Giảng viên thỉnh giảng Đại học Văn Lang

Buổi đối thoại giữa lãnh đạo Trường ĐH Văn Lang với sinh viên khoa quan hệ công chúng - truyền thông hôm 18-11 - Ảnh: Sinh viên cung cấp

Trong khi đó, sinh viên cũng bức xúc lớp học đông nên chất lượng không đảm bảo.

29 giảng viên/4.100 sinh viên

Phản ảnh đến Tuổi Trẻ, các giảng viên khoa quan hệ công chúng - truyền thông Trường ĐH Văn Lang cho hay, trường tăng quy mô tuyển sinh quá "nóng" trong những năm qua trong khi toàn bộ nhân sự cơ hữu của khoa này tính đến cuối tháng 11-2020 chỉ là 31 người (gồm hai người ban chủ nhiệm khoa, hai thư ký khoa và 27 giảng viên).

Tuy nhiên, trong số giảng viên này có hai giảng viên đang nghỉ không lương dài hạn và hai giảng viên đã nghỉ việc. Do đó, các giảng viên phải lên lớp rất nhiều giờ và một người còn làm chủ nhiệm 3-4 lớp dẫn đến quá tải trong công việc. 

"Chúng tôi thấy cách làm của trường hiện rất không ổn nhưng không ý kiến được. Những năm gần đây, tôi và một số giảng viên khác của khoa rất sợ đứng lớp vì sinh viên quá đông. Một người phải dạy đến 500 sinh viên" - một giảng viên nói.

Theo danh sách chủ nhiệm lớp sinh viên học kỳ I năm học 2020-2021 của khoa quan hệ công chúng - truyền thông Trường ĐH Văn Lang mà phóng viên Tuổi Trẻ thu thập được, cả khoa hiện có 4.173 sinh viên (từ khóa 24 đến khóa 26). 

Trong đó, theo tư liệu của chúng tôi, số lượng sinh viên khóa tuyển mới năm 2020-2021 của khoa này là 1.847 sinh viên.

Các giảng viên cũng cho biết thực tế hiện nay ở một số trường ĐH tư sử dụng nguồn giảng viên thỉnh giảng nhưng ký hợp đồng dài hạn. 

Những người này không làm việc toàn thời gian tại trường, không trực thuộc khoa, không làm giáo viên chủ nhiệm... như một giảng viên cơ hữu nhưng được trường đóng bảo hiểm đầy đủ như giảng viên chính thức. 

Những người này được tính vào tỉ lệ giảng viên/sinh viên khi nhà trường xác định chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm.

Do vậy, giảng viên cơ hữu rất khổ khi phải "gánh" số lượng sinh viên tuyển được từ giảng viên thỉnh giảng quy đổi ra.

Sinh viên bức xúc

Trong khi đó, sinh viên khoa này phàn nàn tình trạng lớp học các môn chuyên ngành gần 100 sinh viên/lớp nên chất lượng giảng dạy và học tập không đảm bảo. Một số môn học giảng viên thỉnh giảng dạy 1-2 buổi rồi đổi giảng viên khác khiến sinh viên ngỡ ngàng.

Bạn B., sinh viên khóa 24 khoa quan hệ công chúng - truyền thông, phản ảnh thêm: "Vừa qua, có giảng viên mâu thuẫn với ban chủ nhiệm khoa. Thay vì nhà trường phải tự giải quyết nhưng thầy cô lại lôi sinh viên vào, làm ảnh hưởng tới quyền lợi của người học. 

Trường tập hợp tất cả sinh viên khóa 24 - các bạn có giờ học phải nghỉ - để dự buổi gặp mặt thông tin về việc thay đổi giảng viên đang phụ trách hai môn học".

Sáng 16-11, sinh viên đến lớp học môn quy trình sản xuất chương trình truyền hình do giảng viên C. phụ trách nhưng phòng học khóa cửa, tắt đèn. Sau đó, sinh viên nhận được email của khoa thông báo cả lớp nghỉ với lý do "phòng này được ban giám hiệu dùng để họp". 

"Cũng trong ngày 16-11, ban chủ nhiệm khoa gửi email thông báo cho hơn 480 sinh viên sáu lớp tôi đang dạy nghỉ học cả hai môn của tôi từ ngày 16 đến 21-11..." - giảng viên C. cho biết.

Được biết, giảng viên C. cũng chưa có bằng thạc sĩ, được trường tuyển dụng với chức danh "trợ giảng 2" nhưng phụ trách dạy sáu lớp với gần 500 sinh viên và còn chủ nhiệm 4 lớp.

Bộ GD-ĐT yêu cầu trường báo cáo

Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ, Vụ Giáo dục đại học Bộ GD-ĐT đã yêu cầu Trường ĐH Văn Lang báo cáo vụ việc trên. Đại diện nhà trường cũng xác nhận việc này và cho biết hiệu trưởng đã chỉ đạo các đơn vị liên quan đang làm báo cáo để gửi bộ.

Nhà trường nói gì?

Sau khi phóng viên Tuổi Trẻ làm việc với Trường ĐH Văn Lang để làm rõ những vấn đề giảng viên, sinh viên phản ảnh, ngày

30-11, trường gửi văn bản đến báo Tuổi Trẻ. Văn bản đưa ra nhiều nội dung, trong đó có: "...Trường không tuyển vượt chỉ tiêu. Nhà trường đã có số lượng giảng viên cơ hữu, thỉnh giảng và cơ sở vật chất đáp ứng đủ điều kiện để tuyển sinh...".

