Giải thưởng lớn nhất của toán học là gì năm 2024

Huy chương Fields - giải thưởng được coi là danh giá nhất trong toán học đã trao cho 4 nhà khoa học từ Pháp, Ukraine, Mỹ và Anh.

4 nhà toán học đoạt huy chương Fields (theo chiều kim đồng hồ từ góc trên bên trái): Maryna Viazovska, James Maynard, June Huh và Hugo Duminil-Copin. Ảnh: Mattero Fieni/Ryan Cowan/Lance Murphy

Hội liên hiệp Toán học Quốc tế (IMU) đã trao giải của năm 2022 hôm 5/7 tại Helsinki, Phần Lan thay vì Saint Petersburg, Nga như công bố ban đầu.

Năm nay, 4 chủ nhân của huy chương Fields - giải thưởng được coi là tương đương với Nobel trong lĩnh vực toán học - gồm giáo sư James Maynard (35 tuổi) tại Đại học Oxford, giáo sư Maryna Viazovska (37 tuổi) tại Đại học Bách khoa Liên bang Thụy Sĩ Lausanne, giáo sư Hugo Duminil-Copin (36 tuổi) tại Đại học Geneva và giáo sư June Huh (39 tuổi) tại Đại học Princeton.

Giáo sư người Anh Maynard được trao huy chương Fields vì những đóng góp cho lý thuyết số giải tích, dẫn đến những tiến bộ lớn trong kiến thức về cấu trúc của các số nguyên tố và trong lĩnh vực xấp xỉ Diophantine.

Viazovska được vinh danh nhờ chứng minh mạng tinh thể E8 cung cấp sự đóng gói chặt chẽ nhất của những quả cầu giống nhau trong 8 chiều, và những đóng góp vào các vấn đề nội suy và cực trị liên quan trong giải tích Fourier. Bà sinh ra và lớn lên tại Kyiv, thủ đô Ukraine, là người phụ nữ thứ hai từng nhận huy chương Fields, sau Maryam Mirzakhani - nhà toán học người Iran đoạt giải năm 2014 và qua đời vì bệnh ung thư vú năm 2017.

Giáo sư người Pháp Duminil-Copin đoạt giải thưởng danh giá nhờ giải quyết những vấn đề tồn tại từ lâu trong lý thuyết xác suất về sự chuyển pha trong vật lý thống kê, đặc biệt là trong không gian ba và bốn. Một số ví dụ về sự chuyển pha là nước biến thành băng, hoặc bay hơi thành hơi nước.

Nhà toán học người Mỹ gốc Hàn June Huh được tôn vinh nhờ đưa những khái niệm của lý thuyết Hodge vào toán học tổ hợp, chứng minh giả thuyết Dowling - Wilson cho mạng hình học, chứng minh giả thuyết Heron - Rota - Welsh cho cấu trúc matroid, phát triển lý thuyết đa thức Lorentz và chứng minh giả thuyết Mason mạnh.

Huy chương Fields được đặt theo tên nhà toán học Canada John Charles Fields nhằm tôn vinh ông. Giải thưởng được trao cho 2, 3 hoặc 4 nhà toán học dưới 40 tuổi cứ 4 năm một lần, lần đầu tiên diễn ra vào năm 1936. Đến nay, tổng cộng có 64 nhà toán học đã nhận giải thưởng này. Việt Nam có GS Ngô Bảo Châu từng nhận giải này năm 2010.

Các nhà toán học Elon Lindenstrauss (Israel), Stanislav Smirnov (Nga) và Cédric Villani (Pháp) cũng được tôn vinh ở giải thưởng danh giá này.

Vài ngày trước khi lễ trao giải diễn ra, Giáo sư Ngô Bảo Châu, 38 tuổi, đã được giới chuyên môn đánh giá là một trong những ứng viên sáng giá nhất cho giải thưởng Fields, giải thưởng danh giá nhất trong ngành toán học.

