Giá cnf và cif là gì

       Phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay có tập quán “Mua giá CIF/CNF và bán FOB”, đây là quan điểm hết sức sai lầm. Vậy tại sao không “Mua FOB và bán CIF/CNF”, có nhiều lý do khác nhau, nhưng đều xuất phát từ các lý do sau: Ngại đàm phán hoặc khả năng đàm phán yếu (đây là lý do quan trọng nhất), lo sợ gặp sự cố khi vận chuyển hàng đi xa, quá phụ thuộc vào đối tác nước ngoài, lười trong việc theo dõi hàng hóa trong quá trình vận chuyển hàng,….mặc dù tất cả những lý do trên đều nằm trong khả năng doanh nghiệp Việt Nam có thể làm được hay các FWD Việt nam có thể hổ trợ họ. Từ đó, quên đi những lợi ích rất lớn có thể mang lại từ việc “Mua FOB và bán CIF/CNF”, Tôi xin nêu ra một số lý do mang lại các lợi ích đó:

  • Lý do thứ 1: Chúng ta nên mua giá Exw (nhập khẩu) sẽ được báo giá trực tiếp ko qua tay shipper, nếu qua họ họ sẽ up lên một ít. (ví dụ shipper đi hỏi giá đại lý giá từ shanghai – HCM conts 20′ là bao nhiêu thì đại lý họ sẽ báo là 100$, nhưng shipper sẽ không cộng giá cước vào là 100$, để báo cho chúng ta, mà họ sẽ nâng lê (up) 140$ hay là 200$ rồi sẽ báo cho chúng ta ) vì sao ? vì họ sợ bị rũi ro và để họ làm vậy sẽ an toàn hơn.
  • Lý do thứ 2:  Mua giá FOB, chúng ta sẽ kiểm soát được thời gian đi tàu và thời gian hàng về, khi hàng lên tàu thì hàng đã như chắc chắn 80 % là nằm trong tay chúng ta, vì ta sử dụng đại lý của mình, có sự tin tưởng hơn, và nếu chúng ta sử dụng bill surrender thì quá là an toàn.( lý do này rất quan trọng nhé bạn) vì mình thường mình thấy VN hay mua hàng và thanh toán T/T 30% trước 70% trả  sau khi có bill, nếu bạn chuyển cho nó 30% trước 70 % còn lại nếu bạn mua giá CIF thì bạn sẽ ko biết đó là bill đó thật hay giả và bill là do đại lý nó phát hành.
  • Lý do thứ 3: Kiểm soát được đại lý tại vn, phí trả bao nhiêu tại vn chúng ta đều biết các phí tại vn là bao nhiêu, nếu qua họ khi về vn phí tại vn bao nhiêu ta đóng bấy nhiêu, (không có tiếng nói với lại bị thụ động)
  • Lý do thứ 4: Xin được thời gian lưu hàng tại cảng HCM là 14 ngày và có thể hơn.( nếu để họ booking tà
    u họ sẽ không quan tâm những gì ta nói, đôi khi họ xin 7 ngày hay ít hơn cũng có thể)
  • Lý do thứ 5: Tạo được công ăn việc làm cho các cty tại Vn (tinh thần dân tộc)
  • Lý do thứ 6: Giá exw sẽ được trả tại vn thì tiền hàng sẽ giảm xuống, nếu chúng ta mua CIF hay C&F thì tất cả chi phí sẽ được người bán cộng vào tiền hàng, khi về Vn Chúng ta sẽ chịu đánh thuế NK và Thuế VAT cho phần tiền hàng đó (hại nếu Thuế Nk cao hơn 10%) cái này thì hơi cao một xíu…..
  • Lý do thứ 7: Chúng ta nên bán theo giá CIF, CNF hay nhóm D vì dẽ chủ động hơn trong việc tìm nguồn hàng hoặc sản xuất hàng vì nếu bán theo giá EXW hay FOB thì việc vận chuyển sẽ do người mua quyết định – chúng ta sẽ bị gò bó về thời gian làm hàng. nếu chuẩn bị hàng, sản xuất hàng không kịp thời gian thì sẽ vi pham hợp đồng  hoặc sẽ không xin được thêm thời gian để chuẩn bị hàng (do phương tiện và thời gian vận chuyển do người mua quyết định, bên vận tải sẽ không hổ trợ thêm thời gian cho mình – vì mình có sử dụng dịch vụ của họ đâu. Lúc đó phải quay sang trao đổi với người mua rất tốn thời gian nhưng kết quả thì không được nhiều).

