Enzym tiêu hóa của dịch nước bọt là gì

Nước bọt là chất lỏng được tạo ra bởi các tuyến nước bọt trong cơ thể. Nó là một phần quan trọng để có một cơ thể khỏe mạnh. Dù thành phần chủ yếu là nước nhưng nó cũng chứa các chất quan trọng mà cơ thể cần để tiêu hóa thức ăn và giữ cho răng chắc khỏe. Bên cạnh đó, nó còn tham gia vào các quá trình cân bằng và bảo vệ cơ thể. Hãy cùng bác sĩ Phan Văn Giáo tìm hiểu về thành phần và vai trò to lớn của nước bọt đối với cơ thể chúng ta nhé!

1. Tầm quan trọng của nước bọt

Dịch bôi trơn niêm mạc

Chúng đóng vai trò là dịch làm trơn, che phủ niêm mạc tránh những tác động xảy ra trong quá trình hoạt động của miệng. Đây vừa là lớp bảo vệ cơ học, vừa là lớp bảo vệ hóa học và nhiệt độ.

Nhờ tác động bôi trơn, nó còn giúp giữ cho miệng luôn ấm, ẩm và thoải mái. Hoạt động nhai nuốt trở nên dễ dàng hơn nhờ các thức ăn được làm mềm.

Nguồn dự trữ ion

Thành phần cũng chứa rất nhiều ion khoáng. Các ion này có vai trò rất lớn trong việc tái khoáng sâu răng sớm, chưa tạo lỗ.

Hệ đệm

Các chất chứa trong nước bọt còn giúp trung hòa pH trong mảng bám sau ăn. pH thấp sau ăn chính là nguyên nhân góp phần gây sâu răng. Ngoài ra, môi trường axit cũng ngăn cản khả năng tái khoáng ở các sang thương sâu răng.

Tác dụng rửa

Rửa trôi các mảnh thức ăn còn sót trên bề mặt trong miệng.

Kháng khuẩn

Thành phần chứa các IgA tham gia vào miễn dịch đặc hiệu và các lyzozyme, lactoferrin, sialoperoxidase tham gia miễn dịch không đặc hiệu. Nhờ đó, nó giúp chống lại vi trùng trong miệng, kiếm soát hệ vi khuẩn và ngăn ngừa hôi miệng.

Có protein và khoáng chất bảo vệ men răng, ngăn ngừa sâu răng và bệnh nướu răng

Nước bọt có vai trò quan trọng với răng

Giúp giữ răng giả an toàn tại chỗ

Tăng cường vị giác

Giúp ve tròn các viên thức ăn để dễ dàng tiếp cận nụ vị giác. Đồng thời, chúng cũng kích thích hoạt động của các nụ vị giác.

Cân bằng nước

Khi cơ thể ở tình trạng mất nước, lưu lượng nước bọt giảm. Do đó, bạn cảm thấy khô miệng, dẫn đến giảm bài tiết nước tiểu và gây khát. Lúc này, cơ thể sẽ báo động cần tăng lượng nước uống.

2. Thành phần 

Nước bọt được sản xuất trong tuyến nước bọt. Thành phần bao gồm 99,5% nước. 1% còn lại chứa nhiều chất quan trọng, bao gồm chất điện giải, chất nhầy, hợp chất kháng khuẩn và các loại enzyme khác nhau.

So với huyết thanh thì nhược trương hơn, nồng độ chất tan thấp hơn môi trường nội bào. Tuy nhiên trong một số trường hợp, nó có thể trở nên đẳng trương hoặc ưu trương hơn.

Thành phần tương tự như huyết tương nhưng có sự khác biệt về tỉ lệ giữa 2 loại:

  • Nước bọt không kích thích: có 99,4% là nước; 0,6% là chất rắn.
  • Nước bọt kích thích: 99,5% là nước; 0,5% là chất rắn.
Thành phần của nó gồm nước và nhiều chất quan trọng khác

Dù 2 loại có tỉ lệ khác nhau nhưng đều chứa các thành phần sau:

1. Nước

99,49%.

2. Thành phần vô cơ

  • Natri (thấp hơn huyết tương).
  • Kali (cao hơn huyết tương).
  • Canxi (tương tự như huyết tương).
  • Magie.
  • Clo (thấp hơn huyết tương).
  • Bicarbonate (cao hơn huyết tương).
  • Photphat.
  • Iot (nồng độ mmol/L thường cao hơn huyết tương, nhưng biến phụ thuộc theo lượng iốt trong chế độ ăn uống).

3. Thành phần hữu cơ

  • Urea.
  • Acid uric.
  • Acid amine tự do.
  • Glucose tự do.
  • Lactate.
  • Acid béo.

