Financial Governance là gì

Financial Management (FM/F9) là môn học về Quản trị tài chính thuộc level Applied Skills trong chương trình ACCA và cũng là môn học cuối cùng trong các môn học thuộc cấp độ F. Môn học FM/F9 cung cấp cho học viên những kiến thức và kỹ năng của một nhà Quản trị tài chính, do đó đòi hỏi học viên phải quan tâm tới những vấn đề lớn hơn như: đầu tư, tài chính, luật pháp,...

Môn Financial Management là gì?

Thực chất, Financial Management (FM/F9) là môn học tiền đề của môn Advanced Financial Management (AFM/P4), giúp trang bị cho học viên các kiến thức cũng như kỹ năng cần thiết liên quan trực tiếp đến các hoạt động đầu tư, chi tiêu và các quyết định về chính sách cổ tức. Môn FM/F9 là môn học thiên về tính toán, do đó yêu cầu học viên phải thường xuyên làm bài tập để tăng cường khả năng tính toán cũng như ghi nhớ các công thức về tính giá trị dòng tiền, xác định rủi ro từ chênh lệch tỷ giá, lạm phát,...

Để đạt hiệu quả hơn khi học môn FM, học viên bắt buộc phải nắm chắc kiến thức về kế toán và quản trị ở môn MA/F2 PM/F5 bởi nó liên quan đến các kiến thức về giá trị dòng tiền, phân tích hiệu quả hoạt động doanh nghiệp hay các loại hình chi phí trong quản trị,... mà học viên sẽ được học nâng cao ở môn FM. Xa hơn nữa, học viên nên nắm chắc môn học FM để dễ dàng hơn trong việc chinh phục môn AFM ở level Strategic Professional trong chương trình ACCA.

Mục tiêu môn học Financial Management

Sau khi hoàn thành môn học FM tại BISC, học viên có thể:

  • Nắm được vai trò, mục đích của bộ phận quản trị tài chính
  • Có thể đánh giá được tác động của môi trường kinh tế đến quản trị tài chính
  • Có thể thẩm định các phương án đầu tư
  • Nhận diện và vận dụng các kỹ thuật về quản trị vốn lưu động, định giá doanh nghiệp, các phương pháp quản trị rủi ro trong doanh nghiệp


Nội dung môn Financial Management

Môn học FM/F9 gồm 7 phần:

A - Financial Management Function: Chức năng của Quản trị tài chính

B - Financial Management Environment: Môi trường Quản trị tài chính

C - Working Capital Management: Quản trị vốn lưu động

D - Investment Appraisal: Thẩm định đầu tư

E - Business Finance: Tài chính doanh nghiệp

F - Business Valuations: Định giá doanh nghiệp

G - Risk Management: Quản trị rủi ro

➤➤ HỌC THỬ MIỄN PHÍ NGAY TẠI ĐÂY

Financial Management - nấc thang quan trọng để trở thành ACCA member

Môn học FM/F9 là một trong số những cột mốc quan trọng mà học viên cần vượt qua trong hành trình chinh phục ACCA để trở thành ACCA member. Việc trở thành ACCA member mang lại cho học viên rất nhiều lợi ích mà điều đầu tiên phải kể đến chính là việc mở rộng mối quan hệ của bản thân. Khi là ACCA member, bạn có thể có cơ hội giao lưu, gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm với những bậc tiền bối với nhiều năm trong nghề, từ đó vốn kiến thức và kinh nghiệm của bạn cũng từ đó mà nâng cao. Thêm vào đó, Big4 - một trong những đích đến của không ít học viên rất ưa chuộng chứng chỉ ACCA, do đó nếu bạn muốn thành công trong việc chinh phục Big4 thì bạn nên chinh phục ACCA trước, đây sẽ là một công cụ hữu hiệu giúp bạn rút ngắn khoảng cách với “ông lớn” Big4. Ngoài ra, việc học tốt môn FM/F9 cũng là một cách để học viên có thể luyện tập khả năng tư duy của một nhà quản trị, từ đó có thể đưa ra lời khuyên hoặc quyết định đúng đắn nhất cho doanh nghiệp.