Nguồn Mr. Khắc A.N.T Shipping

Liên hệ:

Skype: khac5579

SĐT: 0949 63 53 89

Email:

Where there is a will, there is a way.!!!

CFR = Cost And Freight Tiền hàng và Cước phí = CNF = CnF = C&F = CF Giao hàng gồm tiền hàng và cước phí có nghĩa là người bán giao hàng đã thông quan xuất khẩu, bốc hàng lên tàu của người chuyển chở do người bán thuê tại cảng bốc hàng. Người bán phải trả tiền cước tàu để chở hàng đến cảng đích quy định. Nhưng mọi rủi ro liên quan đến hàng hoá đã được chuyển từ người bán sang người mua kể từ khi hàng được giao lên tàu.

Các lô hàng quốc tế có được một chút phức tạp hơn so với các lô hàng trong nước. Có một số điều khoản được sử dụng để phác thảo chi phí nhà cung cấp hoặc người mua trả cho các lô hàng.

Theo Incoterm 2000, Chi phí và vận chuyển (tiếng Anh: Cost And Freight – CNF) là một thỏa thuận vận chuyển mà người bán trả tiền để giao hàng đến cảng gần nhất với người mua, nhưng nó không bao gồm chi phí bảo hiểm.

Theo đó, giá CNF chỉ bao gồm:

  • C (cost): Giá trị hàng hóa theo hợp đồng ngoại thương
  • F (Freight): Cước phí vận chuyển hàng hóa đến điểm dỡ hàng theo thỏa thuận trong hợp đồng ngoại thương.

Theo điều kiện CNF, khi các công ty nhập khẩu các mặt hàng từ các quốc gia khác, họ không chỉ phải trả phí vận chuyển mà còn phải trả những khoản chi phí khác như:

  • Thuế nhập khẩu
  • Tiền bảo hiểm
  • Lệ phí thủ tục hải quan
  • Thuế giá trị gia tăng
  • Phí an ninh cảng
  • Phụ phí xăng dầu
  • Phí lắp ghép
  • Phí lưu kho
  • v.v.

Ví dụ: Nếu nhà cung cấp của bạn báo cho bạn một mức giá CNF Cát Lái, điều này có nghĩa là giá bao gồm vận chuyển hàng hóa qua đường biển tới cảng Cát Lái. Khi hàng hóa đến, bạn sẽ phải tổ chức thông quan và vận chuyển hàng hóa đến kho của bạn.

Vì vậy, Giá CNF thực sự chỉ là “phần nổi của tảng băng trôi”, không phải là giá cuối cùng bạn phải trả cho sản phẩm.

Hi vọng bài viết đã giải đáp được điều kiện điều kiện giao hàng CNF là gì cho các bạn. Chúc các bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích.

CNF là gì? Chi phí và Vận chuyển. Viết tắt tiếng Anh:Cost And FreightSo Sánh điểm giống nhau và khác nhau FOB và CIF

Việc tìm hiểu khái niệm thuật ngữ trong Incoterms như CIF ; FOB ; CFR; CNF; CFR FO… có thể xem là bước cơ bản với những bạn nào học và làm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa. Rất nhiều bạn đã từng tiếp xúc và nghe thuật ngữ này quen quen, nhưng áp dụng và hiểu rõ thuần thục Incoterms trong công việc lại là vấn đề khác.

Bạn đang xem: Giá cnf là gì

CIF là gì?

Giá tính toàn bộ chi phí. Bao gồm: Tiền hàng, Bảo hiểm, Cước phí tàu. Viết tắt tiếng anh: Cost Insurance and Freight.

Tóm tắt CIF

Là điều kiện giao hàng tại cảng. Thông thường nó sẽ được viết tắt tại cảng nào đó. Ví dụ: CIF Cát Lái.

Điều kiện giao hàng CIF

Ví dụ trên với CIF Cát Lái, bạn hiểu rằng bên bán sẽ mua bảohiểm và chuyển hàng đến cảng Cát Lái, bên mua nhận hàng và làm tiếp thủ tục từđịa điểm giao hàng này.

FOB Là Gì? – Free On Board giống Freight on Board

Điều kiện giao hàng FOB

là điều kiện giao hàng miễn trách nhiệm của bên bán khi hàng đã lên boong tàu. Có nghĩa là hàng chưa lên tàu thì mọi trách nhiệm thuộc về bên bán (seller), sau khi hàng đã lên tàu thì tất cả rủi ro, trách nhiệm chuyển cho bên mua (buyer).

