Giải bài tập Tiếng Việt lớp 4 tập 2 trang 70

1. Dựa vào các tranh dưới đây, kể lại từng đoạn của câu chuyện mới được nghe cô giáo (thầy giáo) kể:

Trả lời:

Tranh 1: Năm ấy, phát xít kéo quân sang xâm lược Liên Xô. Đến đâu, chúng cũng cướp bóc, bắn giết hết sức dã man, lòng dân vô cùng oán hận. Một buổi chiều, bọn phát xít bất ngờ xông vào làng nọ. Khắp làng không một bóng người. Không thấy du kích chống cự, chúng tưởng được yên thân. 

Tranh 2: Nhưng trời vừa tối, tiếng súng vang lên. Bọn phát xít hốt hoảng hỏi nhau:

–     Bắn ở đâu thế?

Một tên lính từ ngoài chạy vào, nói:

–    Bắn nhau ở cánh rừng kia kìa! Đã bắn được một tên du kích.

Một lát sau, mấy tên lính dẫn một chú bé đến trước mặt tên chỉ huy. Chú bé chừng mười ba hoặc mười bốn tuổi. Chú mặc áo sơ mi xanh có hàng cúc trắng. Tên sĩ quan hỏi:

–    Mày là ai?

Chú bé kiêu hãnh trả lời:

–    Tao là du kích!

Tên sĩ quan quát lớn:

–    Đội du kích của chúng mày đang ở đâu?

Chú bé trả lời bằng giọng khinh bỉ:

–    Tao không biết

Tên sĩ quan nổi giận, ra lệnh cho bọn lính hành hạ, tra tấn chú rất dã man, nhưng chú không tiết lộ nửa lời. Gần sáng, bọn chúng đem chú bé ra bắn.

Tranh 3: Đêm hôm sau, du kích tấn công vào chính khu vực bọn phát xít đóng quân. Kho tàng của chúng bị nổ tung, nhưng chúng cũng bắt được một em nhỏ.

Tên sĩ quan kinh ngạc hỏi to:

–    Mày là ai?

Chú bé kiêu hãnh trả lời:

–    Tao là du kích!

Tên sĩ quan không còn tin ở mắt mình nữa. Trước mặt chúng vẫn là chú bé mặc áo sơ mi xanh có hàng cúc trắng mà hắn đã ra lệnh cho bọn lính bắn chết đêm qua. Tên sĩ quan rên rỉ:

–    Ôi lạy chúa! Đất nước này thật ma quỷ!

Rồi hắn gào lên:

–    Treo cổ nó lên! Treo cổ!

Mệnh lệnh của hắn lập tức được thi hành.

Tranh 4: 

Sang đêm thứ ba, du kích đánh thẳng vào sở chỉ huy của chúng, chính tên sĩ quan độc ác đã bị bắt sống đem về khu du kích trong rừng. Khi người ta mở băng bịt mắt, hắn nhìn thấy trước mặt là một người du kích đứng tuổi và bên bác ta là một chú bé mặc áo sơ mi xanh có hàng cúc trắng. Hắn quỳ phục trước chân chú bé, miệng lảm nhảm cầu xin chú bé.

–   Xin tha tội cho tôi! Tha tội cho tôi! Tôi đâu ngờ ngài có thể chết đi sống lại như phù thủy thế này!

Người phiên dịch đã chỉ vào bác du kích và cho hắn biết sự thật:

–  Đây là cha của hai đứa trẻ mà ngươi đã giết trong hai đêm qua. Trước mặt ngươi là đứa con thứ ba của bác ấy!

Tên sĩ quan phát xít kêu lên một tiếng rồi gục xuống sát đất. Trước khi đền tội, hắn cũng đã bị khuất phục bởi tinh thần dũng cảm của các chiến sĩ nhỏ tuổi của đội du kích đang xả thân chống phát xít xâm lược.

2. Kể lại toàn bộ câu chuyện

Trả lời:

Năm ấy, phát xít Đức kéo quân sang xâm lược Liên Xô. Đến đâu, chúng cũng cướp bóc, bắn giết hết sức dã man, lòng dân vô cùng oán hận.

Một buổi chiều, bọn phát xít bất ngờ xông vào làng nọ. Khắp làng không một bóng người. Không thấy du kích chống cự, chúng tưởng được yên thân. Nhưng trời vừa tối, tiếng súng vang lên. Bọn phát xít hốt hoảng hỏi nhau:

–     Bắn ở đâu thế?

Một tên lính từ ngoài chạy vào, nói:

–    Bắn nhau ở cánh rừng kia kìa! Đã bắn được một tên du kích.

