, 780T, 600Đ, 600T, 240Đ, 240T.

Bài 2.

Tại kinh độ 30038’Đ, giờ múi là 10h 24’. Hãy tính giờ múi và giờ trung bình Mặt trời cùng thời điểm đó ở nơi có kinh độ 48015’Đ, 48015’T và 100054’Đ, 100054’T

Bài 3.

Giờ Múi tại trạm có kinh độ 64020’Đ là 12h25’. Tính giờ trung bình Mặt Trời và giờ múi cùng thời điểm đó tại nơi có kinh độ 1130Đ, 1130T.

Bài 4.

Tại khu vực có kinh độ 60028’, giờ múi là 11h25’. Tính giờ trung bình Mặt Trời và giờ thực Mặt Trời cùng thời điểm đó, biết phương trình thời gian là -5’.

Bài 5.

Một trạm có kinh độ 40050’, giờ trung bình Mặt Trời là 14h 54’ tính giờ múi và giờ thực của Mặt Trời cùng thời điểm đó, biết phương trình thời gian là - 8.

Bài 6.

Thời gian mà tín hiệu truyền từ Lêningrát là 12h. Trên đồng hồ ở trạm có kinh độ là 92040’Đ chỉ là 15h15’ giờ trung bình Mặt trời và 16h03’ giờ múi. Tính sai số đồng hồ.

Bài 7.

Một con tàu trên Ấn Độ Dương nằm ở vùng có kinh độ là 84040’Đ, nhận được tín hiệu thời gian phát đi từ Greenwish là 10h. Khi đó đồng hồ trên tàu chỉ 13h50’ giờ Matxcơva và chỉ 16h02’ giờ múi. Tính sai số đồng hồ.

Bài 8.

Giờ trung bình mặt trời đi qua 84030’Đ là 13h20’, tính giờ múi và giờ trung bình Mặt Trời tại kinh độ 143020’Đ và 143020’T.

Bài 9.

Một nhóm nhà khoa học lạc trong rừng không có đồng hồ nhưng có máy đo kinh vĩ, họ có thể xác định giờ địa phương và giờ múi trong cùng một thời điểm tại nơi họ đang đứng bằng cách nào?

Bài 10.

Tại kinh độ 23o32’Đ, giờ múi là 14h24’. Tính giờ múi và giờ trung bình Mặt Trời cùng thời điểm đó ở nơi có kinh độ 58o15’ và  112o9’?

Bài 11.

Ở kinh độ 840 40’Đ, có giờ hiến pháp ở Matxcơva là 13h50’, giờ múi là 16h02’, giờ quốc tế là 10h. Tính sai số đồng hồ.

Bài 12.

Một trận bóng đá được tổ chức tại Anh vào lúc 20h ngày 15/10/2008, thì Hà Nội và Oasinhtơn là mấy giờ và vào ngày nào? Biết nước Anh ở múi giờ số 0, Hà Nội múi giờ số 7, Oasinhtơn múi giờ số 19.

Bài 13.

Một bức điện được đánh đi từ Hà Nội đến Oasinhtơn lúc 5 giờ sáng ngày 20-10-2008. Sau 2 giờ trao đến tay người nhận, hỏi lúc đó ở Oasinhtơn là mấy giờ?

Bài 14.

Một chuyến máy bay bay từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Pari vào lúc 2 giờ sáng ngày 1/1/2008, 5giờ sau máy bay hạ cánh xuống Pari. Hỏi  lúc đó ở Pari là mấy giờ?

Bài 15.

Một trận bóng đá giữa Liverpool và Realmandrid diễn ra ở sân vận động tại Anh lúc 15h ngày 15/3/2008. Hỏi thủ đô một số nước sau đây là ngày, giờ nào?

- Hà Nội (múi giờ thứ 7)

- Bắc Kinh (múi giờ thứ 8)

- Matxcơva (múi giờ số 2)

- Oasinhtơn (múi giờ số 19)

...............
Website/apps: iDiaLy.com
Group:idialy.HLT.vn
Fanpage: dialy.HLT.vn

iDiaLy.com - Tài liệu Địa Lý miễn phí

Video liên quan

Chủ đề