Ép cọc neo tối đa bao nhiêu tấn

Ép cọc bê tông máy Ép Neo 40 tấn cho nhà từ 1 đến 3 tầng. Chi phí rẻ, tiết kiệm nhất trong các loại giàn máy ép cọc bê tông chuyên dụng.

Chúng tôi chuyên nhận thi công ép cọc bê tông 250×250 bằng máy ép Neo thủy lực. Tải trọng tối đa mà giàn máy có thể đạt được là 40 tấn.

Máy Neo là loại giàn máy có nhiều ưu điểm về tính cơ động, nhỏ gọn. Ứng dụng rất nhiều trong những công trình có mặt bằng từ lớn đến nhỏ. Vào được cả những công trình trong hẻm nhỏ, rất nhỏ.

Chúng ta cùng tìm hiểu cụ thể hơn về đặc điểm cấu tạo, cách hoạt động và ứng dụng vào công trình sau đây.

Đặc điểm cấu tạo của giàn máy ép cọc bê tông Neo 40T

Giàn máy Ép Neo là loại giàn máy chuyên dụng trong việc thi công ép cọc bê tông móng nhà dân dụng.

Hình ảnh: Cấu tạo bộ giàn ép cọc bê tông máy ép neo 40 tấn

Một bộ giàn máy để có thể thi công ép cọc bao gồm một số bộ phận chính:

  • Xe cẩu Neo chuyên dụng: Dùng để di chuyển, lắp đặt các thiết bị và cọc BTCT trong khu vực thi công.
  • Các cánh Neo bằng sắt: có hình dạng như đinh vít, được khoan sâu xuống lòng đất cố định khung máy tạo đối trọng.
  • Máy Ép thủy lực: Dùng để khoan Neo và tạo lực ép cọc truyền đến tháp ép cọc.
  • Khung giàn máy Neo: dùng để liên kết neo đối trọng và tháp ép cọc.
  • Tháp ép cọc: dùng để ép cọc xuống lòng đất thông qua 2 xy lanh thủy lực kết nối với máy tạo lực ép cọc thủy lực.

Ngoài các bộ phận chính nêu trên thì còn một số thiết bị nhỏ khác phục vụ cho việc thi công ép cọc. Như các thiết bị kết nối, cây ép âm, máy hàn,.v.v.

Nguyên lý hoạt động của giàn máy Ép cọc Neo

Giàn máy ép cọc Neo có đối trọng ép là những cánh Neo được khoan xuống lòng đất. Neo sắt sẽ được khoan hai đầu cố định khung giàn máy để tạo đối trọng và ép cọc ở giữa.

Đó là điểm khác biệt so với các loại giàn máy ép cọc thủy thực dân dụng khác.

Sau khi chuẩn bị mặt bằng thi công và vận chuyển giàn máy tới thì công việc ép cọc bắt đầu:

Công tác khoan Neo và lắp đặt giàn máy

Đầu tiên, xe cẩu sẽ di chuyển các cánh Neo và máy ép tới vị trí để khoan các cánh Neo bằng sắt sâu xuống lòng đất. Độ dài mỗi cách neo khoảng 1,5m và được nối nhiều cánh Neo với nhau bằng khớp nối và chốt giữ.

Neo sẽ được khoan xuống lòng đất cho đến khi chạm được tầng đất cứng, đủ sức giữ cố định giàn máy.

Vị trí các hố khoan Neo sẽ phụ thuộc vào vị trí tim cọc ép. Tính toán khoảng cách từ vị trí ép cọc đến vị trí khoan Neo.

Sau khi khoan Neo hai bên vị trí ép cọc thì xe cẩu sẽ cẩu các thiết bị và tiến hành lắp khung giàn ép liên kết với hai đầu Neo đã khoan. Bao gồm cả dầm giàn ép và tháp ép.

Công việc tiếp theo là kết nối tháp ép cọc với máy tạo lực ép (máy ép thủy lực) và đưa cọc bê tông vào lồng tháp ép.

Công tác ép cọc xuống lòng đất

Cuối cùng, sau khi chuẩn bị xong hết các công đoạn thì khởi động máy ép và ép cọc bê tông sâu xuống lòng đất cho đến khi đạt tải trọng yêu cầu. Nhận biết qua đồng hồ áp suất.

Trường hợp ép hết 1 đoạn cọc mà chưa chạm được tầng đất cứng chịu lực thì cọc sẽ được hàn nối. Sau đó ép thêm nhiều đoạn cọc nữa cho đến khi chạm được tầng đất cứng. Đạt tải trọng yêu cầu.

Điều kiện đạt là cọc bê tông được ép sâu xuống chạm được tầng đất cứng chịu lực và đủ tải trọng yêu cầu nhận biết qua đồng hồ áp.

