Giảm thiểu lỗi trong cán cân thanh toán năm 2024

Theo công bố của Ngân hàng Nhà nước và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sau khi bị thâm hụt lớn trong năm 2009, tiếp tục bị thâm hụt trong năm 2010, cán cân thanh toán của Việt Nam đã đạt thặng dư trong năm 2011, tiếp tục thặng dư trong quý I (4,28 tỷ USD), quý II (2,17 tỷ USD), tính chung 6 tháng đạt 6,45 tỷ USD và ước năm 2012 thặng dư 8 tỷ USD; mục tiêu năm 2013 được xây dựng là tiếp tục thặng dư. Như vậy, cán cân thanh toán của Việt Nam đã chuyển vị thế từ bị thâm hụt lớn sang thặng dư do nhiều nguyên nhân. Các chuyên gia cho rằng, nguyên của chuyển biến này là do trong cơ cấu có một số cán cân thành phần đã thâm hụt ít hơn hoặc đã chuyển từ bị thâm hụt sang có thặng dư.

Về lý thuyết, cán cân thanh toán bao bao gồm hai cán cân cụ thể là vãng lai và cán cân tài chính. Cán cân vãng lai bao gồm một số cân đối chi tiết là cán cân thương mại, cán cân dịch vụ, cán cân thu nhập dân cư và cán cân chuyển tiền. Trong thành phần này, cán cân chuyển tiền liên tục đạt thặng dư, chủ yếu nhờ lượng kiều hối của Việt kiều và lao động đang làm việc theo hợp đồng dài hạn ở nước ngoài chuyển về nước có xu hướng tăng lên qua các thời kỳ: bình quân thời kỳ 1993- 2000 đạt 0,68 tỷ USD/năm, thời kỳ 2001- 2005 đạt 2,73 tỷ USD/năm, thời kỳ 2006- 2010 đạt 7,07 tỷ USD/năm, năm 2011 đạt 9 tỷ USD, 6 tháng 2012 đạt khoảng 4 tỷ USD và ước tính cả năm có thể vượt qua mốc 10 tỷ USD, cao nhất từ trước tới nay. Cán cân thương mại, nếu 6 tháng đầu năm 2011 bị thâm hụt 2 tỷ USD, thì năm nay (cùng tính theo giá FOB) đã thặng dư trên 4,1 tỷ USD. Theo dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ước tính cả năm 2012, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 113 tỷ USD, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 114 tỷ USD, nhập siêu 1 tỷ USD, thấp hơn nhiều so với mức nhập siêu của các năm trước (2011 là trên 9,8 tỷ USD, 2010 là trên 12,6 tỷ USD, năm 2009 là gần 12,9 tỷ USD, 2008 là trên 18 tỷ USD, 2007 là trên 14,2 tỷ USD). Do vậy, nếu cùng tính theo giá FOB, thì ước tính cán cân thương mại cả năm sẽ thặng dư khoảng 8 tỷ USD.

Với cán cân vốn và tài chính, quý I/2012 đạt thặng dư gần 1,34 tỷ USD, quý II thặng dư trên 1,44 tỷ USD, tính chung 6 tháng thặng dư trên 2,78 tỷ USD. Cán cân vốn và tài chính cũng gồm 6 khoản cân đối cụ thể, thì trong 6 tháng đầu năm đã có 5 khoản đạt thặng dư là: đầu tư trực tiếp thặng dư 3,4 tỷ USD (FDI vào Việt Nam đạt 3,75 tỷ USD, trừ FDI ra nước ngoài 0,35 tỷ USD); khoản vay trung, dài hạn thặng dư 0,4 tỷ USD (vay trên 2,22 tỷ USD, trả nợ gốc trên 1,83 tỷ USD; khoản vay ngắn hạn quý I đạt gần 1,4 tỷ USD (chủ yếu do vay trên 7,9 tỷ USD, nhiều hơn trả nợ gốc gần 6,6 tỷ USD). Khoản đầu từ vào giấy tờ có giá 6 tháng đạt gần 1,2 tỷ USD; khoản tiền tiết kiệm và tiền gửi 6 tháng đạt trên 0,3 tỷ USD.

