Giải bài tập vật lý lớp 7 bài 21

Khoa học tự nhiên 7 Bài 21: Nam châm điện Chân trời sáng tạo được VnDoc biên soạn hướng dẫn bạn đọc trả lời các nội dung câu hỏi bài tập, thảo luận, bài tập SGK Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 20 CTST.

\>> Bài trước đó: Khoa học tự nhiên 7 Bài 20: Từ trường Trái Đất - Sử dụng la bàn

Mở đầu trang 102 Bài 21 KHTN lớp 7

Một số cần cẩu dùng lực từ có thể nhấc được các vật nặng hàng chục tấn bằng sắt, thép lên cao. Có phải chúng hoạt động nhờ nam châm vĩnh cửu không?

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Một số cần cẩu dùng lực từ có thể nhấc được các vật nặng hàng chục tấn bằng sắt, thép lên cao. Chúng hoạt động nhờ nam châm điện.

1. Nam châm điện

Câu hỏi thảo luận 1 trang 102 KHTN lớp 7

Mô tả hiện tượng xảy ra giữa đinh vít và các kẹp giấy trong hai trường hợp có dòng điện và không có dòng điện đi qua ống dây.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Khi có dòng điện, đinh vít hút các kẹp giấy. Khi không có dòng điện, đinh vít không hút các kẹp giấy.

Câu hỏi thảo luận 2 trang 102 KHTN lớp 7

Nếu xem đinh vít trở thành nam châm khi có dòng điện đi qua cuộn dây, làm thế nào để xác định các cực của nam châm này (Hình 21.1)?

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Nếu xem đinh vít trở thành nam châm khi có dòng điện chạy qua cuộn dây, để xác định các cực của nam châm này, ta sử dụng một nam châm khác đã biết rõ hai cực và đưa một cực (ví dụ cực bắc) của nam châm đã biết rõ hai cực lại gần đinh vít, nếu hai nam châm hút nhau thì đầu hút nhau là cực bắc, còn đẩy nhau thì đầu của đinh vít là cực nam.

Câu hỏi thảo luận 3 trang 103 KHTN lớp 7

Vì sao khi ngắt dòng điện, đinh vít không còn hút các kẹp giấy

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Khi ngắt dòng điện, xung quanh đinh vít không còn tồn tại từ trường, đinh vít không có từ tính nên đinh vít không còn hút các kẹp giấy.

2. Ảnh hưởng của dòng điện đến từ trường của nam châm điện

Câu hỏi thảo luận 4 trang 103 KHTN lớp 7

Quan sát Hình 21.2, ta có thể kết luận gì về lực từ và từ trường của nam châm điện khi sử dụng hai viên pin thay vì một viên pin?

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Lực từ và từ trường của nam châm điện khi sử dụng hai viên pin lớn hơn khi sử dụng một viên pin.

Luyện tập trang 103 KHTN lớp 7

Giải thích vì sao chiếc cần cẩu đã nêu ở đầu bài học có thể tạo ra lực từ mạnh.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Chiếc cần cẩu đã nêu ở đầu bài học có năng lượng rất lớn, năng lượng này đã chuyển hóa thành điện năng, điện năng lớn nên độ lớn lực từ của nam châm điện trong cần cẩu lớn.

Câu hỏi thảo luận 5 trang 103 KHTN lớp 7

Hãy mô tả chiều của dòng điện trong Hình 21.3.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Chiều của dòng điện trong Hình 21.3: Khi bật công tắc, trong mạch xuất hiện dòng điện đi từ cực dương của pin, qua cuộn dây và đi vào cực âm của pin theo chiều ngược chiều kim đồng hồ.

Câu hỏi thảo luận 6 trang 103 KHTN lớp 7

Đặt một kim nam châm bên cạnh đầu đinh vít. Quan sát và nhận xét chiều của kim nam châm trước và sau khi đổi chiều dòng điện.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi

Khi đặt kim nam châm bên cạnh đầu đinh vít, chiều của kim nam châm trước và sau ghi đổi chiều dòng điện cũng đổi chiều.

Nhằm mục đích giúp học sinh dễ dàng làm bài tập về nhà trong Vở bài tập Vật Lí lớp 7, chúng tôi biên soạn giải vở bài tập Vật Lí lớp 7 Bài 21: Sơ đồ mạch điện - Chiều dòng điện hay nhất, ngắn gọn bám sát nội dung sách Vở bài tập Vật Lí 7.