Sau khi ép xong thì sẽ vận chuyển cọc bê tông số lượng đại trà theo độ sâu đã ép.

Tiến hành nhổ các cánh Neo lên và tiếp tục thi công cho các tim cọc ép còn lại đến khi hoàn thành.

Tham khảo thêm những lưu ý khi thi công ép cọc tại đây.

Loại cọc BTCT 250×250 thường được sử dụng với máy Ép Neo

Có 2 loại cọc BTCT thường được sử dụng kết hợp với máy ép cọc bê tông Neo.

Đó là cọc BTCT vuông 200x200mm và cọc BTCT vuông 250x250mm. Tuy nhiên khu vực miền Nam chủ yếu dùng cọc BTCT 250×250.

Hình ảnh: Cọc 250x250mm Việt – Nhật

Cọc 250×250 Việt – Nhật:

  • Sắt chủ bao gồm 4 cây sắt Việt Nhật phi 16, đai phi 5.5
  • Mác bê tông cấp phối thường dùng M250 hoặc M300
  • Thiết diện 25x25cm, chiều dài cọc có sẵn từ 4m, 5m, 6m, 7m.
  • Thường dùng cho giàn máy Neo hoặc máy Tải Sắt 70 tấn
  • Cọc 250×250 có khả năng chịu được tải trọng giàn máy lên tới 90 tấn

Thuộc loại máy ép cọc chuyên dụng loại nhỏ, an toàn hơn, cơ động hơn.

Do sử dụng Neo Sắt khoan xuống lòng đất để giữ cố định khung giàn ép tạo đối trọng. Do đó, tải trọng giàn máy phụ thuộc một phần vào độ bám neo của các tầng đất.

Khi khoan neo xuống nhiều tầng đất có độ bám neo tốt (đất sét dẻo hoặc đất thịt) thì tải trọng có thể đạt tới 50 tấn.

Khi khoan neo chỉ một phần mũi neo khoan được xuống tầng đất cứng, còn lại các tầng đất trên mặt là đất bùn nhão thì độ bám neo không tốt. Khi đó tải trọng chỉ có thể đạt từ 35 tấn.

Trung bình, giàn máy ép Neo cho tải trọng đạt từ 40 tấn.

Với tải trọng này thì giàn ép Neo thường sẽ được lựa chọn sử dụng cho nhà từ 1 đến 3 tầng.

Hình ảnh: Thi công ép Neo nhà 3 tầng

Ngoài ra, một số công trình nhà cấp 4 trên nền đất rất yếu cũng lựa chọn ép Neo.

Một số công trình lên đến 4 tầng nhưng có điều kiện thi công khó giàn máy lớn không vào thi công được. Như những công trình 4 tầng có mặt bằng hẹp hoặc hẻm nhỏ sẽ sử dụng ép Neo. Trường hợp này sẽ tăng nhiều tim cọc ép hơn để đảm bảo tải trọng.

Nhà 1 tầng ép cọc bao nhiêu tấn?

Quy mô ngôi nhà xác định là từ 1-2 tầng thì nên lựa chọn loại cọc ép 15x15, Qa đạt khoảng 10-15 tấn là đủ. Loại cọc này đảm bảo nền móng vững chắc kiên cố đồng thời không ảnh hưởng đến các công trình xung quanh khác.

Ép cọc bê tông Neo là gì?

Ép cọc neo nhà dân là phương pháp thi công ép cọc dùng mũi neo khoan sâu xuống lòng đất để làm đối trọng thay vì dùng tải sắt hay tải bê tông. Phương pháp ép cọc này thường dùng bằng máy ép thủy lực, về hình thức thì phương pháp ép cọc neo hoàn toàn giống với ép cọc tải sắt.

Xây nhà 3 tầng ép cọc bao nhiêu tấn?

Thông thường thì những ngôi nhà 3 tầng sẽ sử dụng các loại cọc 200 hoặc 250. Tất cả đều được thi công chủ yếu bằng máy neo thuỷ lực. Chúng tạo lực ép lên đến 40, thậm chí là 50 tấn. Ngoài ra, đài cọc cũng là nhân tố chính ảnh hưởng đến tải trọng và số lượng cọc.

Cóc trọng xây dựng là gì?

Cọc là kết cấu có chiều dài lớn so với bề rộng tiết diện ngang, được đóng hay thi công tại chỗ vào lòng đất, đá, để truyền tải trọng công trình xuống các tầng đất, đá, sâu hơn nhằm cho công trình bên trên đạt các yêu cầu của trạng thái giới hạn quy định(TCXD 205:1998).

Chủ đề