Giá làm giấy chứng nhận nguồn gốc hàng hóa năm 2024

VOV.VN - Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết, theo quy định tại Thông tư số 36/2023/TT-BTC của Bộ Tài chính, từ ngày 21/7, DN xin cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) phải nộp phí.

Theo đó, mức thu phí chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) được quy định đối với trường hợp cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là 60.000 đồng/bộ. Trường hợp cấp lại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, DN mất phí 30.000 đồng/bộ C/O.

“Người nộp phí chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) là thương nhân có hồ sơ đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Người nộp phí thực hiện nộp phí theo mức thu trên cho tổ chức thu phí khi nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa”, đại diện Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho biết.

Thông tư số 36 cũng quy định, Bộ Công Thương và cơ quan, tổ chức được Bộ Công Thương uỷ quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá theo quy định tại Điều 34 Luật Quản lý ngoại thương, đồng thời hỗ trợ tối đa DN thanh toán lệ phí C/O trực tuyến.

Giá làm giấy chứng nhận nguồn gốc hàng hóa năm 2024

Từ ngày 21/7, DN xin cấp chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) phải nộp phí.

Tại các Hội nghị tập huấn thực hiện nộp phí chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), lãnh đạo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) nhấn mạnh, trong thời gian tới, Bộ sẽ hỗ trợ tối đa các DN gặp vướng mắc trong quá trình thực hiện nộp phí, nếu cần giải đáp, DN có thể chủ động liên hệ với các đơn vị chuyên môn để hướng dẫn thêm.

Để việc thực hiện nộp phí được nhanh chóng, chính xác DN cần chủ động tìm hiểu và theo dõi các văn bản hướng dẫn từ cơ quan quản lý ban hành trên Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương; Hệ thống Quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử. Ngoài ra, để đảm bảo việc hỗ trợ được thuận tiện, DN có thể gửi yêu cầu tới Vsign.vn để hỗ trợ chuyên sâu hơn. Vsign (tại địa chỉ http://vsign.vn) là sản phẩm do Trung tâm Phát triển thương mại điện tử (Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Bộ Công Thương) xây dựng và phát triển. Vsign ra đời với mục đích cung cấp giải pháp hỗ trợ DN sử dụng chữ ký số, in mẫu form C/O theo chuẩn mẫu của Bộ Công Thương và nhiều tiện ích khác, giúp doanh nghiệp xuất nhập khẩu giảm thời gian tra cứu thông tin hoặc thực hiện công việc một cách dễ dàng, nhanh chóng hơn.

Thời gian qua, Vsign luôn đồng hành cùng DN xuất nhập khẩu, tính riêng 6 tháng đầu năm 2023, hệ thống đã tiếp nhận và xử lý gần 2.000 email của DN yêu cầu giải đáp và hỗ trợ liên quan đến việc khai báo C/O, xử lý yêu cầu về C/O mẫu D điện tử… Bên cạnh đó, Vsign đã biên tập lại những thông tin hướng dẫn được chia sẻ trong các lớp tập huấn để DN có thể hệ thống lại các trình tự thực hiện, thao tác thanh toán khi cần xin cấp phép C/O.

Thông tư số 36/2023/TT-BTC quy định, mức thu phí trường hợp cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là 60.000 đồng/bộ C/O; trường hợp cấp lại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là 30.000 đồng/bộ C/O.

Người nộp phí thực hiện nộp phí theo mức thu trên cho tổ chức thu phí khi nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Chậm nhất ngày 05 hàng tháng, tổ chức thu phí nộp toàn bộ số phí thu được của tháng trước, tiền lãi phát sinh trên số dư tài khoản chuyên thu phí mở tại tổ chức tín dụng (nếu có) vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách của Bộ Công Thương mở tại Kho bạc Nhà nước.

Bộ Công Thương kê khai, nộp, quyết toán phí và nộp tiền lãi phát sinh (trong tài khoản phí chờ nộp ngân sách của Bộ Công Thương mở tại Kho bạc Nhà nước) theo quy định.

Theo Thông tư số 36/2023/TT-BTC, tổ chức thu phí có trách nhiệm nộp 100% tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương). Nguồn chi phí trang trải cho hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí do ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương) đảm bảo.

Hàng năm, tổ chức thu phí lập dự toán kinh phí phục vụ hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí (bao gồm cả kinh phí ủy quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa) theo chế độ, định mức chi ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.

Trường hợp tổ chức thu phí thuộc diện được khoán chi phí hoạt động từ nguồn thu phí theo quy định được trích để lại 83% số tiền phí thu được để trang trải chi phí phục vụ cung cấp dịch vụ, thu phí và chi trả chi phí cho tổ chức được uỷ quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá, thu phí theo quy định pháp luật; nộp 17% số tiền phí thu được vào ngân sách nhà nước (ngân sách trung ương) theo chương, tiểu mục của Mục lục ngân sách nhà nước.

C/O là một thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực hải quan và cũng là một loại giấy tờ rất quan trọng đối với hàng hóa nếu muốn xuất khẩu, nhập khẩu ra vào lãnh thổ Việt Nam. Vậy doanh nghiệp phải bỏ ra bao nhiêu để đóng lệ phí chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O).