Giải thưởng Huy chương Fields 4 năm mới được trao một lần, do nhà toán học người Canada John Charles Fields sáng lập và được trao lần đầu vào năm 1936. Mỗi lần, Huy chương Fields được trao cho tối đa 4 nhà toán học không quá 40 tuổi. Phần thưởng gồm một huy chương vàng, mặt trước khắc hình nhà bác học thiên tài Hy Lạp cổ đại Archimedes, còn tên người nhận giải khắc ở rìa của huy chương. Người thắng giải được chọn thông qua bỏ phiếu bởi các thành viên Ủy ban Huy chương Fields, đại diện cho những người tham dự ICM.

Ông là một trong 20 nhà toán học được chọn trình bày báo cáo công trình khoa học và thành tựu nghiên cứu tại Đại hội lần này. Ngoài ra, Giáo sư Ngô Bảo Châu cũng là một trong hai nhà khoa học dưới 40 tuổi được mời thuyết trình tại Đại hội.

Như vậy, với việc được nhận Giải thưởng Huy chương Fields, Giáo sư Ngô Bảo Châu đã làm rạng danh đất nước Việt Nam trong lĩnh vực toán học. Và không chỉ mang lại vinh quang cho đất nước Việt Nam, ông cũng góp phần đem lại tiếng vang lớn về toán học cho khu vực châu Á.

Được biết, trong suốt 74 năm qua, cả châu Á chỉ mới có Nhật Bản là nước duy nhất trong khu vực có công dân được nhận giải thưởng danh giá này (vào các năm 1954, 1970 và 1990).

Tại lễ trao Giải Huy chương Fields, Ngô Bảo Châu đã nhận giải thưởng gồm huy chương vàng và hiện kim trị giá 15.000 đôla Canada (tương đương 14.500 USD).

Tổng thống Ấn Độ Pratibha Patil (trái) trao Giải thưởng Fields cho Giáo sư Ngô Bảo Châu tại hội nghị - Ảnh AFP/TTXVN

Ngoài giải thưởng Huy chương Fields, ICM còn trao thêm các giải thưởng Nevanlinna cho lĩnh vực tin học lý thuyết và Gauss Prize cho toán ứng dụng.

Đặc biệt năm nay sẽ là lần đầu tiên trao giải Chern (Chern Medal Award), một dạng giải Thành tựu suốt đời với phần thưởng trị giá 500.000 USD.

Theo Icm2010.in, người vinh dự nhận giải Nevanlinna là Daniel Spielman, nhà toán học người Mỹ công tác tại Đại học Yale.

Chủ nhân của giải Gauss là Yves Meyer, giáo sư toán học người Pháp.

Và nhà toán học người Mỹ gốc Canada Louis Nirenberg đã vinh dự trở thành chủ nhân đầu tiên của giải Chern.

Người của những giải thưởng Toán học

Ngô Bảo Châu sinh năm 1972 tại Hà Nội. Ông đam mê toán học ngay từ nhỏ và kết quả của những năm tháng mày mò nghiên cứu toán học là các chiếc Huy chương vàng Olympic Toán học Quốc tế mà ông giành được trong hai năm liên tiếp, 1988 và 1989.

Ông cũng là người Việt Nam đầu tiên giành 2 huy chương vàng Olympic Toán học quốc tế.

Ngô Bảo Châu bắt đầu du học tại Pháp từ năm 1990 và bảo vệ tiến sĩ vào năm 1997. Sau đó, ông công tác ở Trung tâm Khoa học quốc gia Pháp cho đến năm 2004, và sau đó về giảng dạy tại Đại học Paris 11.

Vào năm 2004, ông được trao tặng Giải thưởng Toán học Clay cùng với Giáo sư người Pháp Gérard Laumon vì đã có công trình chứng minh Bổ đề Cơ bản thuộc Chương trình Langlands.

Ngô Bảo Châu được phong hàm Giáo sư tại Việt Nam vào năm 2005 và trở thành vị giáo sư trẻ nhất của Việt Nam khi nhận danh hiệu này ở tuổi 33.

Bốn năm sau đó, công trình chứng minh Bổ đề cơ bản thuộc Chương trình Langlands của ông đã được tạp chí Time bình chọn là 1 trong 10 thành tựu khoa học tiêu biểu của năm 2009.

