Giải bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 140

Đặt thêm tên khác cho truyện.

Có thể đặt thêm tên khác cho truyện :

- Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.- Lửa thử vàng gian nan thử sức .- Đất Nung dũng cảm.

- Hãy tôi luyện trong lửa đỏ.

- Có chịu rèn luyện mới trở nên hữu ích.

1. Đọc đoạn văn sau miêu tả những sự vật nào?

Trước mặt tôi, một cây sồi cao lớn toàn thân phủ đầy lá đỏ. Bên cạnh đó, như để tôn thêm màu đỏ chói lọi kia lại là màu vàng rực rỡ của mấy cây cơm nguội. Một làn gió rì rào chạy qua, những chiếc lá rập rình lay động như những đốm lửa vàng lửa đỏ bập bùng cháy. Tôi rẽ lá, nhẹ nhàng men theo một lạch nước để đến cạnh cây sồi. Nước róc rách chảy, lúc trườn lên mấy tảng đá trắng, lúc luồn dưới mấy gốc cây ẩm mục.

TRẦN HOÀI DƯƠNG

2. Viết vào vở những điều em hình dung được về các sự vật trên theo lời miêu tả (Sgk trang 140)

Trả lời:

STTTên sự vậtHình dángMàu sắcChuyển độngTiếng động
1Cây sồicao lứalá đỏ chói lọiLá rập rình lay động như những đốm lửa đỏ 
2Cây cơm nguội lá vàng rực rỡlá rập rình lay động như những đốm lửa vàng 
3Lạch nước  trườn lên mấy tảng đá trắng, luồn dưới mấy gốc cây ẩm mụcróc rách (chảy)

3. Qua những nét miêu tả trên, em thấy tác giả đã quan sát sự vật bằng những giác quan nào ?

Trả lời:

  • Qua những nét miêu tả trên, ta thấy tác giả đã quan sát sự vật bằng mắt, bằng tai.
  • Muốn hiểu sự vật người ta quan sát kĩ chúng bằng nhiều giác quan.

II. Ghi nhớ:

Miêu tả là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của cảnh, của người, của vật để giúp người nghe, người đọc hình dung được các đối tượng ấy. 

III. Luyện tập

Câu 1: Tìm những câu văn miêu tả trong truyện Chú Đất Nung.

Trả lời:

Câu văn miêu tả trong chuyện Chú Đất Nung:

" Đó là một chàng kị sĩ rất bảnh, cưỡi ngựa tía, dây cương vàng và một nàng công chúa mặt trắng, ngồi trong mái lầu son."

Câu 2: Em thích những hình ảnh nào trong đoạn trích dưới đây? Hãy viết 1, 2 câu miêu tả một trong những hình ảnh đó.

  MƯA

Chớp

Rạch ngang trời

Khô khốc 

Sấm

Ghé xuống sân

Khanh khách cười

Cây dừa

Sải tay

Bơi 

Ngọn mùng tơi

Nhảy múa

Mưa

Mưa

U ù như xay lúa

Lôp bộp

Lôp bộp

Rơi

Rơi

Đất trời

Mù trắng nước

Mưa chéo mặt sân

Sủi bọt

Cóc nhảy chồm chồm

Chó sủa

Cây lá hả hê

Bố em đi cày về

Đội sấm

Đội chớp

Đội cả trời mưa… 

(Trần Đăng Khoa)

Trả lời:

Hình ảnh: Mưa ù ù như xay lúa.

=> Mưa, tiếng mưa rơi ù ù nghe như tiếng xay lúa. Mưa rơi trên những tàu lá, mái nhà nghe lộp bộp và cả đất trời là một màu trắng xoá.

Hình ảnh: Ngọn mùng tươi nhảy múa.

=> Ngọn mùng tơi xanh rờn, rung rinh trong màn nước trắng xoá như đang nhảy múa cùng mưa.

Hình ảnh: Sấm ghé xuống sân khanh khách cười.

=> Sấm rền vang rồi bỗng nhiên “đùng đùng, đoàng đoàng” làm cho mọi người giật nảy mình, tưởng như sấm đang ở ngoài sân, cất tiếng cười khanh khách.

Hoặc:

Hình ảnh: Sấm ghé xuống sân khanh khách cười.