Một lát sau, mấy tên lính dẫn một chú bé đến trước mặt tên chỉ huy. Chú bé chừng mười ba hoặc mười bốn tuổi. Chú mặc áo sơ mi xanh có hàng cúc trắng. Tên sĩ quan hỏi:

–    Mày là ai?

Chú bé kiêu hãnh trả lời:

–    Tao là du kích!

Tên sĩ quan quát lớn:

–    Đội du kích của chúng mày đang ở đâu?

Chú bé trả lời bằng giọng khinh bỉ:

–    Tao không biết

Tên sĩ quan nổi giận, ra lệnh cho bọn lính hành hạ, tra tấn chú rất dã man, nhưng chú không tiết lộ nửa lời. Gần sáng, bọn chúng đem chú bé ra bắn.

Đêm hôm sau, du kích tấn công vào chính khu vực bọn phát xít đóng quân. Kho tàng của chúng bị nổ tung, nhưng chúng cũng bắt được một em nhỏ.

Tên sĩ quan kinh ngạc hỏi to:

–    Mày là ai?

Chú bé kiêu hãnh trả lời:

–    Tao là du kích!

Tên sĩ quan không còn tin ở mắt mình nữa. Trước mặt chúng vẫn là chú bé mặc áo sơ mi xanh có hàng cúc trắng mà hắn đã ra lệnh cho bọn lính bắn chết đêm qua. Tên sĩ quan rên rỉ:

–    Ôi lạy chúa! Đất nước này thật ma quỷ!

Rồi hắn gào lên:

–    Treo cổ nó lên! Treo cổ!

Mệnh lệnh của hắn lập tức được thi hành.

Sang đêm thứ ba, du kích đánh thẳng vào sở chỉ huy của chúng, chính tên sĩ quan độc ác đã bị bắt sống đem về khu du kích trong rừng. Khi người ta mở băng bịt mắt, hắn nhìn thấy trước mặt là một người du kích đứng tuổi và bên bác ta là một chú bé mặc áo sơ mi xanh có hàng cúc trắng. Hắn quỳ phục trước chân chú bé, miệng lảm nhảm cầu xin chú bé.

–   Xin tha tội cho tôi! Tha tội cho tôi! Tôi đâu ngờ ngài có thể chết đi sống lại như phù thủy thế này!

Người phiên dịch đã chỉ vào bác du kích và cho hắn biết sự thật:

–  Đây là cha của hai đứa trẻ mà ngươi đã giết trong hai đêm qua. Trước mặt ngươi là đứa con thứ ba của bác ấy!

Tên sĩ quan phát xít kêu lên một tiếng rồi gục xuống sát đất. Trước khi đền tội, hắn cũng đã bị khuất phục bởi tinh thần dũng cảm của các chiến sĩ nhỏ tuổi của đội du kích đang xả thân chống phát xít xâm lược.

3. Câu chuyện ca ngợi phẩm chất gì ở các chú bé? Tại sao truyện có tên là Những chú bé không chết? Em hãy thử đặt tên khác cho câu chuyện này?

Trả lời:

– Câu chuyện ca ngợi phẩm chất dũng cảm, kiên cường, bất khuất, sự hy sinh cao cả của các chiến sĩ nhỏ tuổi.

– Truyện có tên là Những chú bé không chết là để thấy được sự trân trọng của người sau trước sự hy sinh của các chiến sĩ nhỏ tuổi, những chú bé tuy là đã chết rồi nhưng hình ảnh cùng tinh thần quả cảm của các chú bé vẫn còn sống mãi trong trái tim những người còn sống, cái chết cao cả, chết mà như sống

– Đặt tên khác cho câu chuyện: “Những chú bé dũng cảm”, “Những chú bé không chết”.

Mai Anh Ngày: 18-05-2022 Lớp 4

293

Tailieumoi.vn giới thiệu Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Luyện từ và câu trang 70, 71 chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong VBT Tiếng Việt 4 Tập 2 Mời các bạn đón xem:

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 70, 71 Luyện từ và câu - Mở rộng vốn từ: Du lịch - Thám hiểm

=> Xem lại các bài soạn Tiếng Việt lớp 4 trước đó tại đây: Soạn tiếng Việt lớp 4

---------------------------HẾT-------------------------------

Sau phần bài soạn này, chúng tôi tiếp tục hướng dẫn các em học sinh soạn bài Tập đọc: Bài thơ về tiểu đội xe không kính, các em cùng đón đọc.

