Giải các bài toán hình học lớp 6

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 6: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Giải Sách Bài Tập Toán Lớp 6
  • Sách giáo khoa Toán lớp 6 tập 1
  • Sách Giáo Khoa Toán lớp 6 tập 2
  • Sách Giáo Viên Toán Lớp 6 Tập 1
  • Sách Giáo Viên Toán Lớp 6 Tập 2
  • Bài Tập Toán Lớp 6 Tập 1
  • Bài Tập Toán Lớp 6 Tập 2

Sách giải toán 6 Ôn tập phần hình học (Câu hỏi – Bài tập) giúp bạn giải các bài tập trong sách giáo khoa toán, học tốt toán 6 sẽ giúp bạn rèn luyện khả năng suy luận hợp lý và hợp logic, hình thành khả năng vận dụng kết thức toán học vào đời sống và vào các môn học khác:

Bài 1 (trang 127 SGK Toán 6 Tập 1): Đoạn thẳng AB là gì?

Lời giải:

Đoạn thẳng AB là hình gồm điểm A, điểm B và tất cả các điểm nằm giữa A và B. (trang 115 SGK Toán 6 tập 1)

Bài 2 (trang 127 SGK Toán 6 Tập 1): Cho ba điểm A, B, C không thẳng hàng. Vẽ đường thẳng AB, tia AC, đoạn thẳng BC, điểm M nằm giữa B và C.

Lời giải:

Đây là bài tập giúp các bạn phân biệt các khái niệm về đường thẳng, tia, đoạn thẳng, …

Nhắc lại:

+ Đoạn thẳng được giới hạn bởi hai đầu mút.

+ Tia được giới hạn về một phía.

+ Đường thẳng không giới hạn ở hai phía.

Bài 3 (trang 127 SGK Toán 6 Tập 1): a) Đánh dấu hai điểm M, N. Vẽ đường thẳng a và đường thẳng xy cắt nhau tại M và đều không đi qua N. Vẽ điểm A khác M trên tia My.

b) Xác định điểm S trên đường thẳng a sao cho S, A, N thẳng hàng. Trong trường hợp đường thẳng AN song song với đường thẳng a thì có vẽ được điểm S không? Vì sao?

Lời giải:

Từ các dữ liệu đề bài, chúng ta vẽ hình như sau:

a)

b)

Nếu AN song song với đường thẳng a thì không vẽ được điểm S vì hai đường thẳng song song không có điểm chung nào (trang 108 SGK Toán 6 tập 1).

Bài 4 (trang 127 SGK Toán 6 Tập 1): Vẽ bốn đường thẳng phân biệt. Đặt tên cho các giao điểm (nếu có).

Lời giải

Trước hết, các bạn nhớ lại định nghĩa đường thẳng phân biệt: (trang 109 SGK Toán 6 tập 1)

Hai đường thẳng không trùng nhau còn được gọi là hai đường thẳng phân biệt.

Do đó với bài tập này, chúng ta có rất nhiều cách vẽ. Dưới đây mình xin minh họa một vài trường hợp cơ bản:

– 4 đường thẳng phân biệt cắt nhau

– 4 đường thẳng phân biệt song song

– 1 đường thẳng cắt 3 đường thẳng

Nói chung các bạn nên vẽ hai hình. Còn chọn hình nào thì tùy bạn.

Bài 5 (trang 127 SGK Toán 6 Tập 1): Cho ba điểm thẳng hàng A, B, C sao cho B nằm giữa A và C. Làm thế nào để chỉ đo hai lần, mà biết được độ dài của cả ba đoạn thẳng AB, BC, CA? Hãy nêu các cách làm khác nhau.