Giá làm giấy chứng nhận nguồn gốc hàng hóa năm 2024

1. Chứng nhận C/O là gì?

Chứng nhận xuất xứ hàng hóa là chứng từ được cấp bởi các cơ quan có thẩm quyền. Theo đó, chứng nhận C/O được cấp nhằm xác định hàng hóa này có nguồn gốc xuất xứ từ đâu, quốc gia nào.

Mục đích chứng nhận C/O là chứng minh hàng hóa có xuất xứ rõ ràng, hợp pháp về thuế quan và các quy định khác của pháp luật về Xuất nhập khẩu của cả hai nước.

Qua đó, hàng hóa được cấp chứng nhận C/O được xem là hàng hóa có nguồn gốc tốt và không phải hàng lậu hay hàng trôi nổi không có nhà sản xuất.

2. Có những loại chứng nhận C/O nào?

Theo Thông báo 257/TB-BTC năm 2022 thì kể từ ngày 15/10/2022, thương nhân đề nghị cấp các loại C/O được liệt kê dưới đây có thể tái mẫu C/O và tự in từ Hệ thống Quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ https://ecosys.gov.vn. Mẫu C/O phải in trên giấy trắng, kích thước A4 theo tiêu chuẩn ISO, các loại C/O gồm:

- C/O mẫu D là giấy do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho các loại hàng hóa xuất sang các nước trong ASEAN.

- C/O mẫu AANZ là loại C/O ưu đãi cung cấp cho hàng hóa của các nước ASEAN, Australia và New Zealand.

- C/O mẫu AK là chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu sang Hàn Quốc và các nước thành viên trong hiệp hội ASEAN.

- C/O mẫu AI là loại C/O ưu đãi cấp cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Ấn Độ và các nước thành viên trong hiệp định thương mại đa phương AIFTA.

- C/O mẫu AJ là loại C/O ưu đãi được cấp cho hàng hóa có xuất xứ tại Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản cùng với các nước thành viên có trong hiệp định thương mại đa phương ACCEP.

- C/O mẫu E được phát hành theo hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ASEAN - Trung Quốc (ACFTA).

- C/O mẫu AHK là C/O áp dụng đối với các mặt hàng xuất nhập khẩu đi Hồng Kông (Trung Quốc) và các nước trong khối ASEAN.

- C/O mẫu RCEP là mẫu C/O của Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).

- C/O mẫu CPTPP là loại C/O ưu đãi cấp cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang các nước thành viên trong Hiệp định CPTPP.

- C/O mẫu VK (trong nhiều trường hợp có thể gọi là C/O mẫu KV vẫn được công nhận) là loại C/O ưu đãi được cấp cho hàng hóa có xuất xứ tại Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc.

- C/O mẫu VJ là C/O dùng thường xuyên trong các giao dịch thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản.

- C/O mẫu VC là một mẫu C/O chứng nhận xuất xứ ưu đãi thuế quan trong hiệp định thương mại đa phương của ASEAN và Trung Quốc.

- C/O mẫu VN–CU được cấp cho hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang Cuba.

- C/O mẫu S sử dụng cho các loại hàng hóa xuất khẩu sang Lào

Mẫu C/O các loại nêu trên do Bộ Công Thương phát cho thương nhân vẫn được tiếp tục sử dụng hết ngày 15/4/2023.

3. Ai phải nộp phí cấp giấy chứng nhận C/O?

Đối tượng nộp phí cấp chứng nhận C/O là là thương nhân đề nghị cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa quy định tại khoản 17 Điều 3 Nghị định 31/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương 2017 về xuất xứ hàng hóa. có hồ sơ đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Theo Điều 2 Thông tư 36/2023/TT-BTC).

4. Kê khai nộp phí cấp giấy chứng nhận C/O

Căn cứ Điều 4 Thông tư 36/2023/TT-BTC đối tượng nộp phí chứng nhận C/O thực hiện kê khai theo quy định sau:

- Mức thu phí cấp giấy chứng nhận C/O

Mức thu phí chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) được quy định như sau:

+ Trường hợp cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa: 60.000 đồng/bộ C/O.

+ Trường hợp cấp lại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa: 30.000 đồng/bộ C/O.

- Kê khai, nộp phí thu phí cấp giấy chứng nhận C/O

+ Người nộp phí thực hiện nộp phí theo mức thu quy định như trên cho tổ chức thu phí khi nộp hồ sơ cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

+ Phí nộp theo hình thức quy định tại Thông tư 74/2022/TT-BTC quy định về hình thức, thời hạn thu, nộp, kê khai các khoản phí, lệ phí thuộc thẩm quyền quy định của Bộ Tài chính.

+ Chậm nhất ngày 05 hàng tháng, tổ chức thu phí nộp toàn bộ số phí thu được của tháng trước, tiền lãi phát sinh trên số dư tài khoản chuyên thu phí mở tại tổ chức tín dụng (nếu có) vào tài khoản phí chờ nộp ngân sách của Bộ Công Thương mở tại Kho bạc Nhà nước.

+ Bộ Công Thương kê khai, nộp, quyết toán phí và nộp tiền lãi phát sinh (trong tài khoản phí chờ nộp ngân sách của Bộ Công Thương mở tại Kho bạc Nhà nước).