Giáo trình Xã hội học pháp luật Đại học Luật TP HCM

Mục lục bài viết

  • 1. Giới thiệu tác giả
  • 2. Giới thiệu hình ảnh sách
  • 3. Tổng quan nội dung sách
  • 4. Đánh giá bạn đọc
  • 5. Kết luận

1. Giới thiệu tác giả

"Giáo trình xã hội học đại cương" của Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh do TS. Phạm Đức Trọng làm chủ biên, cùng sự tham gia biên soạn của tập thể tác giả là giảng viên tại trường.

Tập thể tác giả gồm:

1. TS. Phạm Đức Trọng

2. ThS. Nguyễn Hữu Túc

3. ThS. Hoàng Thế Cường

2. Giới thiệu hình ảnh sách

Giáo trình Xã hội học pháp luật Đại học Luật TP HCM

Giáo trình xã hội học đại cươngcủa Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh

Tác giả:TS. Phạm Đức Trọng (chủ biên)

Nhà xuất bản Hồng Đức - Hội luật gia Việt Nam

3. Tổng quan nội dung sách

Xã hội họclàkhoa họcvề các quy luật và tính quy luật xã hội chung, và đặc thù của sự phát triển và vận hành của hệ thống xã hội xác định về mặt lịch sử; là khoa học về các cơ chế tác động và các hình thức biểu hiện của các quy luật đó trong các hoạt động của cá nhân, các nhóm xã hội, các giai cấp và các dân tộc.

Xã hội học là mônkhoa học xã hộicòn rất non trẻ, mặc dù vậy nó cũng có một lịch sử phát triển riêng biệt. Trước thế kỷ XIX, xã hội học chưa tồn tại như một môn khoa học độc lập mà bị hòa tan vào trong các khoa học khác nhưnhân chủng học,dân tộc học,nhân học,tâm lý học,tâm lý học xã hộivà đặc biệt làtriết học- môn khoa học của mọi khoa học.

Xã hội học xuất hiện ởchâu Âuthế kỷ XIX với tư cách là một tất yếu lịch sử xã hội. Tính tất yếu đó thể hiện ở nhu cầu và sự phát triển chín muồi các điều kiện và tiền đề biến đổi và nhận thức đời sống xã hội. Các biến động to lớn trong đời sống kinh tế, chính trị và xã hội châu Âu vào thế kỷ XVIII và nhất là thế kỷ XIX đã đặt ra những nhu cầu thực tiễn mới đối với nhận thức xã hội.

Vào những thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX,những tri thức xã hội học mới xuất hiện và thâm nhập vào trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội ở Việt Nam. Mặc dù nó chuyên ngành còn non trẻ, xong đến nay xã hội học đã xác định được vị trí của mình trong hệ thống khoa học và đời sống xã hội. Qua cách tiếp cận đa chiều, xã hội học đã góp phần đáng kể vào việc hoạch định chính sách cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Trong quá trình đổi mới và hội nhập, nhiều vấn đề xã hội mới mẻ, phức tạp nãy sinh, đã đặt ra nhiều câu hỏi rất khó trả lời. Vì vậy, đòi hỏi phải có những tri thức có khả năng trả lời và giải quyết hữu hiệu những vấn đề đó và trong nhiều dạng tri thức đó không thể thiếu trí thức xã hội học.

Chính vì lẽ đó, nhiều tài liệu, công trình nghiên cứu và các giáo trình xã hội học đã ra đời. Trong xu thế chung, trường đại học luật thành phố Hồ Chí Minh tổ chức biên soạn giáo trình xã hội học đại cương và hoàn thiện bộ giáo trình giảng dạy của trường nói chung và bộ môn tâm lý xã hội học nói riêng, đồng thời giúp giảng viên và sinh viên thuận tiện trong việc dạy con học khi tiếp cận nội dung chương trình.

