Giáo án ngữ văn 8 bài chữa lỗi diễn đạt năm 2024

  • * Lớp 1
    • Lớp 2
    • Lớp 3
    • Lớp 4
    • Lớp 5
    • Lớp 6
    • Lớp 7
    • Lớp 8
    • Lớp 9
    • Lớp 10
    • Lớp 11
    • Lớp 12
    • Thi chuyển cấp
      • Mầm non

        • Tranh tô màu
        • Trường mầm non
        • Tiền tiểu học
        • Danh mục Trường Tiểu học
        • Dạy con học ở nhà
        • Giáo án Mầm non
        • Sáng kiến kinh nghiệm
      • Học tập

        • Giáo án - Bài giảng
        • Luyện thi
        • Văn bản - Biểu mẫu
        • Viết thư UPU
        • An toàn giao thông
        • Dành cho Giáo Viên
        • Hỏi đáp học tập
        • Cao học - Sau Cao học
        • Trung cấp - Học nghề
        • Cao đẳng - Đại học
      • Hỏi bài

        • Toán học
        • Văn học
        • Tiếng Anh
        • Vật Lý
        • Hóa học
        • Sinh học
        • Lịch Sử
        • Địa Lý
        • GDCD
        • Tin học
      • Trắc nghiệm

        • Trắc nghiệm IQ
        • Trắc nghiệm EQ
        • KPOP Quiz
        • Đố vui
        • Trạng Nguyên Toàn Tài
        • Trạng Nguyên Tiếng Việt
        • Thi Violympic
        • Thi IOE Tiếng Anh
        • Kiểm tra trình độ tiếng Anh
        • Kiểm tra Ngữ pháp tiếng Anh
      • Tiếng Anh

        • Luyện kỹ năng
        • Giáo án điện tử
        • Ngữ pháp tiếng Anh
        • Màu sắc trong tiếng Anh
        • Tiếng Anh khung châu Âu
        • Tiếng Anh phổ thông
        • Tiếng Anh thương mại
        • Luyện thi IELTS
        • Luyện thi TOEFL
        • Luyện thi TOEIC
      • Khóa học trực tuyến

        • Tiếng Anh cơ bản 1
        • Tiếng Anh cơ bản 2
        • Tiếng Anh trung cấp
        • Tiếng Anh cao cấp
        • Toán mầm non
        • Toán song ngữ lớp 1
        • Toán Nâng cao lớp 1
        • Toán Nâng cao lớp 2
        • Toán Nâng cao lớp 3
        • Toán Nâng cao lớp 4

Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Củng cố khắc sâu kiến thức và kỹ năng về chữa lỗi diễn đạt trong đoạn văn mà các em đã được học thông qua các hệ thống câu hỏi và các phiếu học tập để ôn luyện…

  1. Năng lực

Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác giải quyết vấn đề.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Năng lực trình bày và trao đổi thông tin trước lớp.

Năng lực riêng biệt

- Năng lực nhận diện các lỗi diễn đạt

- Năng lực tạo lập đoạn văn không bị lỗi diễn đạt

  1. Về phẩm chất

- Chăm chỉ: Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào học tập và đời sống hằng ngày.

- Trách nhiệm: Có ý thức tham gia thảo luận nhóm để thống nhất vấn đề. Xây dựng thái độ hòa nhã khi tham gia làm việc nhóm. Có trách nhiệm trong việc trình bày lắng nghe và phản biện.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phiếu học tập.

- Học sinh: Thiết bị học tập cần thiết

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

KHỞI ĐỘNG

  1. Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS; tạo vấn đề vào chủ đề.
  2. Nội dung hoạt động: HS trả lời câu hỏi.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời/chia sẻ của HS bằng ngôn ngữ
  4. Tổ chức thực hiện:

- GV nêu câu hỏi: Dựa vào kiến thức đã học hãy nêu đặc điểm hình thức và nội dung của một đoạn văn.

- HS trả lời:

+ Hình thức: có từ 3 câu văn trở lên, chữ cái đầu dòng viết hoa, lùi vào một ô

+ Nội dung: diễn đạt một nội dung hoàn chỉnh.

- GV chuẩn kiến thức: Muốn viết một bài văn hoàn chỉnh, ta phải biết cách diễn đạt để viết đoạn văn. Vậy, các cách diễn đạt thường được thể hiện như thế nào? Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu.

HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC: Ôn tập kiến thức về viết đoạn văn

  1. Mục tiêu: Hệ thống lại và nắm vững kiến thức về viết đoạn văn.
  2. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, trả lời câu hỏi được phân công.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu HS nhắc lại kiến thức về chữa lỗi diễn đạt.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS đọc lại kiến thức, chuẩn bị trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Nhận xét, đánh giá

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

  1. Nhắc lại kiến thức về chữa lỗi diễ đạt.

- Khi làm bài văn cần diễn đạt các ý lớn, mỗi ý viết thành một đoạn văn.

- Khi viết đoạn văn, cần trình bày rõ ý chủ đề của đoạn, tránh lẫn ý của đoạn văn khác.

- Các ý trong đoạn văn nên sắp xếp theo trình tự cấu tạo của sự vật, trình tự nhận thức (từ tổng thể đến bộ phận, từ ngoài vào trong, từ xa đến gần), trình tự diễn biến sự việc trong thời gian trước sau hay theo trình tự chính phụ (cái chính nói trước, cái phụ nói sau).

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

  1. Mục tiêu: HS khái quát lại nội dung bài học thông qua hệ thống câu hỏi và bài tập.
  2. Nội dung hoạt động: HS thảo luận, hoàn thành phiếu học tập.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của các câu hỏi, bài tập.
  4. Tổ chức thực hiện:

GV phát phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS tự hoàn thành BT.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Những câu sau đây có bị mắc lỗi diễn đạt không? Tại sao?

  1. Ngoài việc dùng sai từ, câu này còn nhiều lỗi diễn đạt.
  1. Dù trong lĩnh vực truyện ngắn hay văn xuôi, ông đều có những đóng góp xuất sắc.

Gợi ý trả lời:

Câu a không mắc lỗi diễn đạt. Vì: ở câu a đưa ra hai khẳng định rõ rằng là câu văn không chỉ dùng sai từ mà còn mắc rất nhiều lỗi diễn đạt khác. Nhấn mạnh việc dùng sai từ chỉ là một trong những lỗi diễn đạt của câu văn.

Câu b mắc lỗi diễn đạt bởi truyện ngắn cũng là một thể loại thường được xây dựng bằng hình thức văn xuôi.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Chủ đề