CFR là gì? Cost and Freight– tiền hàng và cướcphí

CFR (cảng đến quy định)CFR là một điều kiện của Incoterm.

CNF là gì? Chi phí và Vận chuyển. Viết tắt tiếng Anh: Cost And Freight

là một thỏa thuận vận chuyển mà người bán trả tiền để giaohàng đến cảng gần nhất với người mua, nhưng nó không bao gồm chi phí bảo hiểm.

Bao gồm:

C (cost): Giá trị hàng hóa theo hợp đồngngoại thươngF (Freight): Cước phí vận chuyển hàng hóađến điểm dỡ hàng theo thỏa thuận trong hợp đồng ngoại thương.

CFR FO là gì? CFR miễn chi phí dỡ hàng cho người vậnchuyển. Viết tắt tiếng Anh: CFR free out

CIF FO là gì? CIF miễn chi phí dỡ hàng cho người vậnchuyển. Viết tắt tiếng Anh: CIF free out

Chi phí dỡ hàng từ tàu xuống cảng đến trong điều kiện CFRFO, CIF FO do người mua trả riêng.

Tương tự CFR FI và CIF FI (FI là Free in): miễn chi phí bốc hàng cho người vận chuyển,người thuê phương tiện vận tải phải trả chi phí bốc hàng lên tàu. Tuy nhiên,người vận chuyển trong điều kiện CFR FI, CIF FI vẫn phải chịu chi phí san xếphàng và chi phí dỡ hàng ở cảng đến.

So Sánh điểm giống nhau và khác nhau FOB và CIF

Giống nhau FOB và CIF

Đều là điều kiện được khuyến cáo sử dụng trong Incoterm 2010cho vận tải đường biển và thuỷ nội bộ.

Vị trí chuyển trách nhiệm và rủi ro tại cảng đi.

Bên bán có trách nhiệm làm thủ tục hải quan xuất khẩu, và bênmua (buyer) là thủ tục nhập khẩu để lấy hàng.

Khác nhau giữa FOB và CIF

Điều kiện trong Incoterm:

Điều kiện giao hàng FOB (Free on Board) – giao hàng lên tàu.điều kiện giao hàng CIF (cost, Insurance, Freight) – tiền hàng, bảo hiểm, cướctàu.

Bảo hiểm:

FOB người bán không phải mua bảo hiểm.

CIF người bán có trách nhiệm ký hợp đồng bảo hiểm cho lôhàng xuất khẩu, thường quy định hợp đồng bảo hiểm tối thiểu 110% giá trị hànghoá.

Trách nhiệm vận tải thuê tàu:

FOB – bên bán không cần phải thuê tàu, người mua chịu tráchnhiệm book tàu.

CIF – bên bán phải tìm tàu vận chuyển, người mua không cótrách nhiệm tìm tàu vận chuyển.

Địa điểm cuối cùng để kết thúc nghĩa vụ: Mặc dù cả 2 có cùngvị trí chuyển rủi ro là lan can tàu, tuy nhiêu với CIF bạn phải có trách nhiệm“cuối cùng” khi hàng đã qua đến cảng dỡ hàng (cảng đến).

Điều Kiện Cif Rủi Ro Tại Cảng Xếp Hàng

Như vậy, bạn cần lưuý rằng rủi ro chuyển giao từ cảng xếp hàng, chứ không phải ở cảng dỡ. Bên bánchỉ mua bảo hiểm đường biển thay cho bên mua, sau đó họ gửi đơn bảo hiểm chobên mua cùng bộ chứng từ.

Bên mua mới là người được bảo hiểm. Vì thế, nếu tổn thất xảyra trên đường vận chuyển, bên mua chứ không phải bên bán đứng ra đòi bảo hiểm.

Nói các khác, với điều kiện cơ sở giao hàng là CIF, bên bántrả phí vận chuyển nhưng không chịu rủi ro cho hàng hóa trên chặng vận chuyểnbiển.

Xem thêm: Xem Cách Làm Hoa Bằng Giấy Lụa ), Cách Làm Hoa Giấy Đẹp Đơn Giản Để Trang Trí

Nhập khẩu cif là gì?

Khi làm thủ tục hải quan cho khách hàng, tôi thấy có nhiềutrường hợp, nhà nhập khẩu Việt Nam nghĩ rằng cứ mua CIF cho chắc chắn và nhàn rỗi,vì chỉ cần nhận hàng tại cảng ở Việt Nam mà không cần lo gì trên chặng trướcđó.