Tuy nhiên, với các câu hỏi liên quan tới việc trường có đáp ứng tiêu chí về đội ngũ giảng viên (cụ thể về số tiến sĩ, thạc sĩ, giảng viên/sinh viên...), chỉ tiêu tuyển sinh và nhiều vấn đề khác mà phóng viên nêu, trường đã không trả lời.

TRẦN HUỲNH

Vừa qua, một số giảng viên Khoa Quan hệ công chúng - truyền thông, Trường Đại học Văn Lang bức xúc việc Khoa này yêu cầu họ soạn chung slide bài giảng khi giảng dạy.

Theo đó, các giảng viên này cho hay, Khoa yêu cầu họ phải thống nhất nội dung học phần từ đề cương chi tiết đến kế hoạch giảng dạy trước khi vào dạy. Giảng viên dạy cùng một môn phải thống nhất slide bài giảng đưa lên hệ thống e-learning để sinh viên truy cập vào học.

Trường Đại học Văn Lang, Thành phố Hồ Chí Minh (ảnh: P.L)

Một giảng viên nêu ví dụ rằng, trong một môn học có 10 bài, để có một slide chung thống nhất đưa vào hệ thống e-learning thì 5 người dạy phải chia nhau ra soạn, mỗi người phụ trách soạn 1-2 bài. Có những giảng viên trẻ mới chưa từng dạy môn đó thường xin slide của người khác để về soạn lại.

Do đó họ cho rằng việc quy định thống nhất slide bài giảng chung sẽ “trói” cách dạy và bài giảng của giảng viên....[1]

Trước thông tin này, trao đổi với Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Võ Văn Tuấn, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Văn Lang khẳng định nhà trường không bắt buộc giảng viên phải soạn slide chung và cũng không bắt buộc giảng viên phải giảng dạy bằng slide.

Tuy nhiên, từ khi dịch bệnh phải chuyển sang giảng dạy online, một trong những yêu cầu giảng dạy là phải cung cấp tài liệu cho sinh viên bằng cách tải tài liệu lên platform, trong đó có slide PowerPoint để sinh viên dễ theo dõi bài giảng.


Xây dựng bài giảng là việc của thầy cô, nhà trường chứ Bộ không làm thay!

Theo ông Tuấn, trước đây mỗi giảng viên soạn slide bài giảng theo mẫu riêng (font chữ, màu sắc…) nên không có nhận diện chung. Do đó, nhà trường yêu cầu khi giảng viên soạn slide phải theo mẫu chung gồm có logo của khoa, màu sắc, font chữ thống nhất chung để nhìn vô là biết nhận diện giảng viên của từng khoa.

Bên cạnh đó, trường còn yêu cầu giảng viên dạy thống nhất theo một đề cương, có slide gửi cho sinh viên. Vì thế, các giảng viên dạy cùng một môn phải trao đổi về mặt học thuật, phân chia bài giảng để soạn slide sao cho phù hợp và hiệu quả nhất, đảm bảo tính thống nhất về mặt kiến thức khi công bố cho sinh viên.

“Tuy nhiên, giảng viên đều biết các nội dung đưa vào slide công bố cho sinh viên chỉ là phần ‘cứng’, gồm lý thuyết, còn những nội dung chi tiết (ví dụ thực tế, minh chứng, tình huống …) thì tùy mỗi giảng viên. Các nhóm giảng viên sẽ thống nhất phương án soạn slide. Slide sau đó được trưởng bộ môn duyệt trước khi công bố cho sinh viên”, ông Tuấn nói.

Cũng theo ông Tuấn, các Khoa không can thiệp vào phương pháp giảng dạy của giảng viên, nên giảng viên nào không muốn dạy bằng slide có thể trao đổi với trưởng bộ môn. Nếu không được giải quyết thì trao đổi với trưởng khoa. Tuy nhiên, trong thời gian xảy ra dịch bệnh phải dạy online, theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trong trường hợp này giảng viên phải biết làm slide bài giảng.

Ông Tuấn cho rằng vừa qua một số giảng viên thỉnh giảng nghỉ việc có thể vì lý do cá nhân nào đó chứ không phải vì chuyện bị Khoa yêu cầu làm slide bài giảng mà nghỉ. Cũng theo vị phó hiệu trưởng, nhà trường vẫn đặt ưu tiên hàng đầu vấn đề chuyên môn, kinh nghiệm giảng dạy khi tuyển chọn giảng viên.

Ngoài ra, ông cũng thừa nhận ở trường một số giảng viên trẻ được giao đảm nhận một môn học mới nào đó thì tham gia trợ giảng đi theo một giảng viên lâu năm để học hỏi kinh nghiệm và có thể xin slide về tham khảo.

Tài liệu tham khảo:

[1] //tuoitre.vn/giang-vien-buc-xuc-vi-bi-ep-soan-chung-slide-bai-giang-20220605091056972.htm

Lê Phương

Các môn học giảng dạy:

+ Kỹ thuật và chất liệu tạo dáng.

+ Chuyên đề Kỹ thuật tạo dáng. 

+ Chuyên đề Phương tiện giao thông bộ.

+ Hướng dẫn tốt nghiệp.

© 2020 VLU. All rights reserved | Design by IT Department

Video liên quan

Chủ đề