4. Chất nhầy

Chủ yếu bao gồm mucopolysacarit và glycoprotein.

5. Các hợp chất kháng khuẩn

Thiocyanate, hydro peroxide và immunoglobulin A.

6. Yếu tố tăng trưởng biểu bì (EGF)

7. Các enzyme khác nhau

Bao gồm:

  • α-amylase (EC3.2.1.1), hoặc ptyalin: được tiết ra bởi các tế bào acinar của tuyến mang tai và tuyến dưới hàm. No giúp bắt đầu quá trình tiêu hóa tinh bột trước khi thức ăn thậm chí được nuốt xuống dạ dày. Nó có độ pH tối ưu là 7,4.
  • Lipase: được tiết ra bởi các tế bào acinar của tuyến dưới lưỡi. Độ pH tối ưu khoảng 4.0 nên nó không được kích hoạt cho đến khi vào môi trường axit của dạ dày.
  • Kallikrein: một loại enzyme phân tách protein kininogen có trọng lượng phân tử cao được sản xuất bởi bradykinin, là một chất giãn mạch. Nó được tiết ra bởi các tế bào acinar của cả 3 tuyến chính.

8. Enzyme kháng khuẩn tiêu diệt vi khuẩn

  • Lysozyme.
  • Lactoperoxidase.

9. Lactoferrin

10. Protein giàu proline

Có chức năng hình thành men răng, gắn kết Ca2+, diệt vi khuẩn và bôi trơn.

11. Các enzyme nhỏ

Bao gồm: phosphatase axit nước bọt A + B, N-acetylmuramoyl-L-alanine amidase, NAD (P) H dehydrogenase (quinone), superoxide disutase, glutathione transferase, class 3 aldehyd dehydrogenase kallikrein (chức năng chưa biết).

12. Các tế bào

Có thể lên tới 8 triệu tế bào người và 500 triệu tế bào vi khuẩn mỗi ml. Sự hiện diện của các sản phẩm vi khuẩn (axit hữu cơ nhỏ, amin và thiols) làm cho nước bọt đôi khi có mùi hôi.

13. Opiorphin

Một chất giảm đau được tìm thấy trong nước bọt của con người.

14. Haptocorrin

Một loại protein liên kết với vitamin B12 để chống lại sự thoái hóa trong dạ dày, trước khi nó liên kết với yếu tố nội tại.

Nồng độ pH của nước bọt là trung tính 6,7 (6,2 – 7,6). 

3. Lượng nước bọt hằng ngày

Lượng nước bọt trong ngày thay đổi từng thời điểm và tùy thuộc vào hoạt động chức năng của cá thể. Trung bình, tổng lượng hằng ngày có thể dao động từ 500 – 600ml cho đến 1,5 – 2 lít tùy người.

Thời gian (giờ)

Lưu lượng (ml/phút)

Tổng lượng (ml)

Ăn

200 

Ngủ

0,1 

40

Thức

16 

0,3 

300 

Cả ngày

24 

500 – 600  (có thể lên đến 1,5 – 2 lít)

Tùy cá nhân mà lượng nước bọt tiết ra hằng ngày cũng khác nhau

4. Phân biệt nước bọt kích thích và không kích thích

Nước bọt không kích thích là hỗn hợp dịch tiết vào miệng khi không có kích thích bên ngoài. Nước bọt có kích thích được tiết ra trong điều kiện có đáp ứng các kích thích (như nhai, vị giác, hay phản xạ nôn…).

Trong đó, nước bọt không kích thích có vai trò quan trọng hơn loại có kích thích.  Đó là tình trạng thường xuyên của cơ thể. Tuy nhiên, kích thích tuyến nước bọt có thể dẫn tới sự cải thiện lưu lượng nước bọt không kích thích.

Nguồn gốc:

  • Tuyến mang tai: 20%, tăng nhiều khi lưu lượng tăng tới 90%.
  • Dưới hàm: 63%.
  • Dưới lưỡi: 7 – 8%.

Xem thêm: Sỏi tuyến nước bọt có nguy hiểm?

4.1. Nước bọt không kích thích

Có lưu lượng trung bình: 0,5ml/phút.

Cách thu thập loại không kích thích:  

  • Ngồi yên lặng, cúi đầu, miệng há để nước bọt tự chảy theo môi dưới xuống trong một khoảng thời gian.
  • Hoặc nhổ nước bọt ra sau một khoảng thời gian không nuốt.

Lưu lượng rất khác biệt giữa mỗi người. Có những người lượng rất thấp nhưng vẫn không có cảm giác khô miệng. Do đó, nên có số đo lúc bình thường để có thể so sánh đánh giá sau này.