=> Sấm rền vang rồi bỗng nhiên “đùng đùng, đoàng đoàng” làm cho mọi người giật nảy mình, tưởng như sấm đang ở ngoài sân, cất tiếng cười khanh khách.

Hình ảnh: Mưa ù ù như xay lúa.

=> Mưa, tiếng mưa rơi ù ù nghe như tiếng xay lúa. Mưa rơi trên những tàu lá, mái nhà nghe lộp bộp và cả đất trời là một màu trắng xoá.

Hình ảnh: Ngọn mùng tươi nhảy múa.

=> Ngọn mùng tơi xanh rờn, rung rinh trong màn nước trắng xoá như đang nhảy múa cùng mưa.

Thế nào là miêu tả

  • I. Thế nào là miêu tả phần Nhận xét Tập làm văn SGK Tiếng Việt 4 trang 140
    • Câu 1 (trang 140 sgk Tiếng Việt 4)
    • Câu 2 (trang 140 sgk Tiếng Việt 4)
    • Câu 3 (trang 140 sgk Tiếng Việt 4)
  • II. Ghi nhớ Thế nào là miêu tả
  • III. Thế nào là miêu tả phần Luyện tập Tập làm văn SGK Tiếng Việt 4 trang 141
    • Câu 1 (trang 141 sgk Tiếng Việt 4)
    • Câu 2 (trang 141 sgk Tiếng Việt 4)

Tập làm văn lớp 4: Thế nào là miêu tả? là lời giải phần Tập làm văn SGK Tiếng Việt 4 trang 140, 141 có đáp án chi tiết cho từng bài tập SGK cho các em học sinh tham khảo luyện tập các dạng bài tập bước đầu làm quen với văn miêu tả. Mời các em cùng tham khảo so sánh đối chiếu với bài làm của mình ngay sau đây.

>> Bài trước: Tập đọc lớp 4: Chú Đất Nung (tiếp theo)

I. Thế nào là miêu tả phần Nhận xét Tập làm văn SGK Tiếng Việt 4 trang 140

Câu 1 (trang 140 sgk Tiếng Việt 4)

Đoạn văn sau miêu tả những sự vật nào?

Trước mặt tôi, một cây sồi cao lớn toàn thân phủ đầy lá đỏ. Bên cạnh đó, như để tôn thêm màu đỏ chói lọi kia lại là màu vàng rực rỡ của mấy cây com nguội. Một làn gió rì rào chạy qua, những chiếc lá rập rình lay động như nhũng đốm lửa vàng lửa đỏ bập bùng cháy. Tôi rẽ lá, nhẹ nhàng men theo một lạch nước để đến cạnh cây sồi. Nước róc rách chảy, lúc trườn lên mấy tảng đá trắng, lúc luồn dưới mấy gốc cây ẩm mục.

TRẦN HOÀI DƯƠNG

Đáp án

Đoạn văn đã miêu tả: cây sồi, cây cơm nguội, lạch nước. Những điều hình dung được về các sự vật trên theo lời miêu tả:

- Cây sòi: cao lớn, toàn thân phủ đầy lá đỏ.

- Cây cơm nguội: vàng rực rỡ

- Lạch nước: uốn lượn, nước chảy róc rách

Câu 2 (trang 140 sgk Tiếng Việt 4)

Viết vào vở những điều em hình dung được về các sự vật trên theo lời miêu tả.

Thứ tự

Tên sự vật

Hình dáng

Màu sắc

Chuyển động

Tiếng động

M: 1

Cây sòi

Cao lớn

Lá đỏ chói lọi

Lá rập rình lay động như những đốm lửa đỏ

Đáp án

Thứ tự

Tên sự vật

Hình dáng

Màu sắc

Chuyển động

Tiếng động

M: 1

Cây sòi

Cao lớn

Lá đỏ chói lọi

Lá rập rình lay động như những đốm lửa đỏ

M: 2

Cây cơm nguội

Lá vàng rực rỡ

Lá rập rình lay động như những đốm lửa vàng

M: 3

Lạch nước

Trườn lên mấy tảng đá luồn dưới mấy gốc cây ẩm mục

Róc rách (chảy)

Câu 3 (trang 140 sgk Tiếng Việt 4)

Qua những nét miêu tả trên, em thấy tác giả đã quan sát sự vật bằng những giác quan nào?