Giáo sư Ngô Bảo Châu đã nhận lời mời làm việc tại UChicago (Mỹ) bắt đầu từ ngày 1.9.2010. Vào thời điểm Ngô Bảo Châu nhận lời mời của Uchicago, website của trường đã có bài viết: “Nhà toán học xuất chúng chấp nhận sự bổ nhiệm tại UChicago”.

Ba nhà toán học cùng đoạt giải Fields với Giáo sư Ngô Bảo Châu

Cùng nhận giải thưởng danh giá Fields với Giáo sư Ngô Bảo Châu còn có 3 nhà toán học khác là Elon Lindenstrauss (Israel), Stanislav Smirnov (Nga) và Cédric Villani (Pháp).

Elon Lindenstrauss (Israel)

Elon Lindenstrauss là một nhà toán học người Israel. Ông sinh năm 1970.

Lindenstrauss đã theo học cử nhân chuyên ngành toán học và vật lý tại Đại học Hebrew (Israel). Cũng tại đại học này, ông đã bảo vệ thạc sĩ về toán học vào năm 1995. Bốn năm sau, ông đã hoàn tất bằng tiến sĩ.

Lindenstrauss là thành viên của Viện nghiên cứu tiên tiến thuộc Đại học Princeton và sau đó về làm giáo sư tại Đại học Stanford (Mỹ).

Từ năm 2004, ông trở thành giáo sư của Đại học Princeton (Mỹ).

Lindenstrauss về công tác tại Viện Toán học thuộc Đại học Hebrew vào năm 2009.

Được biết, Lindenstrauss là con trai của nhà toán học danh tiếng Israel Joram Lindenstrauss.

Năm 1998, Elon Lindenstrauss đã đoạt Huy chương vàng Olympic toán quốc tế.

Năm 2003, ông cũng đã được trao giải Salem và một năm sau đó tiếp tục nhận giải Hiệp hội toán học châu u.

Lindenstrauss còn nhận nhiều giải về toán học như các giải Michael Bruno Memorial vào năm 2008, giải Erdos và giải Fermat vào năm 2009.

Và năm nay, Lindenstrauss đã giành được giải toán học danh giá Fields.

Nhà toán học Elon Lindenstrauss

Stanislav Smirnov (Nga)

Nhà toán học người Nga này sinh năm 1970 và hiện đang công tác tại Đại học Geneva (Thụy Sĩ).

Smirnov đã đoạt Huy chương vàng Olympic toán quốc tế trong hai năm 1986 và 1987.

Smirnov cũng đã chinh phục được nhiều giải thưởng như giải Salem, giải thưởng Clay vào năm 2001, giải Rollo Davidson vào năm 2002 và giải Hiệp hội toán học châu u vào năm 2004. Mới nhất là giải Fields.

Ông từng theo học tại Đại học Saint Petersburg, sau đó nắm giữ nhiều vị trí quan trọng tại Đại học Yale (Mỹ), Viện Max Planck ở Bonn (Đức), và Viện Nghiên cứu tiên tiến ở Princeton.

Năm 1998, Smirnov chuyển đến công tác tại Viện Công nghệ Hoàng gia ở Stockholm (Thụy Điển) và đến năm 2003 thì về giảng dạy tại Đại học Geneva.

Nhà toán học Stanislav Smirnov

Cédric Villani (Pháp)

Cédric Villani là nhà toán học người Pháp sinh năm 1973. Ông từng theo học tại Đại học Sư phạm (ENS, Ecole normale supérieure) ở Paris trước khi hoàn thành bằng tiến sĩ vào năm 1998.

Vào năm 2008, Villani đã giành được một trong 10 giải thưởng danh giá của Hiệp hội toán học châu u.

Một năm sau đó, ông giành giải Fermat và năm 2010 là giải Fields.

Kể từ năm 2009, Villani đã trở thành Giám đốc Viện Henri Poincaré tại Paris.