Các yếu tố ảnh hưởng đến lưu lượng nước bọt kích thích:

Mất 8% lượng nước cơ thể (khoảng 4 lít/người 70kg) vẫn không giảm lưu lượng nước bọt. Ngược lại tăng nhu cầu nước cơ thể làm tăng lưu lượng.

Mất nước có liên quan đến tăng lưu lượng nước bọt

Lưu lượng thay đổi khi đứng nhiều hơn ngồi, khi ngồi nhiều hơn nằm. Bịt mắt hoặc ở trong tối cũng làm giảm lưu lượng 30 – 40%. Tuy nhiên, lượng nước bọt ở người khiếm thị không khác so với người thị lực bình thường.

Một số nghiên cứu thấy lưu lượng tăng ít hoặc không thay đổi bởi các kích thích tâm lý. Nghĩ hoặc nhìn thức ăn ít có tác động.

Trong ngày: nhiều nhất vào chiều tối, thấp nhất vào nửa đêm.

Trong năm: cao nhất  vào mùa đông, giảm tới 35% vào mùa hè (nghiên cứu ở Texas).

Chống nôn, chống Parkinson, an thần, giãn cơ, kháng histamine, chống tăng huyết áp.

  • Giới, tuổi (trên 15 tuổi), cân nặng.
  • Kích thước tuyến nước bọt.
  • Tác động tâm lý (nghĩ/nhìn thức ăn, thèm ăn, căng thẳng tinh thần).
  • Kích thích chức năng.

4.2. Nước bọt kích thích

Lưu lượng rất thay đổi. Có thể khoảng 1,6ml/phút, có khi đến 7ml/phút.

Các yếu tố ảnh hưởng đến lượng nước bọt kích thích:

Nhai làm tăng tiết kể cả khi nhai mà không có vị.

Nước bọt tăng trước và trong khi nôn, nhưng tác dụng bảo vệ đối với men răng không có khả năng đệm không đủ bù pH thấp.

Nôn có thể ảnh hưởng lưu lượng

Ít ảnh hưởng.

Kích thích hầu họng gây tăng tiết nước bọt.

Thói quen nhai 1 bên, bên đó tiết nhiều hơn.

Trên 15 tuổi – ít ảnh hưởng.

Giảm tế bào tiết theo tuổi.

Tăng nhiều trong khoảng 10 phút đầu, sau đó còn gấp khoảng 2 – 3 lần so với bình thường.

5. Làm gì khi lượng nước bọt quá nhiều hoặc quá ít?

5.1. Giảm lượng nước bọt

Một số bệnh và thuốc có thể ảnh hưởng đến lượng nước bọt. Nếu bạn không tạo đủ nước bọt, miệng có thể trở nên khá khô. Tình trạng này được gọi là khô miệng (xerostomia).

Khô miệng khiến nướu, lưỡi và các mô khác trong miệng bị sưng và khó chịu. Vi khuẩn có thể phát triển mạnh trong trường hợp này. Mùi kết hợp với khô miệng dẫn đến hôi miệng. Khô miệng cũng khiến bạn dễ bị sâu răng và mắc các bệnh nha chu nhanh chóng. Đó là do nước bọt giúp làm sạch các hạt thức ăn khỏi bề mặt răng. Điều này giúp giảm nguy cơ sâu răng. Nếu bị khô miệng, bạn cũng có thể nhận thấy do vị giác thay đổi.

Lưu lượng giảm có thể dẫn đến khô miệng

Khô miệng phổ biến ở người lớn tuổi, mặc dù lý do không rõ ràng. Các bệnh ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể (rối loạn hệ thống), dinh dưỡng kém và sử dụng một số loại thuốc được cho là có vai trò chính.

Quá ít nước bọt dẫn đến khô miệng có thể được gây ra bởi:
  • Một số bệnh như HIV/AIDS, hội chứng Sjogren, tiểu đường và Parkinson.
  • Tắc nghẽn trong một hoặc nhiều ống dẫn nước bọt
  • Hóa trị và xạ trị.
  • Mất nước.
  • Phản ứng căng thẳng.
  • Vấn đề về cấu trúc ống dẫn nước bọt.
  • Hút thuốc lá.
Hàng trăm loại thuốc thường được sử dụng được biết là ảnh hưởng lưu lượng nước bọt và gây khô miệng, như:
  • Thuốc kháng histamine.
  • Thuốc lo âu.
  • Ức chế thèm ăn.
  • Một số loại thuốc huyết áp.
  • Thuốc lợi tiểu.
  • Hầu hết các thuốc chống trầm cảm.
  • Một số loại thuốc giảm đau.
Hãy thử những lời khuyên sau đây để giúp giữ cho lưu lượng nước bọt không bị giảm quá mức:
  • Uống nhiều nước.
  • Nhai kẹo cao su không đường.
  • Mút kẹo không đường.
  • Nếu khô miệng kéo dài, bác sĩ hoặc nha sĩ có thể khuyên bạn nên súc miệng bằng nước bọt nhân tạo. Đây là một chất lỏng hoặc thuốc xịt được bán mà không cần kê toa. Nó có thể được sử dụng thường xuyên khi cần thiết.
  • Nước bọt nhân tạo giúp giữ ẩm miệng và thoải mái. Nhưng nó không chứa protein, khoáng chất và các chất khác có trong nước bọt thật sự giúp tiêu hóa.