Gợi ý: Đọc kĩ các chi tiết miêu tả trong đoạn văn rồi hình dung xem để miêu tả được như vậy tác giả đã sử dụng giác quan nào.

Ví dụ: Chiếc lá màu vàng dịu -> dùng mắt để quan sát màu sắc của chiếc lá.

Đáp án

Qua những nét miêu tả trên, ta thấy tác giả đã quan sát sự vật bằng mắt, bằng tai.

Muốn hiểu sự vật người ta quan sát kĩ chúng bằng nhiều giác quan.

II. Ghi nhớ Thế nào là miêu tả

Miêu tả là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của cảnh, của người của vật để giúp người đọc, người nghe hình dung được đối tượng ấy.

III. Thế nào là miêu tả phần Luyện tập Tập làm văn SGK Tiếng Việt 4 trang 141

Câu 1 (trang 141 sgk Tiếng Việt 4)

Tìm những câu văn miêu tả trong đoạn văn Chú đất Nung

Đáp án

Những câu văn miêu tả trong truyện Chú Đất Nung là:

Đó là một chàng kị sĩ rất bảnh, cưỡi ngựa tía, dây cương vàng và một nàng công chúa mặt trắng, ngồi trong mái lầu son”.

Câu 2 (trang 141 sgk Tiếng Việt 4)

Em thích những hình ảnh nào trong đoạn trích dưới đây. Hãy viết 1, 2 câu miêu tả trong những hình ảnh đó (đoạn trích SGK Tiếng Việt trang 141)

Chớp

Rạch ngang trời

Khô khốc

Sấm

Ghé xuống sân

Khanh khách

Cười

Cây dừa

Sải tay

Bơi

Ngọn mùng tơi

Nhảy múa

Mưa

Mưa

Ù ù như xay lúa

Lộp bộp

Lộp bộp…

Rơi

Rơi…

Đất trời

Mù trắng nước

Mưa chéo mặt sân

Sủi bọt

Cóc nhảy chồm chồm

Chó sủa

Cây lá hả hê

Bố em đi cày về

Đội sấm

Đội chớp

Đội cả trời mưa…

Trần Đăng Khoa

Đáp án

Em thích hình ảnh:

Sấm ghé xuống sân, khanh khách cười.

Cây dừa sải tay bơi.

Ngọn mùng tơi nhảy múa.

Khắp nơi toàn màu trắng của nước.

Bố bạn nhỏ đi cày về..

- Viết 1, 2 câu miêu tả trong những hình ảnh đó

+ Cây dừa ngoài ngõ oằn mình theo chiều gió. Lá dừa như những cánh tay người đang sải bơi giữa dòng nước trắng xóa, mênh mông.

+ Sấm rền vang rồi bỗng nhiên “đùng đùng, đoàng đoàng” làm cho mọi người giật nảy

>> Chi tiết: Em thích những hình ảnh nào trong đoạn trích Mưa. Viết câu miêu tả một trong những hình ảnh đó

>> Bài tiếp theo: Tập làm văn lớp 4: Thế nào là miêu tả?

Chuyên mục mới của VnDoc

Đặt câu hỏi về học tập, giáo dục, giải bài tập của bạn tại chuyên mục Hỏi đáp của VnDoc
Hỏi - ĐápTruy cập ngay: Hỏi - Đáp học tập

Các đáp án và câu trả lời nhanh chóng, chính xác!

Tập làm văn lớp 4: Thế nào là miêu tả được VnDoc sưu tầm, tổng hợp hướng dẫn giải các dạng bài tập làm quen với cách viết văn miêu tả, chuẩn bị cho các bài kiểm tra trong năm học đạt kết quả cao. Tham khảo lời giải tương ứng với VBT Tiếng Việt lớp 4 Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 tuần 14: Thế nào là miêu tả?.

Ngoài ra, các bạn luyện giải bài tập SGK Tiếng Việt 4 được VnDoc sưu tầm, chọn lọc. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 4, đề thi học kì 2 lớp 4 các môn Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, Khoa học, Lịch sử, Địa Lý, Tin học mới nhất được cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo đề thi, bài tập lớp 4 mới nhất.

Đối với chương trình học lớp 4, để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 4 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 4. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Video liên quan

Chủ đề