Nhà toán học Cédric Villani

Thành Danh (Theo Wikipedia, Icm2010.in)

Tôi đã khóc khi nghe tin GS Ngô Bảo Châu được trao giải thưởng Fields

* Chúc mừng Giáo sư (GS) Ngô Bảo Châu, anh không chỉ là niềm tự hào của Việt Nam mà là niềm tự hào của toàn châu Á (về toán học). Cảm ơn anh! (famanhai@yahoo.com)

* Chúc mừng GS Ngô Bảo Châu cùng gia đình. Cảm ơn anh Châu đã cho chúng tôi, những người Việt Nam ngẩng cao đầu với bạn bè quốc tế. Chúc anh sức khỏe, thành công và có nhiều cống hiến để đời cho toán học thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. (Phương Lâm, TP.HCM)

* Xin chúc mừng đến GS Ngô Bảo Châu! GS đã cho chúng tôi niềm tự hào khi lần đầu tiên đất nước ta có được giải thưởng Fields - một giải thưởng cao quý nhất trong toán học và niềm tự hào đó sẽ đến với tất cả mọi người trên thế giới yêu thích toán cũng như ở Việt Nam.

Là một người Việt Nam đang học tập và nghiên cứu toán chúng tôi sẽ luôn noi gương anh - người anh đã truyền cho chúng tôi niềm say mê nghiên cứu toán học! Hi vọng một này nào đó không xa, chúng ta sẽ có thêm một Ngô Bảo Châu thứ hai nữa! Chúng tôi luôn hướng về GS, chúc GS mạnh khỏe, hạnh phúc và tiếp tục có những bước đột phá trong toán học! (Nguyễn Cao Phong, ncphongspt@gmail.com)

* Tôi đã khóc khi nghe tin GS Ngô Bảo Châu được trao giải thưởng Fields - giải “Nobel Toán học” năm 2010, người đầu tiên của Việt Nam nhận được giải thưởng danh giá này. Xin chúc mừng anh - xin được gọi Giáo sư như thế vì tôi cùng tuổi với anh, cùng cầm tinh con Chuột. Chắc rằng không chỉ tôi, mà rất nhiều người Việt Nam đã rơi nước mắt vì vui mừng khi nghe thông tin anh nhận giải thưởng Fields. Được biết, anh sẵn sàng về Việt Nam 3 tháng mỗi năm để làm việc, cùng đóng góp cho nền Toán học nước nhà, chúng tôi mừng và tin vì anh là người Việt Nam và cũng có lòng tự hào như chúng tôi, phải không anh - GS Ngô Bảo Châu? (Lê Văn Huy,

Giải thưởng cao nhất về toán học trên thế giới là gì?

Huy chương Fields là giải thưởng được trao cho tối đa 4 nhà toán học không quá 40 tuổi tại mỗi kỳ Đại hội quốc tế (ICM) của Hiệp hội Toán học quốc tế (IMU), được tổ chức 4 năm/lần.

Giải Nobel toán học là gì?

Giải Abel là giải thưởng được nhà vua Na Uy trao hàng năm cho những nhà toán học xuất chúng. Lễ trao giải diễn ra tại hội trường của khoa Luật thuộc Đại học Oslo, nơi diễn ra buổi lễ trao giải Nobel Hòa bình từ 1947 đến 1989. Ủy ban giải Abel cũng thành lập Hội thảo Abel, được quản lý bởi Hội Toán học Na Uy.

Giải thưởng Fields mặt ai?

Một trong số này là Ngô Bảo Châu. Mục đích của giải thưởng là công nhận và hỗ trợ cho các nhà toán học trẻ đã có những đóng góp quan trọng cho toán học. Huy chương Fields được làm bằng vàng, mặt trước khắc hình nhà bác học thiên tài Hy Lạp cổ đại Archimedes, còn tên người nhận giải khắc ở rìa của huy chương.

Ai là người Việt Nam đầu tiên nhận được huy chương Fields là một giải thưởng danh giá do Hiệp hội Toán học Quốc tế trao tặng?

Huy chương Fields là một giải thưởng được trao cho tối đa bốn nhà toán học không quá 40 tuổi tại mỗi kỳ Đại hội Toán học Thế giới của Hiệp hội toán học quốc tế (IMU). Nhà toán học Canada John Charles Fields là người sáng lập giải thưởng. Giáo sư Ngô Bảo Châu, sinh năm 1972 tại Hà Nội, là học sinh chuyên toán.

Chủ đề