Giáo án làm quen với toán trẻ 5-6 tuổi năm 2024

GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG: LÀM QUEN VỚI TOÁN CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH ĐỀ TÀI: BÉ VỚI CÁC HÌNH ĐỘ TUỔI: 5- 6 TUỔI Giáo viên: Nguyễn Thị Xuân Hương

GIÁO ÁN

HOẠT ĐỘNG: LÀM QUEN VỚI TOÁN

CHỦ ĐỀ: GIA ĐÌNH

ĐỀ TÀI: BÉ VỚI CÁC HÌNH

ĐỘ TUỔI: 5- 6 TUỔI

Giáo viên: Nguyễn Thị Xuân Hương

– Mục đích yêu cầu:

+ Kiến thức:

– Trẻ gọi đúng tên và nêu được đặc điểm của các hình đã học như hình tròn, hình vuông, hình tam giác, hình chữ nhật.

– Trẻ biết chắp ghép các hình đã học để tạo thành hình mới theo ý thích và theo yêu cầu.

+ Kỹ năng:

– Phát triển khả năng tư duy, suy luận, sáng tạo của trẻ biết chắp ghép các hình học với nhau tạo thành hình mới.

– Trẻ có kỹ năng chắp ghép các hình học bằng các cách khác nhau để tạo thành hình mới theo ý thích và theo yêu cầu.

– Rèn kỹ năng hoạt động nhóm cho trẻ.

+ Giáo dục:

– Giáo dục trẻ yêu quý ngôi nhà của mình, biết vâng lời ông bà ba mẹ, cô giáo.

– Biết phối hợp với các bạn tham gia chơi các trò chơi một cách sôi nổi.

– Chuẩn bị:

– Giáo án

– Đồ dùng của cô và trẻ

– Mô hình nhà cho trẻ tham quan.

– Nhạc các bài hát chủ đề “ Gia đình”

– Tiến hành hoạt động :

  1. a) Hoạt động mở đầu:

– Cho trẻ hát bài hát : “Nhà mình rất vui”.

– Bài hát nhắc đến ai?

– Cho trẻ tham quan mô hình ngôi nhà và trò chuyện.

  1. b) Hoạt động nhận thức :

* Ôn kiến thức:

* Ôn các hình học: Hình vuông, hình chữ nhật, hình tam giác, hình tròn.

– Cô đọc câu đố về các hình. ( Hình vuông, hình chữ nhạt, hình tam giác, hình tròn)

– Cho trẻ nêu đặc điểm của từng hình.

* Cung cấp kiến thức:

* Dạy trẻ biết chắp ghép các hình với nhau tạo ra hình mới:

Cô cho xuất hiện hình vuông trên màn hình và hỏi trẻ:

Cô có hình gì đây? ( 2 hình vuông)

Cô sẽ ghép 2 hình vuông lại với nhau các con xem sẽ tạo thành hình gì nhé! Cô ghép thành hình chữ nhật và hỏi trẻ.

+ Để ghép được hình chữ nhật thì dùng mấy hình vuông?

– Cho trẻ ghép 2 hình vuông tạo thành hình chữ nhật.

– Xuất hiện 2 hình chữ nhật ghép lại tạo thành hình vuông.

– Tương tự cô ghép 2 hình tam giác, 2 hình tròn để tạo thành hình mới.

* Cho trẻ ghép tạo thành hình mới khác so với cách ghép của cô. ( Trẻ ghép từ 4 hình vuông nhỏ tạo thành hình vuông lớn, 2 hình tam giác nhỏ tạo thành hình tam giác lớn.

* Liên hệ thực tế: Cho trẻ tìm xung quanh lớp những đồ dùng gì được tạo thành từ các hình đã học

* Trò chơi luyện tập:

Cho trẻ ghép các hình tạo thành hình mới theo yêu cầu của cô.

* Trò chơi 1: Thử tài của bé

– Chia làm 3 đội chơi. Cô có các câu hỏi trên màn hình. Cô sẽ đọc lần lượt từng câu hỏi. Cả 3 đội sẽ hội ý, sau thời gian 5 giây đội nào có tín hiệu trả lời trước và trả lời đúng là đội chiến thắng.

* Trò chơi 2: Đồng đội chung sức

– Cho trẻ chia làm 3 chơi. Đại diện mỗi lượt chơi 1 bạn sẽ bật lên chọn hình và ghép lại để tạo thành hình mới.

– Lượt chơi sau cô yêu cầu trẻ ghép thành hình mới theo yêu cầu của cô.

* Trò chơi 3: Mảnh ghép diệu kì

– Chia trẻ làm 4 đội chơi. Mỗi đội sẽ nhận được các mảnh ghép từ các hình đã học. Trong thời gian 1 phút cả 4 đội sẽ sử dụng các mảnh ghép đó để tạo thành một bức tranh. Đội nào hoàn thành nhanh và đẹp là đội chiến thắng.

- Cô cho một bạn lên và bịt mắt trẻ, cô cho bướm bay tại các vị trí trên-dưới, trước-sau của trẻ và hỏi trẻ bướm bay ở đâu.

- Cho 2-3 bạn lên chơi.

- Cô nhận xét, khen ngợi trẻ.

TC2: Bắt chước tạo dáng.