Ngoài nội dung ở trên, các em có thể tìm hiểu thêm phần Ôn tập giữa học kì I tiết 5 trang 98 SGK Tiếng Việt 4 nhằm chuẩn bị cho những kì thi sắp tới.

Ngoài ra, Ôn tập giữa học kì I tiết 6 trang 99 SGK Tiếng Việt 4 là một bài học quan trọng mà các em cần phải đặc biệt lưu tâm.

Phân môn Kể chuyện phần soạn tiếng Việt lớp 4 hôm nay, chúng tôi hướng dẫn các em cách soạn bài Kể chuyện: Những chú bé không chết trang 70 SGK Tiếng Việt 4 tập 2 để các em tham khảo và tham gia vào tiết học kể chuyện ở trên lớp hiệu quả hơn. Để biết nội dung chi tiết của bài học, mời các em cùng đón đọc tài liệu dưới đây của chúng tôi.

Mời các em học sinh và quý thầy cô tham khảo hướng dẫn giải VBT Tiếng Việt lớp 4: Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Du lịch và Thám hiểm - Tuần 29 trang 70, 71 Tập 2 được đội ngũ chuyên gia biên soạn đầy đủ và ngắn gọn dưới đây.

Mở rộng vốn từ: Du lịch và Thám hiểm

Giải vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 70, 71: Luyện từ và câu

Câu 1: Những hoạt động nào được gọi là du lịch ? Đánh dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng :

Đi chơi ở công viên, hồ nước gần nhà.

Đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh.

Đi làm việc xa nhà một thời gian.

Trả lời:

Đi chơi xa để nghỉ ngơi, ngắm cảnh.

Câu 2: Theo em, thám hiểm là gì ? Ghi dấu x vào ô trống trước ý trả lời đúng :

Tìm hiểu đời sống của người dân xung quanh nơi mình ở.

Đi chơi xa để xem phong cảnh hoặc nghỉ ngơi, chữa bệnh.

Thăm dò, tìm hiểu những nơi xa lạ, khó khăn, có thể nguy hiểm.

Trả lời:

Thăm dò, tìm hiểu những nơi xa lạ, khó khăn, có thể nguy hiểm.

Câu 3: Em hiểu câu Đi một ngày đàng học một sàng khôn nghĩa là gì ?

Trả lời:

   Em hiểu câu "Đi một ngày đàng học một sàng khôn" nghĩa là khi đi ra ngoài xã hội việc gặp gỡ, giao lưu, tiếp xúc với thế giới bên ngoài sẽ giúp ta học hỏi được nhiều điều hay, có ích.

Câu 4: Chọn các tên sông cho trong ngoặc đơn, rồi viết vào chỗ trống để giải các câu đố dưới đây :

(sông Cửu Long, sông Lam, sông Hồng, sông Mã, sông Tiền, sông Hậu, sông Đáy, sông Bạch Đằng, sông Cầu).

  Câu đố Tên sông
a Sông gì đỏ nặng phù sa ?  
b Sông gì lại hoá được ra chín rồng ?  
c

Làng quan họ có con sông

Hỏi dòng sông ấy là sông tên gì ?

 
d Sông tên xanh biếc sông chi ?  
e Sông gì tiếng vó ngựa phi vang trời ?  
g

Sông gì chẳng thể nổi lên ?

Bởi tên của nó gắn liền dưới sâu?

 
h

Hai dòng sông trước sông sau

Hỏi hai sông ấy ở đâu ? Sông nào ?

 
i

Sông nào nơi ấy sóng trào

Vạn quân Nam Hán ta đào mồ chôn ?

 

Trả lời:

  Câu đố Tên sông
a Sông gì đỏ nặng phù sa ? Sông Hồng
b Sông gì lại hoá được ra chín rồng ? Sông Cửu Long
c

Làng quan họ có con sông

Hỏi dòng sông ấy là sông tên gì ?

Sông Cầu
d Sông tên xanh biếc sông chi ? Sông Lam
e Sông gì tiếng vó ngựa phi vang trời ? Sông Mã
g

Sông gì chẳng thể nổi lên ?

Bởi tên của nó gắn liền dưới sâu?

Sông Đáy
h

Hai dòng sông trước sông sau

Hỏi hai sông ấy ở đâu ? Sông nào ?

Sông Tiền - Sông Hậu
i

Sông nào nơi ấy sóng trào

Vạn quân Nam Hán ta đào mồ chôn ?

Sông Bạch Đằng

►►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải VBT Tiếng Việt 4: Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Du lịch và Thám hiểm - Tuần 29 trang 70, 71 Tập 2 file PDF hoàn toàn miễn phí.

Đánh giá bài viết

Video liên quan

Chủ đề