Giải bài tập nguyên lý máy tạ ngọc hải năm 2024

PHẦN BÀI TẬP MỞ RỘNG

Sinh viên có thể chọn 1 nội dung nghiên cứu phù hợp (có sự đồng ý của giảng

viên) để thay cho phần bài tập mở rộng này

Phần bài tập:

Bài 1: Cho cơ cấu Geneva như hình vẽ

 Hãy vẽ lược đồ động, tính bậc tự do của cơ cấu này.

 Cho biết khâu 2 dẫn động có ωin \= 10 rad/s; chiều dài l2\= 0,1 m. Hãy xác

định vận tốc & gia tốc của khâu 3 tại vị trí này.

Bài 2: Tính áp lực tại khớp động B (khớp quay giữa BR2 và cần C) & Mô-men

cân bằng, Mcb, trên cần C của cơ cấu BR hành tinh (Hình 1) dưới tác dụng của mô-

men cản M1 \= 20Nm. Các BR là tiêu chuẩn, ăn khớp đúng với mô-đun m=20mm,

Z1\=20; Z3\=50

(Gợi ý: Tham khảo lời giải bài 112, trang 85 & 86, Bài tập Nguyên lý máy – Tạ

Ngọc Hải; để giải 2 bài tập 2 & 3)

Hình 1

Hình 2

Bài 3: Tính áp lực tại khớp động B (khớp quay giữa khối BR2-2’ và cần C) & Mô-

men cân bằng, Mcb, trên khâu dẫn 1 của cơ cấu BR hành tinh (Hình 2) dưới tác

dụng của mô-men cản Mc \= 56Nm. Các cặp BR là tiêu chuẩn, ăn khớp đúng với

mô-đun m1\=m2\=5mm; m2’\=m3\=8mm; Z1\=28; Z2\=84, Z2’\=20; Z3\=50

Bài 4: Tính hiệu suất tức thời của cơ cấu tay quay-con trượt trong động cơ đốt

trong tại vị trí φ1\=90o (hình 3), nếu áp suất hơi đốt là p=40at (chưa kể đến trọng

lượng & lực quán tính của cơ cấu), biết kích thước các khâu: l1\=0,065m,

l2\=0,26m; đường kính piston dp\=0,11m; đường kính các ổ đỡ là dA\=0,085m,

dB\=0,075m, dC\=0,038m; tốc độ quay của tay quay n1\=1000 vg/ph; hệ số ma sát tại

các khớp động là f=0,2.

(Gợi ý: - Tham khảo bài giải ví dụ, hình 5.5, bài 166, trang 120, 121 & 122,

sách BT Nguyên lý máy, Tạ Ngọc Hải

- Trong bài giải có 1 số kết quả được đưa ra nhưng không thể hiện sự tính

toán. Hãy làm rõ những kết quả đó)

Hình 3

Bài 5: Cho 1 cặp BR thân khai ngoại tiếp không dịch chỉnh và ăn khớp khít có số

răng Z1\=22, Z2\=30; mô-đun m=10mm, góc ăn khớp α=20o, chiều cao đầu răng

h’=m. Tính hệ số trùng khớp ε.

Nếu khoảng cách tâm tăng thêm 10mm, những thông số cơ bản về ăn khớp và chế

tạo nào của cặp BR thay đổi. Tính góc ăn khớp α’ và hệ số trùng khớp ε’.

Bài 6: Cho hệ BR (Hình 4); BR1 chủ động quay với vận tốc n1\=1350 vg/ph. Tính

số vòng quay của BR bị động 6, nếu số răng của các BR là: Z1\=20, Z2\=60,

Z3\=140, Z4\=62, Z5\=18, Z5’\=20, Z6\=60.

Hình 4

Hình 5

Bài 7: Cho hệ BR như ở Hình 5 (vẽ bằng nét liền), tính tỉ số truyền i14 nếu cho

trước ic2\=53/27 và số răng của các BR là Z1\=40, Z2\=64, Z2’\=60, Z3\=30, Z3’\=50,

Z4\=40.

Để đảm bảo tỉ số truyền như cũ bằng cách biến hệ thành hệ vi sai kín nhờ nối

truyền động từ BR1 đến BR4 (vẽ nét đứt), hỏi phải dùng thêm BR gì? Số răng là

bao nhiêu?

Bài 8: Tính khối lượng mc của đối trọng đặt vào trục quay tại bán kính

rc\=15mm để cân bằng với những khối lượng mất cân bằng m1\=0.5 kg,

m2\=0.7 kg, m3\=0.8 kg, m4\=1 kg đặt tại các bán kính r1\=10mm, r2\=20mm,

r3\=15mm, r4\=10mm, ứng với các vị trí α12 \= α23 \= α34 \= 90o (Hình 6). Nếu

không cân bằng, ổ trục phải chịu 1 áp lực là bao nhiêu khi trục quay với tốc

độ 3000 vg/ph.

(Gợi ý: Tham khảo bài giải của bài 177, hình 6.1, trang 126 & 127, Bài

tập Nguyên lý máy – Tạ Ngọc Hải)

Chủ đề