Cuốn giáo trình được biên soạn với cấu trúc chương mục như sau:

Phần một. Nhập môn xã hội học

Chương 1. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của xã hội học

1. Sự ra đời của xã hội học

2. Những nhà xã hội học tiền bối

3. Khái quát xã hội học Marx - Lenin

Chương 2. Đối tượng, chức năng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu xã hội học

1. Đối tượng nghiên cứu của xã hội học

2. Các chức năng cơ bản của xã hội học

3. Nhiệm vụ của xã hội học

4. Phương pháp nghiên cứu xã hội học

Chương 3. Các khái niệm cơ bản của xã hội học

1. Khái quát chung

2. Một số khái niệm cơ bản của xã hội học

Phần hai. Một số vấn đề xã hội học cơ bản

Chương 4. Xã hội hóa

1. Xã hội hóa cá nhân

2. Vị trí, địa vị và vai trò xã hội

Chương 5. Xã hội học về bất bình đẳng và phân tầng xã hội

1. Bất bình đẳng xã hội

2. Phân tầng xã hội

3. Giai cấp xã hội

Chương 6. Xã hội học vè dư luận xã hội và truyền thông đại chúng

1. Dư luận xã hội

2. Truyền thông đại chúng

Chương 7. Xã hội học đô thị và xã hội học nông thông

1. Xã hội học đô thị

2. Xã hội học nông thôn

Chương 8. Xã hội học gia đình

1. Cấu trúc và chức năng của gia đình

2. Hôn nhân và ly hôn

Chương 9. Xã hội học tội phạm và xã hội học pháp luật

1. Xã hội học tội phạm

2. Xã hội học pháp luật

Giáo trình xã hội học đại cương được hoàn thành đã sử dụng nhiều nguồn tài liệu khác nhau từ nhiều tác giả, tham khảo nhiều ý kiến góp Ý của các giảng viên có kinh nghiệm. Giáo trình xã hội học đại cương là tài liệu chính thức cho việc giảng dạy và học tập từ các hiện vật tặng chính quy, văn bằng hai, vừa làm vừa học của trường đại học luật thành phố Hồ Chí Minh.

4. Đánh giá bạn đọc

Giáo trình được biên soạn tỷ mỉ, chi tiết, trình bày dễ hiểu, cung cấp cho người đọc những vấn đề cơ bản nhất về xã hội học gồm:Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của xã hội học; Đối tượng, chức năng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu xã hội học; Các khái niệm cơ bản của xã hội học; Xã hội hóa;Xã hội học về bất bình đẳng và phân tầng xã hội; Xã hội học vềdư luận xã hội và truyền thông đại chúng; Xã hội học đô thị và xã hội học nông thông; Xã hội học đô thị và xã hội học nông thông; Xã hội học gia đình; Xã hội học tội phạm và xã hội học pháp luật.

Đây là học liệu quan trọng và cần thiết phục vụ giảng dạy và học tập môn "Xã hội học" đối với giảng viên và sinh viên tại Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh.

Bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu về xã hội học hoàn toàn có thể lựa chọn cuốn sách này để tham khảo.

5. Kết luận

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc.Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé!Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn sách“Giáo trình Xã hội học đại cương - Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh".

Câu hỏi 1: Đối tượng nghiên cứu của xã hội học là gì?

Trả lời:

Trước hết xã hội học nghiên cứu mặt xã hội của xã hội. Nhưng mặt xã hội đó lại là đối tượng nghiên cứu chung của nhiều ngành khoa học khác nhau. Chẳng hạn nó là đối tượng của khoa học kinh tế khi nghiên cứu về sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng vật chất, hoặc nó trở thành đối tượng củakhoa học chính trịkhi nghiên cứu về quyền lực, nó là đối tượng củakhảo cổ họckhi nghiên cứu những gì còn lại của những nềnvăn minhđã mất,... Còn "xã hội học là khoa học nghiên cứu chủ yếu về các khuôn mẫu của các tương tác con người trong xã hội (social interactions)". Các tương tác đó diễn ra trong trường quan hệ xã hội giữa các chủ thể xã hội (cá nhân, nhóm, cộng đồng, xã hội tổng thể) diễn ra trong các hoạt động xã hội (sản xuất,văn hóa, tái sản sinh xã hội,quản lý,giao tiếp). Để nghiên cứu được những điều đó, xã hội học phải bắt đầu từ các sự kiện, hiện tượng và quá trình xã hội. Trên cơ sở đó nhằm nắm bắt cho được trạng thái chất lượng của xã hội ở tầm vĩ mô hay vi mô, ở bề mặt cắt hay tầng sâu tiềm ẩn, ở một thời gian cụ thể và trong một không gian xác định với mục đích là thay đổi trạng thái đó theo chiều hướng có lợi hơn và tiến bộ hơn.