5.2. Tăng lượng nước bọt

Quá nhiều nước bọt thường không phải là điều đáng lo ngại trừ khi tình trạng này kéo dài. Việc tiết ra nhiều hay ít tùy thuộc vào những gì bạn ăn hoặc uống. Cơ thể bạn thường phản xạ với việc tăng tiết nước bọt bằng cách nuốt nhiều hơn.

Bạn có thể tiết quá nhiều nếu:
  • Một hoặc nhiều tuyến nước bọt hoạt động quá mức.
  • Có vấn đề về nuốt.

Việc tăng tiết là điều bình thường khi bạn ăn các thức ăn cay. Vị giác đóng một vai trò lớn trong việc tác động đến tiết nước bọt. Thực phẩm có tính axit có xu hướng kích hoạt nhiều nước bọt hơn thực phẩm ngọt. Nếu việc này gây phiền toái, hãy thử thay đổi chế độ ăn uống của bạn.

Nếu miệng của bạn luôn trong tình trạng quá nhiều nước bọt, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để kiểm tra. Nó có thể là tác dụng phụ của thuốc hoặc kết quả của một vấn đề sức khỏe.

Nếu gặp vấn đề về nuốt, bạn có thể cảm thấy miệng luôn chảy nước dãi. Chảy nước bọt thường thấy nhất ở những người kiểm soát cơ bắp kém ở mặt và miệng.

Một số bệnh và tình trạng sức khỏe có thể gây tiết nhiều nước bọt bao gồm:
  • Bệnh xơ cứng teo cơ bên trái (ALS), còn được gọi là bệnh Lou Gehrig.
  • Liệt Bell’s.
  • Bại não.
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD).
  • Lưỡi mở rộng (macroglossia).
  • Khuyết tật trí tuệ.
  • Bệnh Parkinson.
  • Ngộ độc.
  • Mang thai (thường thấy ở những người thường buồn nôn).
  • Bệnh dại.
  • Đột quỵ.
Các loại thuốc có thể gây tiết quá nhiều nước bọt bao gồm:
  • Một số loại thuốc chống động kinh như Klonopin (clonazepam).
  • Thuốc tâm thần phân liệt gọi là clozapine (Clozaril, Fazaclo ODT).
  • Salagen (pilocarpine), được sử dụng để điều trị khô miệng ở những người có xạ trị.
Có nhiều loại thuốc kích thích tiết nước bọt Việc điều trị tăng tiết nước bọt phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra. Các phương pháp điều trị gồm:

Trước tiên, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc để giúp giảm lượng nước bọt được tạo ra. Những loại thuốc này bao gồm glycopyrrolate và scopolamine. Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm: các vấn đề về tiểu tiện, nhịp tim nhanh, chóng mặt, mờ mắt và buồn ngủ.

Nếu bạn bị chảy dãi nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị tiêm botox vào một hoặc nhiều tuyến nước bọt. Điều trị này được coi là an toàn nhưng kết quả chỉ kéo dài một vài tháng. Bạn sẽ cần phải có nhiều lần tiêm hơn trong tương lai.

Phẫu thuật để loại bỏ một tuyến nước bọt hoặc đặt lại ống dẫn tuyến có thể được thực hiện trong trường hợp nghiêm trọng. Đây là phương pháp điều trị vĩnh viễn cho tình trạng dư thừa nước bọt.

Nước bọt là thành phần đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta, đặc biệt là sức khỏe răng miệng. Những bất thường về số lượng và chất lượng nước bọt đều có thể dẫn đến suy giảm sức khỏe răng miệng, ảnh hưởng chất lượng sống. Do vậy, chúng ta cần duy trì sức khỏe thật tốt, chế độ ăn uống, lối sống cân bằng để tránh các tình trạng dẫn đến bất thường về nước bọt.

Video liên quan

Chủ đề