- Cho trẻ thực hiện các động tác mô phỏng việc đánh răng, ăn cơm, vẽ tranh để trẻ sử dụng đúng tay phải – tay trái của mình trong các hoạt động đó.

- Cô quan sát, nhận xét, cho trẻ nhắc tên tay nào cầm bút, cầm bàn chải, cầm thìa, tay nào cầm bát, giữ giấy, cầm cốc.

- Cho trẻ chơi 1-2 lần.

b.Xác định vị trí đồ vật( phía trước- sau, phía trên- dưới, phía phải- trái) so với bản thân trẻ, với bạn khác)

- Cô treo bóng bay phía trên, chuẩn bị các đối tượng: Cây, hoa, búp bê... ở các phía của trẻ.

* So với bản thân

- Cho trẻ ngồi thành 3 hàng ngang nhìn lên phía cô

- Cho trẻ chơi “Trời tối, trời sáng”. Khi mở mắt cô yêu cầu trẻ nhìn về trước mặt của mình xem có những gì?

Trẻ kể tên các đồ vật ở trước mặt trẻ có thể nhìn thấy.

-Hỏi trẻ vì sao con biết có những đồ vật đó ở phía trước?

-> Tất cả những đồ vật ở trước mặt và có thể nhìn thấy được ngay bằng mắt mà không phải quay đầu thì chúng ta gọi đó là “Phía trước”.

-Phía sau các con có những gì?

- Vì sao con biết những đồ vật đó ở phía sau các con?

-> Tất cả những đồ vật ở sau lưng không thể nhìn thấy mà phải quay đầu lại nhìn thì chúng ta gọi đó là “ Phía sau”

- Quạt trần đang ở phía nào các con?

-Làm thế nào để nhìn thấy quạt trần?

-> Những đồ vật ở phía trên cao mà ta phải ngẩng đầu lên nhìn thấy được một khoảng cách (hoặc 1 đoạn được gọi là “phía trên”

-Cho trẻ chơi giấu chân

- Các con có nhìn thấy chân của chúng mình không?

- Vì sao phải cúi xuống mới nhìn thấy được?

-> Những thứ ở phía dưới như: phản, sàn nhà mà ta phải cúi đầu xuống mới nhìn thấy được thì gọi là “phía dưới”

- Bên phải con có những đồ vật gì, có những bạn nào?

-> Khi 2 bạn ngồi cùng chiều thì tất cả các đồ vật ở phía tay phải của bạn thì cũng ở cùng “phía phải” của bản thân.

- Bên trái con có những đồ vật gì, có những bạn nào?

-> Khi 2 bạn ngồi cùng chiều nhau thì tất cả các đồ vật ở phía tay trái của bạn thì cũng ở cùng “phía trái” của bản thân

* So với bạn khác

- Cô tặng cho cả lớp 1 hộp quà và mời trẻ A lên mở hộp quà ( cho trẻ mở hộp quà và quả bóng bay bay lên)

- Quả bóng ở phía nào của bạn A? Phía trên bạn A có gì?

-> Tất cả những đồ vật ở phía trên đầu của bạn thì gọi là “phía trên” của bạn.

Cô đặt 1 đồ chơi ở phía dưới trẻ A và hỏi:

-Đồ chơi ở phía nào của con?

-Phía dưới bạn A có đồ chơi gì?

-Đồ chơi ở phía nào của bạn A?

-> Tất cả đồ vật ở dưới chân: sàn nhà, phản mà bạn cúi đầu xuống thì gọi là “phía dưới’ của bạn.

- Phía trước của bạn A có những đồ vật gì?

-Phía sau bạn A có những đồ vật nào?

->Tất cả những đồ vật mà bạn chúng mình nhìn thấy ngay trước mắt, nhưng bạn quay mặt lại mới nhìn thấy đồ vật thì gọi là “phía sau” của bạn

Tất cả những đồ vật phía sau lưng chúng mình mà bạn nhìn thấy ngay trước mắt, không phải quay đầu lại thì là “phía trước” của bạn.

-Phía phải của bạn A có những gì?

-Phía trái của bạn A có đồ vật nào?

-> Khi 2 bạn ngồi đối diện nhau thì phía trái của bạn là phía phải của bản thân và phía phải của bạn là phía trái của bản thân.

c.Củng cố.

TC1 : Thi xem ai nhanh.

- Cô chia rổ đồ chơi cho trẻ và yêu cầu trẻ để đồ chơi ở các phía của trẻ, của bạn theo yêu cầu của cô.

- Cho trẻ chơi 2-3 lần.

- Cô nhận xét. Khen ngợi trẻ.

TC2: Thuyền trưởng đến

- Cho trẻ đứng thành 2 hàng, khi thuyền trưởng đến, cả lớp chào thuyền trưởng. Khi thuyển ra khơi, cô hô “ Sóng đánh bên trái của cô thì các con phải chạy sang bên trái của các con, khi cố hô “ Sóng đánh bên phải cô” thì các con phải chạy sang bên phải của các con thì mới không bị sóng xô ngã. Khi cô hô “ Sóng tràn” thì các con hãy ngồi xuống. Sau mỗi lần sóng đánh, bạn nào chạy sai hướng sẽ bị loại khỏi cuộc chơi. Cuối cùng bạn nào chạy hướng đúng nhất sẽ là người chiến thắng.

Chủ đề