Như thế nếu xã hội học sử dụng kết quả của khảo cổ học hay dân tộc học khi nghiên cứu quá khứ, thì cũng là để phục vụ cho việc nắm bắt trạng thái xã hội đương đại. Tương tự như thế, xã hội học có thể liên kết chặt chẽ với tâm lý xã hội,nhân chủng học,kinh tế họchayluật họcthì mục tiêu cuối cùng hướng đến cũng là đi tìm về một trang thái xã hội hiện thực nào đó.

Câu hỏi 2: Chức năng của xã hội học là gì?

Trả lời:

Xã hội học như các khoa học khác để có ba chức năng: chức năng nhận thức, chức năng thực tiễn, chức năng giáo dục.

Chức năng nhận thức: trang bị cho người học hệ thống tri thức về sự phát triển xã hội, quy luật về sự phát triển, cơ chế của quá trình phát triển. Chức năng nhận thức của xã hội học còn được thể hiện thông qua chức năng phương pháp luận của nó, thể hiện ở chỗ nó là những thông tin khoa học tập trung, chọn lộc, loại trừ tất cả những gì là thứ yếu, đóng vai trò là những nguyên lý, những chuẩn mực nghiên cứu xã hội.

Chức năng thực tiễn: trên cơ sở phân tích thực trạng, xã hội học làm sáng tỏ triển vọng phát triển xã hội trong tương lai gần và tương lai xa., Giúp con người kiểm soát được các quan hệ xã hội của mình và điều hòa các quan hệ đó sao cho phù hợp với yêu cầu khách quan. Trong thực tiễn của xã hội học trực tiếp rồi những đề suất, kiến nghị mà nó đề ra nhằm đáp ứng yêu cầu của quản lý xã hội; nhằm cùng cố mối quan hệ giữa khoa học và thực tiễn.

Chức năng thực tiễn biểu hiện ra là chức năng quản lý, chỉ đạo hoạt động quản lý. Những dự báo trong quản lý trên thực tế không thể thực hiện có hiệu quả nhưng không có dự báo xã hội học

Chức năng giáo dục: xã hội học trang bị những tri thức khoa học khách quan, góp phần hình thành tư duy khoa học, hình thành thói quen, nếp sống ý nghĩa khoa học và hành động phù hợp quy luật khách quan.

Xã hội học ở nước ta góp phần giáo dục cho quần chúng nhân dân theo định hướng xã hội chủ nghĩa, phát huy tính tích cực, hạn chế tiêu cực trong kinh tế thị trường; giáo dục lý tưởng xã hội chủ nghĩa.

Câu hỏi 3: Nhiệm vụ của xã hội học là gì?

Trả lời:

Nhiệm vụ khái quát của xã hội học là nghiên cứu lý luận, thực nghiệm, nhằm phục vụ cho công tác tổ chức, quản lý xã hội một cách trực tiếp hoặc gián tiếp ở từng quốc gia.

Xã hội học đại cương góp phần cung cấp thông tin phục vụ trực tiếp hoặc gián tiếp cho công tác quản lý xã hội vĩ mô: như là một bộ phận của nhân sinh quan, như là cơ sở phương pháp luận của xã hội học chuyên ngành.

Nhiệm vụ của xã hội học ở nước ta hiện nay các nghiên cứu lý luận, thực tiễn góp phần tham gia vào việc giải quyết các vấn đề liên quan đến con đường và quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội ở lớp ca ở khía cạnh của xã hội học (như chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; chính sách đảm bảo công bằng xã hội và tiến bộ xã hội; biến đổi giai cấp, tầng lớp xã hội trong thời kỳ quá độ; phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần).