Giải bài tập 1 văn 8 tập 2 trang 71 năm 2024

Soạn Văn 8 bài Viết văn bản nghị luận về một vấn đề của đời sống được VnDoc tổng hợp và đăng tải bao gồm đáp án chi tiết cho các câu hỏi trong SGK Ngữ văn 8 tập 1 Chân trời sáng tạo, giúp các em học sinh biết cách trả lời các câu hỏi trong bài, từ đó học tốt Ngữ văn 8. Tài liệu được biên soạn chi tiết, rõ ràng, giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức được học trong bài. Sau đây mời các bạn tham khảo chi tiết.

Câu 1 (trang 71 SGK Ngữ văn 8 CTST tập 1)

Vấn đề được bản luận trong bài viết là gì? Tác giả thể hiện thái độ đồng tình hay phản đối đối với vấn đề đó?

Hướng dẫn trả lời:

Vấn đề được bàn luận trong văn bản là vai trò của thiên nhiên đối với cuộc sống.

Tác giả hoàn toàn tán đồng ý kiến: “Thiên nhiên là người bạn tốt của con người, con người cần yêu mến, bảo vệ thiên nhiên

Câu 2 (trang 71 SGK Ngữ văn 8 CTST tập 1)

Vẽ sơ đồ thể hiện luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong bài viết.

Hướng dẫn trả lời:

Câu 3 (trang 71 SGK Ngữ văn 8 CTST tập 1)

Nhận xét về sức thuyết phục của các lí lẽ, bằng chứng được tác giả nêu ra.

Hướng dẫn trả lời:

Sức thuyết phục của các lí lẽ, bằng chứng được tác giả nêu ra: Lí lẽ logic, bằng chứng xác đáng và chân thực. Tác giả sử dụng những lí lẽ đanh thép, bằng chứng được nêu ra cụ thể, phù hợp nhằm tăng tính thuyết cho bài viết

Hướng dẫn viết (trang 71 SGK Ngữ văn 8 CTST tập 1)

Đề bài: Câu lạc bộ Văn học trường em phát động viết bài với đề tài “Con người và thiên nhiên”. Hãy viết một bài văn nghị luận, bày tỏ ý kiến đồng tình hay phản đối về một vấn đề môi trường hoặc thiên nhiên mà em quan tâm và gửi cho ban tổ chức.

Hướng dẫn trả lời:

Bao bì ni lông được sử dụng nhiều trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều dùng vì sự tiện lợi của nó mà không hề biết hậu quả mà nó ảnh hưởng rất lớn đối với môi trường và sức khỏe con người.

Ta không quá khó để tìm thấy một bao bì ni lông trên khắp mọi nơi. Quanh các khu chợ người mua kẻ bán đều dùng túi ni lông để đựng hàng hoá của mình. Các khu dân cư tập kết rất nhiều rác thải túi ni lông do các hộ gia đình sử dụng. Mua cá, mua thịt dùng túi ni lông để đựng, mua rau, mua quả cũng sử dụng túi ni lông, mua trà sữa, cà phê, nước uống mang về cũng không thể thiếu túi ni lông. Dường như, nó trở thành một vật dụng tất yếu phục vụ đời sống con người.

Tác hại của túi ni lông đến môi trường là vô cùng lớn. Khi chúng bị thải ra môi trường gây ngăn cản sự sinh trưởng của các loài thực vật. Đồng thời, lượng túi ni lông thải xuống sông biển lớn mà chưa được phân hủy kịp thời, gây ô nhiễm môi trường nước, môi trường biển, các loài sinh vật dần mất đi môi trường sống của mình. Bao bì ni lông không chỉ hủy hoại môi trường sống của sinh vật mà còn là tác nhân bào mòn sức khoẻ con người. Trong túi ni lông có chứa các kim loại, khi dùng làm túi chuyên dụng đựng đồ ăn, thức uống có thể đầu độc cơ thể đặc biệt là não bộ và là tác nhân gây nên bệnh ung thư, suy giảm miễn dịch cơ thể.

Hiện nay, một số nước như Thụy Điển, Trung Quốc, Hoa Kỳ đã ra lệnh cấm sử dụng bao bì ni lông. Nước ta cũng cần đề ra những giải pháp quán triệt sử dụng bao bì ni lông đúng cách, nêu có thể nên đề ra luật cấm sử dụng bao bì ni lông trong đời sống là tối ưu nhất. Khuyến khích người dân sử dụng bao bì tự hủy sinh học thay thế các loại ni lông này. Mỗi cá nhân, đặc biệt là các bà, các mẹ nội trợ trong gia đình nên thay thế túi ni lông bằng các làn, các túi giấy để đi chợ, các hộp nhựa để bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh.

Từ bỏ một thói quen là điều không dễ nhưng để hình thành một thói quen mới và tốt cho bản thân và xã hội thì đó là điều nên làm. Để có thể sống trong một môi trường lành mạnh và an toàn, chúng ta phải hành động ngay từ bây giờ.

..............................

Trên đây VnDoc đã hướng dẫn các bạn học sinh Soạn bài Viết văn bản nghị luận về một vấn đề của đời sống. Hy vọng rằng với tài liệu này sẽ giúp ích cho các bạn học tốt môn Văn lớp 8. Để xem các bài tiếp theo, mời các bạn vào chuyên mục Soạn Văn 8 Chân trời sáng tạo trên VnDoc nhé. Chuyên mục tổng hợp bài soạn chi tiết đầy đủ, giúp các em có sự chuẩn bị bài kỹ lưỡng trước khi tới lớp. Mời các em tham khảo.

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm Văn mẫu lớp 8, Lý thuyết Văn 8... mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Chúc các bạn học tốt.

Trên đây là gợi ý 3 cách trả lời câu hỏi bài 2 trang 71 SGK ngữ văn 8 tập 2 được biên soạn chi tiết giúp các em tham khảo để soạn bài Hành động nói (tiếp theo) trong chương trình soạn văn 8 tốt hơn trước khi đến lớp. Hướng dẫn Soạn Bài 24 sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập hai. Nội dung bài Soạn bài Hành động nói (tiếp theo) sgk Ngữ văn 8 tập 2 bao gồm đầy đủ bài soạn, tóm tắt, cảm thụ, phân tích, thuyết minh,… đầy đủ các bài văn mẫu lớp 8 hay nhất, giúp các em học tốt môn Ngữ văn 8.

I – CÁCH THỰC HIỆN HÀNH ĐỘNG NÓI

1. Câu 1 trang 70 sgk Ngữ văn 8 tập 2

Đánh số thứ tự trước mỗi câu trần thuật trong đoạn trích sau đây. Xác định mục đích nói của những câu ấy bằng cách đánh dấu (+) vào ô thích hợp và dấu (-) vào ô không thích hợp theo bảng tổng hợp kết quả bên dưới.

Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.

(Hồ Chí Minh, Tinh thần yêu nước của nhân dân ta)

Trả lời:

Mục đích/Câu 1 2 3 4 5 Hỏi – – – – – Trình bày + + + – – Điều khiển – – – + + Hứa hẹn – – – – – Bộc lộ cảm xúc – – – – –

2. Câu 2 trang 70 sgk Ngữ văn 8 tập 2

Dựa theo cách tổng hợp kết quả ở bài tập trên, hãy lập bảng trình bày quan hệ giữa các kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật với những kiểu hành động nói mà em đã biết. Cho ví dụ minh họa.

Trả lời:

Các kiểu câu thực hiện hành động nói:

– Câu nghi vấn thực hiện hành động nói: hỏi, điều khiển, bộc lộ cảm xúc.

– Câu trần thuật thực hiện hành động nói: trình bày, bộc lộ cảm xúc, điều khiển, hứa hẹn.

– Câu cảm thán: bộc lộ cảm xúc.

– Câu cầu khiến thực hiện hành động: điều khiển.

II – LUYỆN TẬP

1. Câu 1 trang 71 sgk Ngữ văn 8 tập 2

Tìm các câu nghi vấn trong bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn. Cho biết những câu ấy được dùng làm gì. Vị trí của mỗi câu nghi vấn trong từng đoạn văn có liên quan như thế nào đến mục đích nói của nó?

Trả lời:

Các câu nghi vấn trong bài Hịch tướng sĩ:

– Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi muốn vui vẻ phỏng có được không?

→ Mục đích: khẳng định không thể vui vẻ được.

– Lúc bấy giờ, dẫu các ngươi không muốn vui vẻ phỏng có được không?

→ Mục đích: khẳng định không thể không vui vẻ được.

– Vì sao vậy?

→ Mục đích: nêu vấn đề để giải thích.

– Nếu vậy, rồi đây sau khi giặc giã dẹp yên, muôn đời để thẹn, há còn mặt mũi nào đứng trong trời đất nữa?

→ Mục đích: khẳng định sự nhục nhã đớn hèn, xấu xa của những kẻ không biết rửa nhục, không biết đớn hèn, không lo luyện tập Binh thư yếu lược.

– Vị trí của mỗi câu trong từng đoạn:

+ Những câu nghi vấn đứng ở cuối các đoạn văn thường dùng để khẳng định hay phủ định điều đã được nêu ra trong câu ấy, đoạn ấy.

+ Còn các câu nghi vấn đứng ở đầu đoạn thường dùng để nêu vấn đề.

2. Câu 2 trang 71 sgk Ngữ văn 8 tập 2

Nhiều người có nhận xét là trong các bài nói, bài viết của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường kêu gọi chiến sĩ, đồng bào bằng những câu trần thuật. Hãy tìm những câu trần thuật có mục đích cầu khiến trong các đoạn trích dưới đây của Người và cho biết hình thức diễn đạt ấy có tác dụng như thế nào trong việc động viên quần chúng.

  1. Vì vậy, nhiệm vụ thiêng liêng của toàn dân ta lúc này là phải nâng cao tinh thần quyết chiến quyết thắng, quyết tâm giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới hòa bình thống nhất Tổ quốc.

Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu, quét sạch nó đi.

Đồng bào và chiến sĩ miền Nam anh hùng, dưới ngọn cờ vẻ vang của Mặt trận Dân tộc Giải phóng, liên tục tiến công, liên tục nổi dậy, kiên quyết tiến lên, giành lấy thắng lợi hoàn toàn.

Quân và dân miền Bắc quyết ra sức thi đua yêu nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội và làm tròn nghĩa vụ của mình đối với đồng bào miền Nam ruột thịt […].

(Lời kêu gọi cả nước tiến lên đánh thắng giặc Mĩ xâm lược)

  1. Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thanh niên và nhi đồng.

[…] Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân tộc và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.

(Di chúc)

Trả lời:

Câu trần thuật:

  1. – “Nhiệm vụ thiêng liêng của toàn dân ta lúc này là phải nâng cao tinh thần quyết chiến, quyết thắng, quyết tâm giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới hoà bình thống nhất Tổ quốc”

– “Hễ có một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu, quét sạch nó đi”

– “Quân và dân miền Bắc quyết ra sức thi đua yêu nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội và làm tròn nghĩa vụ của mình đối với đồng bào miền Nam ruột thịt […].”

  1. […] “Điều mong muốn cuối cùng của tôi là: Toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hào bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.” Tác dụng: Việc dùng câu trần thuật với mục đích cầu khiến theo cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh có tác dụng làm cho người nghe (quần chúng) cảm thấy gần gũi với chính người đang ra lời kêu gọi từ đó thấy được nhiệm vụ mà vị lãnh tụ giao cho cũng chính là nguyện vọng của bản thân.

3. Câu 3 trang 72 sgk Ngữ văn 8 tập 2

Tìm các câu có mục đích cầu khiến trong đoạn trích sau. Mỗi câu ấy thể hiện quan hệ giữa các nhân vật và tính cách nhân vật như thế nào?

Dế Choắt trả lời bằng một giọng rất buồn rầu:

– Thưa anh, em cũng muốn khôn nhưng khôn không được. Đụng đến việc là em thở rồi, không còn hơi sức đâu mà đào bới nữa […]. Hay là bây giờ em nghĩ thế này… song anh có thể cho phép em mới dám nói…

Rồi Dế Choắt loanh quanh, băn khoăn. Tôi phải bảo:

– Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào. Dế Choắt nhìn tôi mà rằng:

– Anh đã nghĩ thương em như thế thì hay là anh đào giúp em một cái ngách sang bên nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang…

Chưa nghe hết câu, tôi đã hếch răng lên, xì một hơi rõ dài. Rồi, với bộ điệu khinh khỉnh, tôi mắng:

– Hức! Thông ngách sang nhà ta? Dễ nghe nhỉ! chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!

Tôi về, không một chút bận tâm.

(Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)

Trả lời:

– Các câu có mục đích cầu khiến trong đoạn là:

+ Được, chú mình cứ nói thẳng thừng ra nào.

+ Anh đã nghĩ thương em như thế này thì hay là anh đào giúp cho em một cái ngách sang bên nhà anh, phòng khi tắt lửa tối đèn có đứa nào đến bắt nạt thì em chạy sang…

+ Thôi, im cái điệu hát mưa dầm sùi sụt ấy đi. Đào tổ nông thì cho chết!

– Các câu trên thể hiện khá rõ tính cách của các nhân vật: Dế Choắt yếu đuối khiêm nhường, nhã nhặn; Dế Mèn huyênh hoang, trịch thượng.

4. Câu 4 trang 72 sgk Ngữ văn 8 tập 2

Trong các cách hỏi đường dưới đây, em nên dùng những cách nào để hỏi người lớn?

  1. Bác có biết bưu điện ở đâu không ạ?
  1. Bác làm ơn chỉ giùm cháu bưu điện ở đâu ạ.
  1. Bưu điện ở đâu, hả bác?
  1. Chỉ giùm cháu bưu điện ở đâu với!
  1. Bác có thể chỉ giúp cháu bưu điện ở đâu không ạ?

Trả lời:

Khi hỏi người lớn tuổi, các em cần chú ý những điểm sau:

+ Chú ý cách xưng hô phù hợp, lịch sự.

+ Thể hiện được sự lễ phép, văn minh.

+ Bộc lộ được mục đích lời hỏi.

⇒ Các câu nên chọn là a), b) và e).

5. Câu 5 trang 73 sgk Ngữ văn 8 tập 2

Trong quán ăn, một người nói với người bên cạnh: “Anh có thể chuyển giúp tôi lọ gia vị không ạ?”. Theo em, trong những hành động dưới đây, người nghe nên chọn hành động nào?

  1. Lẳng lặng mà đưa lọ gia vị cho người kia.
  1. Trả lời người kia: “Có chứ ạ. Cái lọ ấy không nặng đâu mà!”
  1. Đưa lọ gia vị cho người kia và nói: “Mời anh.” (hoặc “Mời chị.”, “Mời bác.”,…)

Trả lời:

Nên chọn hành động c).

Bài trước:

  • Soạn bài Nước Đại Việt ta sgk Ngữ văn 8 tập 2

Bài tiếp theo:

  • Soạn bài Ôn tập về luận điểm sgk Ngữ văn 8 tập 2

Xem thêm:

  • Các bài soạn Ngữ văn 8 khác:
  • Để học tốt môn Toán lớp 8
  • Để học tốt môn Vật lí lớp 8
  • Để học tốt môn Hóa học lớp 8
  • Để học tốt môn Sinh học lớp 8
  • Để học tốt môn Lịch sử lớp 8
  • Để học tốt môn Địa lí lớp 8
  • Để học tốt môn Tiếng Anh lớp 8
  • Để học tốt môn Tiếng Anh lớp 8 thí điểm
  • Để học tốt môn Tin học lớp 8
  • Để học tốt môn GDCD lớp 8

Trên đây là phần Hướng dẫn Soạn bài Hành động nói (tiếp theo) sgk Ngữ văn 8 tập 2 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài Ngữ văn tốt!

Chủ đề