Cấu trúc đề thi môn Financial Management

Hằng năm, ACCA tổ chức 4 kỳ thi cho môn FM/F9: kỳ thi tháng 3, kỳ thi tháng 6, kỳ thi tháng 9 và kỳ thi tháng 12.

Các thí sinh sẽ có tất cả 195 phút trên máy tính (bao gồm 180 phút làm bài và 15 phút đọc đề)

Cấu trúc đề thi bao gồm 3 phần:

  • Câu hỏi trắc nghiệm (OT questions): 20 câu (chiếm 40% số điểm)
  • Câu hỏi tình huống (Long questions): 2 câu (chiếm 30% số điểm)
  • Câu hỏi dài (Long question): 1 câu (chiếm 30% số điểm)

Hiện nay, lịch khai giảng đã được cập nhật trên website của BISC, các bạn hãy truy cập vào website hoặc fanpage để tìm hiểu thông tin chi tiết về các khóa học nhé!

➤➤ Lịch khai giảng: //bisc.edu.vn/acca#lichkhaigiang

➤➤ Fanpage:

//www.facebook.com/BISCTrainingCenter/

//www.facebook.com/daotaoACCA.ThuchanhKetoan.Kiemtoan.Kynang/

Quản lí tài chính chiến lược (tiếng Anh: Strategic Financial Management) có nghĩa là quản lí tài chính công ty một cách thành công, đạt được mục tiêu của công ty và tối đa hóa lợi ích cổ đông theo thời gian.

Ảnh minh họa: bleo groups

Quản lí tài chính chiến lược

Khái niệm

Quản lí tài chính chiến lược trong tiếng Anh là Strategic Financial Management.

Quản lí tài chính chiến lược có nghĩa là quản lí tài chính công ty một cách thành công, đạt được mục tiêu của công ty và tối đa hóa lợi ích cổ đông theo thời gian. Tuy nhiên, trước khi một công ty có thể tự quản lí chiến lược họ cần xác định chính xác mục tiêu của mình, xác định được các nguồn lực tiềm năng sẵn có và đưa ra một kế hoạch cụ thể để sử dụng tài chính và các nguồn vốn khác nhằm đạt được mục tiêu.

Quản lí tài chính chiến lược là tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp và đảm bảo tỉ lệ hoàn vốn (ROI) hợp lí. Quản lí tài chính được thực hiện thông qua các kế hoạch tài chính kinh doanh, thiết lập kiểm soát tài chính và ra quyết định tài chính.

Nội dung Quản lí tài chính chiến lược

Quản lí tài chính liên quan đến sự hiểu biết và kiểm soát, phân bổ và kết chuyển tài sản và nợ của công ty, bao gồm giám sát các khoản mục tài chính hoạt động như chi tiêu, doanh thu, các khoản phải thu và phải trả, dòng tiền và lợi nhuận.

Quản lí tài chính chiến lược bao gồm tất cả các điều trên cộng với việc đánh giá, lập kế hoạch và điều chỉnh liên tục để giữ cho công ty tập trung và theo dõi các mục tiêu dài hạn. Khi một công ty đang quản lí chiến lược, nó sẽ giải quyết các vấn đề ngắn hạn trên cơ sở đặc biệt theo những cách không làm hỏng tầm nhìn dài hạn.

Chiến lược so với chiến thuật quản lí tài chính

Thuật ngữ "chiến lược" dùng để chỉ các hoạt động quản lí tài chính tập trung vào thành công lâu dài. Trái ngược với đó, các quyết định quản lí "chiến thuật" liên quan đến định vị ngắn hạn. Nếu một công ty đang có chiến lược quản lí tài chính thay vì chiến thuật quản lí tài chính thì công ty sẽ đưa ra quyết định tài chính dựa trên những gì họ nghĩ sẽ đạt được kết quả cuối cùng trong tương lai, trong đó ngụ ý rằng để nhận ra những kết quả đó, một công ty đôi khi phải chịu đựng những mất mát trong hiện tại.