Thủ tục hải quanlà những thủ tục cần thiết để hàng hóa, phương tiện vận tải được nhập khẩu/nhậpcảnh vào một quốc gia hoặc xuất khẩu/xuất cảnh ra khỏi biên giới một quốc gia.Với hàng xuất nhập khẩu, thông quan hàng hóa là yêu cầu bắt buộc.

Trong thực tế thì không hẳn như vậy. Như trên đã nói, bênbán trả chi phí, nhưng họ không chịu trách nhiệm và rủi ro cho chặng đường biển.Có xảy ra thất thoát, người nhập khẩu Việt Nam phải tự làm việc với bảohiểm, mà thường là đại lý của công ty bảo hiểm nước ngoài (do bên bán đã chọn tạinước họ). Tình thế đó khá là không thuận lợi. Vì vậy, trong quá trình thương thảocho hợp đồng nhập khẩu CIF về Việt Nam, bạn nên lưu ý trao đổi trước về công tybảo hiểm, và công ty này có đại lý ở Việt Nam hay thành phố bạn làm việc không.

Giá CIF đã bao gồm thuế nhập khẩu chưa?

Nếu là hàng hóa Xuất khẩu:

Là giá bán của hàng hóa tính đến cửa khẩu xuất KHÔNG bao gồmphí bảo hiểm quốc tế (I), phí vận tải quốc tế (F) -> (Tức là giá FOB)

Nếu là hàng hóa Nhập khẩu:

Nếu tính theo giá FOB (Tức là giá Không bao gồm: Phí bảo hiểmquốc tế (I), phí vận tải quốc tế (F)

=> Trị giá tínhthuế = Giá FOB + phí bảo hiểm quốc tế + phí vận tải quốc tế

Nếu tính theo giá CIF (Tức là giá đã bao gồm: phí bảo hiểmquốc tế (I), phí vận tải quốc tế (F)

=> Trị giá tính thuế = Giá CIF

Công thức tính bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu

CIF = (C+F) / (1-R)

I = CIF x R

(Trong đó, I: Phí bảo hiểm, C: Giá hàng, F: Giá cước phí vậnchuyển, R: Tỷ lệ phí bảo hiểm)

Tỷ lệ phí bảo hiểm phụ thuộc vào loại hàng hóa, phương thứcđóng gói, phương tiện vận chuyển, tuyến đườngđiều kiện bảo hiểm.

Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm: Tham gia bảo hiểm tối đa 110% giá trị CIF củalô hàng

2 điểm quan trọng điều khoản Incoterms:

Trách nhiệm của bên mua, bên bán đến đâu.Điểm chuyển giao trách nhiệm, chi phí, rủi ro từngười bán sang người mua.

So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa Incoterms 2010 vàIncoterms 2000

Incoterms là gì?

Tập hợp các quy tắc thương mại quốc tế quy định về trách nhiệm của các bên trong hợp đồng ngoại thương. Viết tắt tiếng Anh: International Commerce Terms.

incoterms 2010

Giống Nhau:

– Cùng có 7 điều kiện thương mại trong cả 2 incoterms vàcũng không thay đổi nhiều về nội dung: EXW, FAS, FOB, CFR, CIF, CPT, CIP

– Các điều kiện: FAS, FOB, CFR, CIF nên áp dụng cho phươngtiện thủy

– Áp dụng với các loại phương tiện vận tải và giao nhận vậntải đa phương thức đối với các điều kiện: CPT, CIP, DDP

– Cả Incoterms 2000 và Incoterms 2010 đều không phải là luậtvà cũng không bắt buộc 2 bên mua bản phải thực hiện “chứng nhắc” mà các bên cóthể thỏa thuận . Các bên có thể áp dụng hoàn toàn hoặc một phần, nhưng khi áp dụngphải ghi rõ trong hợp đồng ngoại thương, những điều áp dụng khác đi nhất thiếtphải mô tả kỹ trong hợp đồng ngoại thương. Điều này thường thấy tranh cải vềphí EBS