A - Học theo SGK

I - SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN

Câu C1 trang 68 Vở bài tập Vật Lí 7: Sơ đồ mạch điện hình 19.3 (SGK)

Câu C2 trang 68 Vở bài tập Vật Lí 7: Một sơ đồ khác cho mạch điện hình 19.3

II - CHIỀU DÒNG ĐIỆN

Câu C4 trang 68 Vở bài tập Vật Lí 7:

Chiều của dòng điện theo quy ước ngược chiều với chiều dịch chuyển của các êlectrôn trong dây dẫn kim loại.

Câu C5 trang 68 Vở bài tập Vật Lí 7: (Hình 21.3)

Chú ý:

Mạch điện kín các êlectrôn dịch chuyển trong dây kim loại từ cực âm sang cực dương của nguồn điện. Chiều dòng điện trong dây kim loại ngược chiều với chiều dịch chuyển của các êlectrôn.

III - VẬN DỤNG

Câu C6 trang 69 Vở bài tập Vật Lí 7:

  1. Nguồn điện của đèn gồm 2 pin.

+ Kí hiệu của nguồn điện này là:

+ Thông thường cực dương của nguồn điện được lắp về phía đầu của đèn (về phía bóng đèn)

  1. Một trong các sơ đồ có thể là:

Ghi nhớ:

- Mạch điện được miêu tả bằng sơ đồ và từ sơ đồ mạch điện có thể lắp mạch điện tương ứng.

- Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn.

B - Giải bài tập

1. Bài tập trong SBT

Câu 21.1 trang 69 Vở bài tập Vật Lí 7: Kẻ đoạn thẳng nối mỗi điểm ở cột bên phải với một điểm ở cột bên trái trong bảng dưới đây để chỉ ra sự tương ứng giữa mỗi bộ phận mạch điện và kí hiệu sơ đồ của nó:

Câu 21.2 trang 70 Vở bài tập Vật Lí 7: Hãy vẽ sơ đồ cho mạch điện hình 21.1, hình 21.2 SBT trong đó có mũi tên chỉ chiều dòng điện chạy trong mạch điện kín:

Câu 21.3 trang 70 Vở bài tập Vật Lí 7:

  1. Dây thứ hai chính là khung xe đạp (thường bằng sắt) nối cực thứ hai của đinamô (vỏ của đinamô) với đầu thứ hai của bóng đèn.
  1. Sơ đồ mạch điện từ đinamô tới đèn trước của xe đạp

Chú ý: đinamô có cực dương và âm thay đổi luân phiên (theo nguồn xoay chiều)

2. Bài tập tương tự

Câu 21a trang 70 Vở bài tập Vật Lí 7: Vẽ thêm mũi tên vào các sơ đồ mạch điện dưới đây để chỉ chiều quy ước của dòng điện (hình 21.8):

Lời giải:

Câu 21b trang 71 Vở bài tập Vật Lí 7: Có mạch điện kín trong trường hợp nào dưới đây (hình 21.9)

Lời giải:

Chọn D

Vì mạch D có hai day kim loại nhôm và đồng là vật liệu dẫn điện.

Câu 21c trang 71 Vở bài tập Vật Lí 7: Câu phát biểu nào dưới đây là đúng ?

  1. Chiều quy ước của dòng điện là chiều dịch chuyển có hướng của các hạt điện tích dương qua dây dẫn, và các thiết bị điện nối giữa hai cực của pin hoặc của acquy.
  1. Chiều quy ước của dòng điện là chiều dịch chuyển có hướng của các hạt điện tích âm qua dây dẫn, và các thiết bị điện nối giữa hai cực của pin hoặc của acquy.
  1. Chiều quy ước của dòng điện là chiều dịch chuyển có hướng của các êlectrôn tự do qua dây dẫn, và các thiết bị điện nối giữa hai cực của pin hoặc của acquy.
  1. Chiều quy ước của dòng điện là chiều từ cực âm qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực dương của nguồn điện.

Lời giải:

Chọn A.

Theo quy ước về chiều dòng điện: Chiều của dòng điện là chiều dịch chuyển có hướng của các hạt điện tích dương qua dây dẫn, và các thiết bị điện nối giữa hai cực của pin hoặc của acquy.

Chủ đề