Giải bài tập sgk vật lý 10 bài 2

Lời giải bài tập Vật Lí lớp 10 Bài 2: Vấn đề an toàn trong Vật lí sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Vật Lí 10 Bài 2 từ đó học tốt môn Lí 10.

Giải bài tập Vật Lí lớp 10 Bài 2: Vấn đề an toàn trong Vật lí

Video giải Vật lí 10 Bài 2: Vấn đề an toàn trong Vật lí - Chân trời sáng tạo

Vấn đề an toàn trong nghiên cứu và học tập vật lí

Giải vật lí 10 trang 12 Chân trời sáng tạo

Câu hỏi 3 trang 14 Vật lí 10: Hãy nêu một số biện pháp an toàn khi sử dụng điện.

Phương pháp giải:

Liên hệ thực tế

Lời giải:

Một số biện pháp an toàn khi sử dụng điện:

+ Trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ cá nhân

+ Giữ khoảng cách an toàn với nguồn điện

+ Tránh sử dụng các thiết bị điện khi đang sạc

+ Không dùng tay ướt hoặc nhiều mồ hôi khi sử dụng dây điện

+ Tránh xa nơi điện thế nguy hiểm

+ Lắp đặt vị trí cầu dao, cầu chì, công tắc, ổ điện đúng quy định...

Luyện tập trang 14 Vật lí 10: Quan sát Hình 2.3, nêu ý nghĩa của mỗi biển báo cảnh báo và công dụng của mỗi trang thiết bị bảo hộ trong phòng thí nghiệm

Phương pháp giải:

Quan sát hình và tìm hiểu trên internet

Lời giải:

Biển báo cảnh báo

Hình ảnh

Ý nghĩa

Chất dễ cháy, chất tự phản ứng, chất tự cháy, chất tự phát nhiệt

Cảnh báo nguy cơ chất độc

Điện áp cao nguy hiểm chết người

Cảnh báo chất phóng xạ

Công dụng của trang thiết bị bảo hộ

Hình ảnh

Công dụng

Bảo hộ cơ thể, chống hóa chất, chống nước

Bảo vệ mắt khỏi những hóa chất độc hại và đảm bảo thị lực của người trong phòng thí nghiệm

Chống hóa chất, chống khuẩn

Vận dụng trang 14 Vật lí 10: Hãy thiết kế bảng hướng dẫn các quy tắc an toàn tại phòng thí nghiệm Vật lí

Lời giải:

Bài tập (trang 14)

Bài 1 trang 14 Vật lí 10: Tìm hiểu và trình bày những quy tắc an toàn đối với nhân viên làm việc liên quan đến phóng xạ.

Phương pháp giải:

Tìm hiểu thực tế, trên báo, trên internet

Lời giải:

Những quy tắc an toàn đối với nhân viên làm việc liên quan đến phóng xạ

+ Giảm thời gian tiếp xúc với phóng xạ

+ Tăng khoảng cách từ cơ thể đến nguồn phóng xạ

+ Mặc đồ bảo hộ

Bài 2 trang 14 Vật lí 10: Trạm không gian quốc tế ISS có độ cao khoảng 400 km, trong khi bầu khí quyển có bề dày hơn 100 km. Trong trạm không gian có tình trạng mất trọng lượng, mọi vật tự do sẽ lơ lửng.

Hãy tìm hiểu các bất thường và nguy hiểm mà các nhà du hành làm việc lâu dài ở trong trạm có thể gặp phải

Với giải bài tập Vật lí 10 Bài 2: Sự biến dạng sách Cánh diều hay nhất, chi tiết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Vật lí 10 Bài 2.

Giải bài tập Vật lí lớp 10 Bài 2: Sự biến dạng

Mở đầu

Mở đầu trang 113 Vật lí 10:

Trong một chiếc cầu treo như cầu Brooklyn (Brúc-klin), đường cong duyên dáng của dây cáp chính là nét căn bản để tạo nên sự hấp dẫn của nó. Những chiếc cầu này được nhìn nhận vừa như những công trình nghệ thuật vừa như những kì quan kĩ thuật. Nhờ có sự biến đổi hình dạng, tức là biến dạng mà những dây cáp dẻo dai của cầu chịu được những lực rất lớn tác dụng lên cầu.

Biến dạng được phân loại như thế nào?

Lời giải:

Có thể phân biệt biến dạng theo các cách khác nhau:

+ Biến dạng đàn hồi.

+ Biến dạng dẻo.

Ví dụ:

+ Dùng tay kéo dãn lò xo làm nó bị biến dạng, khi tay thôi kéo thì lò xo trở về hình dạng ban đầu, đó là biến dạng đàn hồi.

Dùng tay kéo dãn lò xo làm nó biến dạng

Thôi kéo, lò xo trở về trạng thái ban đầu

+ Khi dùng tay kéo mạnh làm lò xo biến dạng, thôi tác dụng lực thì lò xo không trở về trạng thái ban đầu thì đó là biến dạng dẻo.