Quản lí tài chính chiến lược có hiệu quả

Một phần của quản lí tài chính chiến lược hiệu quả có thể liên quan đến việc hi sinh hoặc điều chỉnh các mục tiêu ngắn hạn để đạt được các mục tiêu dài hạn của công ty hiệu quả hơn. Ví dụ, nếu một công ty bị lỗ ròng trong năm trước, thì công ty có thể chọn giảm tổng giá trị tài sản của mình thông qua việc đóng cửa các cơ sở hoặc giảm nhân viên, từ đó giảm chi phí hoạt động. Thực hiện các bước như vậy có thể dẫn đến chi phí tái cấu trúc hoặc các khoản mục khác trước đây ảnh hưởng tiêu cực đến tài chính của công ty trong thời gian ngắn, nhưng có thể mang lại lợi ích dài hạn cho công ty.

Những sự đánh đổi ngắn hạn và dài hạn này thường cần được thực hiện với các bên liên quan khác nhau. Chẳng hạn, cổ đông của các công ty đại chúng có thể kỉ luật quản lí đối với các quyết định ảnh hưởng tiêu cực đến giá cổ phiếu của công ty trong ngắn hạn, mặc dù các quyết định như vậy có thể giúp sức khỏe tài chính dài hạn của công ty ổn định hơn.

Các yếu tố của Quản lí tài chính chiến lược

Một công ty sẽ áp dụng Quản lí tài chính chiến lược trong suốt các hoạt động tổ chức của mình, bao gồm tạo ra các yếu tố tối đa hóa nguồn tài chính của công ty và sử dụng chúng một cách hiệu quả. Một công ty cần phải linh hoạt trong cách tiếp cận vì không có chiến lược quản trị nào phù hợp với mọi mục tiêu của công ty trong mọi thời điểm. Tuy nhiên, Quản lí tài chính chiến lược vẫn bao gồm một số yếu tố cơ bản sau đây:

Lập kế hoạch

• Xác định mục tiêu chính xác.

• Xác định và định lượng các nguồn lực sẵn có và tiềm năng.

• Viết một kế hoạch tài chính kinh doanh cụ thể.

Ngân sách

• Giúp công ty hoạt động với hiệu quả tài chính và giảm lãng phí

• Xác định các khu vực phát sinh chi phí vận hành nhiều nhất hoặc vượt quá ngân sách.

• Đảm bảo đủ thanh khoản để trang trải chi phí hoạt động mà không cần khai thác các nguồn lực bên ngoài.

• Khám phá các lĩnh vực mà một công ty có thể đầu tư để đạt được mục tiêu hiệu quả hơn.

Quản lí và đánh giá rủi ro

• Xác định, phân tích và giảm thiểu sự không chắc chắn trong các quyết định đầu tư.

• Đánh giá tiềm năng tiếp xúc tài chính, kiểm tra chi tiêu vốn và chính sách nơi làm việc.

• Sử dụng các số liệu rủi ro như độ lệch chuẩn và chiến lược giá trị rủi ro (VaR).

Thiết lập phương thức triển khai

• Thu thập và phân tích dữ liệu.

• Đưa ra quyết định tài chính phù hợp.

• Theo dõi và phân tích phương sai, đó là sự khác biệt giữa ngân sách và kết quả thực tế.

• Xác định vấn đề và có hành động khắc phục phù hợp.

Ví dụ về các chiến lược dựa theo ngành

Giống như các chiến lược quản lí tài chính sẽ thay đổi từ công ty này sang công ty khác, chúng cũng có thể khác nhau tùy theo ngành và lĩnh vực.

Các công ty hoạt động trong các ngành công nghiệp đang phát triển nhanh như công nghệ thông tin hoặc dịch vụ kĩ thuật muốn có các chiến lược hướng tới mục tiêu tăng trưởng cụ thể và tích cực. Ví dụ, mục tiêu của họ có thể bao gồm tung ra một sản phẩm mới hoặc tăng tổng doanh thu trong vòng 12 tháng tới.

Mặt khác, các công ty trong các ngành công nghiệp tăng trưởng chậm như sản xuất đường hoặc sản xuất điện than có thể chọn các mục tiêu tập trung vào bảo vệ tài sản của họ và quản lí chi phí, chẳng hạn như giảm chi phí quản trị theo một tỉ lệ nhất định.