Thặng dư cán cân tổng thể đã góp phần làm tăng dự trữ ngoại tệ của Việt Nam (quý I tăng gần 4,3 tỷ USD, quý II tăng gần 2,2 tỷ USD, tính chung 6 tháng tăng gần 6,5 tỷ USD), với mức ước cả năm có thể đạt 10 tỷ USD. Đây là một kết quả quan trọng, góp phần làm tăng sức mạnh tài chính quốc gia, ổn định tỷ giá, giảm sức ép đối với tâm lý kỳ vọng lạm phát. Tỷ giá VND/USD sau 10 tháng giảm 0,06%. CPI tháng 10/2012 so với tháng 12/2011 tăng 6,02% và so với tháng 10/2011 tăng 7,0%. Gần như chắc chắn CPI cả năm sẽ thực hiện được mục tiêu đề ra (tăng dưới 10%).

Dù thế, theo các chuyên gia, vẫn chưa thể chủ quan, thỏa mãn, bởi một số khoản trong bảng cán cân thanh toán quốc tế còn bị thâm hụt. Cán cân dịch vụ quý I tuy thặng dư nhẹ (trên 0,13 tỷ USD), nhưng quý II thâm hụt lớn (gần 1,38 tỷ USD), tính chung 6 tháng bị thâm hụt trên 1,24 tỷ USD. Cán cân thu nhập đầu tư quý I bị thâm hụt trên 1,08 tỷ USD, quý II bị thâm hụt gần 1,12 tỷ USD, tính chung 6 tháng bị thâm hụt trên 2,2 tỷ USD. Cán cân vay vốn (cả trung, dài hạn và ngắn hạn) tuy đạt thặng dư, nhưng nếu phải trừ đi phần trả nợ gốc hiện đã khá cao (6 tháng đã lên đến trên 8,4 tỷ USD), thì chênh lệch số vay còn được sử dụng sẽ không còn lớn (6 tháng đạt gần 1,75 tỷ USD).

Cán cân tài sản khác quý I bị thâm hụt gần 2,06 tỷ USD, quý II bị thâm hụt gần 1,8 tỷ USD, tính chung 6 tháng bị thâm hụt trên 3,85 tỷ USD. Cán cân thương mại tuy đạt thặng dư, nhưng chưa vững chắc, bởi có một phần do nhu cầu đầu tư, sản xuất, tiêu dùng bị co lại. Dự trữ ngoại hối tuy tăng cao trong quý I, nhưng đã tăng thấp hơn trong quý II; mặc dù tính chung trong 6 tháng đã tăng khá, nhưng vẫn còn thấp hơn mức 12 tuần nhập khẩu- mức ranh giới của an ninh tài chính theo thông lệ quốc tế.

Vì thế, các chuyên gia cho rằng, cần phải có nhiều giải pháp quyết liệt và đồng bộ để duy trì và tăng mức thặng dư cán cân thanh toán quốc tế đã đạt được, trong đó chú ý một số giải pháp quan trọng.

Thứ nhất, giữ và tăng tốc độ kim ngạch xuất khẩu, nhưng phải khắc phục tình trạng khu vực kinh tế trong nước của xuất khẩu tăng thấp; kiềm chế tốc độ tăng nhập khẩu những mặt hàng cần hạn chế, không khuyến khích nhập khẩu; kiểm tra giám sát chặt chẽ và xử phạt nghiêm tình trạng tạm nhập, tái xuất.

Thứ hai, quan tâm tới việc giảm thiểu thâm hụt cán cân dịch vụ trên cơ sở các DN trong nước phải vươn lên đảm nhận những thị phần mà Việt Nam đang còn bị nước ngoài chiếm lĩnh như dịch vụ vận tải, dịch vụ bảo hiểm; giảm thiểu thâm hụt cán cân thu nhập đầu tư, thâm hụt cán cân tài sản khác.

Thứ ba, tạo điều kiện đẩy mạnh việc thu hút tốt hơn lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đặc biệt là kiều hối, khách quốc tế đến Việt Nam, vì đây là những nguồn ngoại tệ lớn và quý.

Thứ tư, giảm thiểu chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới để vừa ngăn chặn nguy cơ nhập khẩu vàng chính ngạch (để can thiệp), vừa ngăn chặn nhập lậu (để các nhà đầu tư hưởng lợi về giá). Bởi nhập khẩu chính ngạch sẽ làm gia tăng nhập khẩu, dễ quay lại nhập siêu; mà nhập lậu cũng sẽ gây tác động kép, đó là tỷ giá tăng sẽ làm cho các DN, cá nhân găm giữ USD, hạn chế bán cho ngân hàng, tác động không tốt đến dự trữ ngoại hối, Nhà nước vừa không thu được thuế, trong khi có một lượng vàng, USD rất lớn còn tồn đọng trong dân .