Trong biến dạng đàn hồi có thể chia thành

+ Biến dạng nén

Ví dụ: Dùng hai tay nén lò xo lại, làm lò xo bị biến dạng, khi buông tay ra, lò xo trở về trạng thái ban đầu.

+ Biến dạng kéo

Ví dụ: Dùng hai tay kéo dãn một dây cao su như hình vẽ, khi buông tay, dây cao su trở về trạng thái ban đầu.

Ngoài ra còn có biến dạng lệch (hay biến dạng trượt), biến dạng xoắn, biến dạng uốn.

Ví dụ: Lực tác dụng về hai phía làm cho khớp nối bị biến dạng trượt (như hình vẽ).

Ví dụ: Dùng tay uốn cong một thước nhựa, buông tay ra nó lại trở về trạng thái ban đầu, đó là biến dạng uốn.

Ví dụ: Giữ cố định một đoạn dây đồng, đầu kia tác dụng lực làm dây bị biến dạng xoắn.

  1. Biến dạng kéo và biến dạng nén

Câu hỏi 1 trang 114 Vật lí 10:

Thảo luận về kết quả (hình dạng, kích thước) của biến dạng kéo và biến dạng nén ở hình 2.3b và 2.3c.

Lời giải:

- Khi bị biến dạng nén, miếng cao su ngắn lại và bị phình ra ở phần giữa (tăng chiều rộng, giảm chiều dài).

- Khi bị biến dạng kéo, miếng cao su dài ra, phần giữa nhỏ lại (chiều rộng giảm đi, chiều dài tăng lên).

II. Định luật Hooke (Húc)

2. Thí nghiệm

Câu hỏi 2 trang 115 Vật lí 10:

Các kết quả trong bảng 2.1 gợi ý cho bạn mối liên hệ gì? Hãy phát biểu mối liên hệ đó.

Lời giải:

Độ giãn càng lớn khi lực tác dụng vào lò xo càng lớn. Do lực đàn hồi xuất hiện cân bằng với trọng lực nên ta có mối liên hệ: lực đàn hồi và độ giãn của lò xo tỉ lệ thuận với nhau.

3. Định luật Hooke

Luyện tập

Luyện tập 1 trang 115 Vật lí 10:

Dưới tác dụng của một lực kéo 2,5 N một lò xo dài thêm 25 mm. Độ cứng của lò xo là bao nhiêu?

Lời giải:

Đổi 25 mm = 0,025 m

Áp dụng định luật Hooke k=FΔl=2,50,025=100 (N/m)

4. Ứng dụng định luật Hooke

Luyện tập 2 trang 116 Vật lí 10:

Bảng dưới đây là số liệu của một thí nghiệm về độ giãn lò xo:

Trọng lượng (N)

0

1

2

3

4

5

6

Chiều dài (mm)

100

110

120

130

140

155

180

Độ giãn (mm)

?

?

?

?

?

?

?

  1. Độ dài tự nhiên của lò xo là bao nhiêu?
  1. Hoàn thành bảng số liệu.
  1. Vẽ đồ thị để biểu diễn mối quan hệ của trọng lượng của vật và độ giãn của lò xo.
  1. Đánh dấu điểm giới hạn đàn hồi trên đồ thị.
  1. Vùng nào trên đồ thị là vùng mà độ giãn tỉ lệ với trọng lượng?
  1. Trọng lượng là bao nhiêu để độ giãn lò xo là 15 mm?
  1. Trọng lượng là bao nhiêu để lò xo khi giãn ra có độ dài 125 mm?

Lời giải:

  1. Độ dài tự nhiên của lò xo là 100 mm.
  1. Hoàn thành bảng số liệu

Trọng lượng (N)

0

1

2

3

4

5

6

Chiều dài (mm)

100

110

120

130

140

155

180

Độ giãn (mm)

0

10

20

30

40

55

80

  1. Vẽ đồ thị để biểu diễn mối quan hệ của trọng lượng của vật và độ giãn của lò xo

  1. Đánh dấu điểm giới hạn đàn hồi

  1. Vùng mà độ giãn tỉ lệ với trọng lượng được đánh dấu trên đồ thị (khi F từ 0 – 4 N)

Căn cứ vào đồ thị, ta thấy khi độ giãn của lò xo là 15 mm thì độ lớn trọng lực tác dụng lên lò xo là 1,5 N.

  1. Khi lò xo có độ dài 125 mm, thì lò xo đã giãn 25 mm, từ đồ thị ta xác định được trọng lượng của vật là 2,5 N

Vận dụng trang 117 Vật lí 10:

Đồ thị hình 2.9 biểu diễn mối quan hệ giữa lực tác dụng vào đầu dưới lò xo và độ giãn của nó (như thí nghiệm trên hình 2.5) với bốn lò xo A, B, C, D.

Chủ đề