(Theo Investopedia )

Lê Huy

Apple đã kích hoạt cuộc tiến hóa Mac lần thứ tư: chuyển dịch từ chip Intel sang Apple Silicon tự thiết kế.

Lớp tài sản phụ (tiếng Anh: Sub-Asset Class) là phần phụ mà một lớp tài sản được chia nhỏ ra để nhận dạng được các chi tiết tài sản theo từng lớp.

Lợi tức thực nhận (tiếng Anh: Realized Yield) là lợi nhuận thực tế kiếm được trong thời gian nắm giữ cho một khoản đầu tư, có thể bao gồm cổ tức, thanh toán lãi và phân phối tiền mặt khác.

Bài trắc nghiệm này sẽ "bóc trần" điều khiến bạn lo lắng nhất ngay bây giờ .

Không chỉ người làm cha mẹ, mà người làm con cũng phải nghiêm túc nhìn nhận vấn đề này.

Lạm quyền điều tiết (tiếng Anh: Regulatory Capture) là một lí thuyết kinh tế nói về những cơ quan quản lí bị chi phối bởi các ngành công nghiệp hoặc các lợi ích mà họ chịu trách nhiệm điều tiết.

Trên cương vị Chủ tịch ASEAN, Việt Nam có nhiệm vụ tăng cường đoàn kết, thống nhất trong khối và duy trì đà tiến triển của ASEAN trong đời sống chính trị toàn cầu.

Chi phí một lần (tiếng Anh: One-Time Charge) là chi phí được khấu trừ vào thu nhập của công ty, được ban quản lí tin rằng nó khởi nguồn từ một sự kiện biệt lập và kì vọng sẽ khó tái diễn lần nữa.

Chiến lược hàng giảm giá sốc (tiếng Anh: Doorbuster) là một chiến lược bán hàng và marketing mà các nhà bán lẻ sử dụng để có được lượng khách hàng lớn đến cửa hàng của họ khi mở cửa.

Bất động sản thương mại (tiếng Anh: Commercial Real Estate) là tài sản được sử dụng riêng cho mục đích kinh doanh hoặc để cung cấp không gian làm việc thay vì không gian sống.

Chi phí lãi vay xây dựng cơ bản (tiếng Anh: Construction Interest Expense) là một khoản lãi tích lũy từ khoản vay xây dựng cơ bản, được sử dụng để xây dựng một tòa nhà hoặc tài sản kinh doanh dài hạn khác.

Thu nhập (tiếng Anh: Income) là số tiền mà một cá nhân hoặc doanh nghiệp nhận được, thường là để đổi lấy việc cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ hoặc thông qua vốn đầu tư.

Niên kim thu nhập (tiếng Anh: Income Annuity) là một hợp đồng niên kim được thiết lập sao cho các khoản thu nhập cố định sẽ bắt đầu được trả ngay khi hợp đồng niên kim có hiệu lực.

Nợ dài hạn đến hạn trả (tiếng Anh: Current Portion Of Long-Term Debt, viết tắt: CPLTD) là một phần trong bảng cân đối kế toán của công ty ghi lại tổng số nợ dài hạn phải trả trong năm hiện tại của công ty đó.

Một người đàn ông ở Mỹ đã chế tạo ra một loại “đá lạnh” đặc biệt không rỉ và không tan trong nước nhưng lại có tác dụng làm lạnh đồ uống cực kỳ hiệu quả.

Miền Trung không chỉ nổi tiếng với tỏi Lý Sơn ở Quảng Ngãi mà còn có một loại gia vị quen thuộc trong căn bếp và món ăn của người dân Quảng Nam và Quảng Trị - đó chính là củ nén.

Có nhiều định nghĩa về hạnh phúc, nhưng có lẽ đây là đáp án dễ đi vào lòng người nhất, là thứ mà từ trong sâu thẳm, tất cả chúng ta đều khát khao kiếm tìm nhất.

Tiền mặt bị hạn chế sử dụng (tiếng Anh: Restricted Cash) đề cập đến tiền được giữ cho một mục đích cụ thể và không có sẵn cho công ty sử dụng ngay lập tức cho mục đích kinh doanh .

Video liên quan

Chủ đề