Lời giải

Vì B nằm giữa A, C nên AB + BC = AC

Chỉ đo 2 lần, ta có 3 cách sau để xác định độ dài AB, BC, AC

– Cách 1:

Đo độ dài hai đoạn thẳng AB và BC ⇒ AC = AB + BC

– Cách 2:

Đo độ dài hai đoạn thẳng AB và AC ⇒ BC = AC – AB

– Cách 3:

Đo độ dài hai đoạn thẳng BC và AC ⇒ AB = AC – BC

Bài 6 (trang 127 SGK Toán 6 Tập 1): Cho đoạn thẳng AB dài 6cm. Trên tia AB lấy điểm M sao cho AM = 3cm.

a) Điểm M có nằm giữa hai điểm A và B hay không? Vì sao?

b) So sánh AM và MB.

c) M có là trung điểm của AB không?

Lời giải

a)

Trên tia AB có M, B mà AM = 3cm < AB = 6cm nên điểm M nằm giữa hai điểm A và B.

b) M nằm giữa A và B nên:

AM + MB = AB ⇒ MB = AB – AM = 6 – 3 = 3cm.

Ta thấy AM = 3cm = MB. Vậy AM = MB.

c)

M nằm giữa A, B và AM = MB (hay M cách đều AB) nên M là trung điểm của đoạn thẳng AB.

Bài 7 (trang 127 SGK Toán 6 Tập 1): Cho đoạn thẳng AB dài 7cm. Vẽ trung điểm của đoạn thẳng AB.

Lời giải

Gọi M là trung điểm của đoạn thẳng AB. Do đó:

MA = MB = AB/2 = 7:2 = 3,5 cm

Cách vẽ:

– Trên giấy, các bạn chấm một điểm A. Đặt vạch 0cm của thước trùng với điểm A. Theo cạnh thước, tìm vạch chỉ 3,5cm ; 7cm và đánh dấu đó là M và B sau đó kẻ đường thẳng từ A tới B là xong.

Bài 8 (trang 127 SGK Toán 6 Tập 1): Vẽ hai đường thẳng xy và zt cắt nhau tại O. Lấy A thuộc tia Ox, B thuộc tia Ot, C thuộc tia Oy, D thuộc tia Oz sao cho OA = OC = 3cm, OB = 2cm, OD = 2 OB.

Lời giải

Các bạn vẽ hình theo các bước:

– Vẽ hai đường thẳng xy và zt cắt nhau tại O

– Trên đường thẳng xy: lấy A thuộc tia Ox, lấy C thuộc tia Oy sao cho OA = OC = 3cm

– Trên đường thẳng zt:

+ Lấy B thuộc tia Ot sao cho OB = 2cm

+ Lấy D thuộc tia Oz sao cho OD = 2 OB = 2.2 = 4cm

Giải bài tập Toán lớp 6 Tập 1, Tập 2 Kết nối tri thức và cuộc sống, giúp soạn toán 6 hay nhất đầy đủ lý thuyết, bài tập, công thức phần số học và hình học sách giáo khoa Toán lớp 6