Điểm khác nhau giữa Incoterms 2000 vàIncoterms 2010

STT Tiêu chí so sánh Incoterms 2000 Incoterms 2010
1 Số các điều kiện thương mại 13 điều kiện 11 điều kiện
2 Số nhóm được phân 04 nhóm 02 nhóm
3 Cách thức phân nhóm Theo chi phí giao nhận vận tải và địa điểm chuyển rủi ro Theo hình thức vận tải: thủy và các loại phương tiện vận tải
4 Nghĩa vụ liên quan đến đảm bảo an ninh hàng hóa Không quy định Có qui định A2/B2; A10/B10
5 Khuyến cáo nơi áp dụng Incoterms Thương mại quốc tế Thương mại quốc tế và nội địa; sử dụng trong các khu ngoại quan
6 Quy định về chi phí có liên quan Không thật rõ Khá rõ: A4/B4 & A6/B6
7 Các điều kiện thương mại DES, DEQ, DAF, DDU Không
8 Các điều kiện thương mại: DAT, DAP Không
9 Nơi chuyển rủi ro của điều kiện FOB, CFR, CIF Lan can tàu Hàng xếp xong trên tàu
10 Quy định phân chia chi phí khi kinh doanh theo chuỗi (bán hàng trong quy trình vận chuyển) Không

Tóm TắtNội Dung Incoterms 2010

Trong Incoterms 2010 có 11 điều khoản chia thành 4 nhóm: E,F,C,D.

Viết tắt: E – Ex ; F – Free; C – Cost; D – Delireres.

1) Nhóm E: EXW| Ex Works – Giao hàng tại xưởng

2: Nhóm F : FOB, FCA, FAS

2.1. FCA (Free Carrier) : Giao hàngcho người chuyên chở

2.2 FAS (Free alongside) Giao hàngdọc mạn tàu:

3. Nhóm C : Cost chịu thêm các chi phí phát sinh sauđiều kiện F

3.1 CFR CFR (Cost and Freight) Tiềnhàng và cước phí

3.2 CIF (Cost-Insurance and Freight) Tiền hàng, bảo hiểm và cước phí tàu.

CIF = CFR + I (bảo hiểm) = FOB + F(cước tàu biển) + I (bảo hiểm)

3.3 CPT (Carriage padi to) Cước phítrả tới

4. Nhóm D (Delireres) : DAT, DAP, DDP

4.1.DAT (Delireres at terminal): Giao hàng tại bến.

4.2.DAP (Delivered at place): Giaohàng tại nơi đến

4.3.DDP (Delivered duty paid) : Giao hàng đã thông quan nhập khẩu

Một số lưu ý trách nhiệm và nghĩa vụ người bán và ngườimua trong Incoterms 2010

1.Trách nhiệm thuê phương tiện vận tải:

* Nhóm E,F : Người mua thuê tàu . Địa điểm giao hàng tại làtại nơi đến.

* Nhóm C,D: Thuộc về người bán . Địa điểm giao hàng là tạinơi đi.

4 điều kiện trong Incoterms 2010 chỉ áp dụng cho vận tải đườngbiển và đường thủy nội địa :FAS, FOB, CFR, CIF : địa điểm chuyển giao hàng (khác với chuyển giao trách nhiệm) là cảng biển.

2.Trách nhiệm về mua bảo hiểm đối với hàng hóa:

* Nhóm E,F: Người mua phải mua bảo hiểm cho lô hàng

* Nhóm D: trách nhiệm thuộc về người bán.

* Nhóm C: Tùy trường hợp

CIF, CIP: người bán.CFR, CPT: người mua.

3.Trách nhiệm về làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa.

Xuất khẩu:

* EXW : người mua làm toàn bộ thủ tục hải quan vì lấy hàngtại kho người bán.

* 10 điều kiện còn lại : người bán phải làm thủ tục hảiquan tại cảng mình xuất khẩu ( cảng đi).

Nhập khẩu :

* DDP: người bán.

* 10 điều kiện còn lại là người mua tại cảng giao hàng.

DDP là gì ? DDU là gì ? phân biệt giữa DDP và DDU

DDP: Giao Đã nộp Thuế – Delivered Duty Paid

là bên bán hàng phải thanh toán mọi cước phí vận chuyển vàgánh chịu mọi rủi ro cho đến khi hàng hóa được giao cho bên mua hàng cũng nhưphải nộp mọi thứ thuế (nếu có) trước khi hàng được giao cho bên mua, chẳng hạnthuế nhập khẩu.Bên mua phải chịu chi phí bốc dỡ hàng khi hàng đã vận chuyển đếnnơi nhận.

DDU: GiaoChưa nộp Thuế – Delivered Duty Unpaid. Là một thuật ngữ về điều kiện giao hàng của Incoterm.

Video liên quan

Chủ đề