GIẢI TOÁN 6 TẬP 1 KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

  • CHƯƠNG I. TẬP HỢP CÁC SỐ TỰ NHIÊN
    • Bài 1. Tập hợp
    • Bài 2. Cách ghi số tự nhiên
    • Bài 3. Thứ tự trong tập hợp các số tự nhiên
    • Bài 4. Phép cộng và phép trừ số tự nhiên
    • Bài 5. Phép nhân và phép chia số tự nhiên
    • Luyện tập chung trang 20
    • Bài 6. Lũy thừa với số mũ tự nhiên
    • Bài 7. Thứ tự thực hiện các phép tính
    • Luyện tập chung trang 27
    • Bài tập cuối chương I
  • CHƯƠNG II. TÍNH CHIA HẾT TRONG TẬP HỢP CÁC SỐ TỰ NHIÊN
    • Bài 8. Quan hệ chia hết và tính chất
    • Bài 9. Dấu hiệu chia hết
    • Bài 10. Số nguyên tố
    • Luyện tập chung trang 43
    • Bài 11. Ước chung. Ước chung lớn nhất
    • Bài 12. Bội chung. Bội chung nhỏ nhất
    • Luyện tập chung trang 54
    • Bài tập cuối chương II
  • CHƯƠNG III. SỐ NGUYÊN
    • Bài 13. Tập hợp các số nguyên
    • Bài 14. Phép cộng và phép trừ số nguyên
    • Bài 15. Quy tắc dấu ngoặc
    • Luyện tập chung trang 69
    • Bài 16. Phép nhân số nguyên
    • Bài 17. Phép chia hết. Ước và bội của một số nguyên
    • Luyện tập chung trang 75
    • Bài tập cuối chương III
  • CHƯƠNG IV. MỘT SỐ HÌNH PHẲNG TRONG THỰC TIỄN
    • Bài 18. Hình tam giác đều. Hình vuông. Hình lục giác đều
    • Bài 19. Hình chữ nhật. Hình thoi. Hình bình hành. Hình thang cân
    • Bài 20. Chu vi và diện tích của một số tứ giác đã học
    • Luyện tập chung trang 95
    • Bài tập cuối chương IV
  • CHƯƠNG V.TÍNH ĐỐI XỨNG CỦA HÌNH PHẲNG TRONG TỰ NHIÊN
    • Bài 21. Hình có trục đối xứng
    • Bài 22. Hình có tâm đối xứng
    • Luyện tập chung trang 108
    • Bài tập cuối chương V
  • HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH TRẢI NGHIỆM KÌ 1
    • Tấm thiệp và phòng học của em
    • Vẽ hình đơn giản với phần mềm GeoGebra
    • Sử dụng máy tính cầm tay

GIẢI TOÁN 6 TẬP 2 KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG

  • CHƯƠNG VI. PHÂN SỐ
    • Bài 23. Mở rộng phân số. Phân số bằng nhau
    • Bài 24. So sánh phân số. Hỗn số dương
    • Luyện tập chung trang 13
    • Bài 25. Phép cộng và phép trừ phân số
    • Bài 26. Phép nhân và phép chia phân số
    • Bài 27. Hai bài toán về phân số
    • Luyện tập chung trang 25
    • Bài tập cuối chương VI
  • CHƯƠNG VII.SỐ THẬP PHÂN
    • Bài 28. Số thập phân
    • Bài 29. Tính toán với số thập phân
    • Bài 30. Làm tròn và ước lượng
    • Bài 31. Một số bài toán về tỉ số và tỉ số phần trăm
    • Luyện tập chung trang 41
    • Bài tập cuối chương VII
  • CHƯƠNG VIII. NHỮNG HÌNH HÌNH HỌC CƠ BẢN
    • Bài 32. Điểm và đường thẳng
    • Bài 33. Điểm nằm giữa hai điểm. Tia
    • Bài 34. Đoạn thẳng. Độ dài đoạn thẳng
    • Bài 35. Trung điểm của đoạn thẳng
    • Luyện tập chung trang 57
    • Bài 36. Góc
    • Bài 37. Số đo góc
    • Luyện tập chung trang 65
    • Bài tập cuối chương VIII
  • CHƯƠNG IX. DỮ LIỆU VÀ XÁC SUẤT THỰC NGHIỆM
    • Bài 38. Dữ liệu và thu thập dữ liệu
    • Bài 39. Bảng thống kê và biểu đồ tranh
    • Bài 40. Biểu đồ cột
    • Bài 41. Biểu đồ cột kép
    • Luyện tập chung trang 87
    • Bài 42. Kết quả có thể và sự kiện trong trò chơi, thí nghiệm
    • Bài 43. Xác suất thực nghiệm
    • Luyện tập chung trang 97
    • Bài tập cuối chương IX
  • HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH TRẢI NGHIỆM KÌ 2
    • Kế hoạch chi tiêu cá nhân và gia đình
    • Giải Hoạt động thể thao nào được yêu thích trong hè? - Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống
    • Vẽ hình đơn giản với phần mềm Geogbra tập 2
  • ÔN TẬP ÔN TẬP CUỐI NĂM
    • Bài tập ôn tập cuối năm phần số và đại số
    • Bài tập ôn tập cuối năm phần hình học và đo lường
    • Bài tập ôn tập cuối năm phần một số yếu tố thống kê và xác suất

Video liên quan

Chủ đề