Em hiểu thế nào chế độ phụ hệ là gì

Sau khi đọc bài viết: "Trẻ em khi khai sinh nên được mang họ mẹ", tôi có một số nhận định ngược lại với quan điểm của tác giả.

Tôi nghĩ không có gì chỉ có hại mà không có ích, cũng không có gì chỉ có ích mà không có hại, vì thế mọi cách giải quyết vấn đề đều phải dựa trên lợi ích, bảo đảm vì lợi ích mà sinh ra chứ không vì các cảm xúc cá nhân rồi quy chụp nó hoàn toàn có hại hay có lợi.

Vấn đề tại sao xã hội loài người thường ưu tiên chế độ phụ hệ mà không phải chế độ mẫu hệ là đều dựa trên lợi ích, không phải dựa trên cảm xúc. Trong bài: "Trẻ em khi khai sinh nên được mang họ mẹ" chỉ đề cập tới lợi ích của người mẹ là có được "nữ quyền" chứ chưa nói tới quyền trẻ em, lợi ích cho con cái của họ.

Phong trào nữ quyền hay còn gọi là phong trào quyền phụ nữ đề cập đến một loạt các chiến dịch để cải cách các vấn đề như quyền sinh sản, bạo lực gia đình, nghỉ thai sản, trả lương ngang nhau, quyền bầu cử của phụ nữ, quấy rối tình dục và bạo lực tình dục..., tất cả đều thuộc về khái niệm nữ quyền và phong trào nữ quyền. Có thể thấy phong trào nữ quyền đòi đấu tranh bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em gái chứ không tước đi các quyền và lợi ích của phụ nữ, hay vì lợi ích người mẹ mà từ bỏ lợi ích con cái của họ. Do đó, nữ quyền phải luôn bảo vệ lợi ích chứ không phải vì cảm xúc nhất thời.

Về mặt pháp luật thì ở các hình thái tổ chức xã hội nguyên thủy và các hình thái xã chủ nghĩa xã hội sẽ ưu tiên giải phóng phụ nữ và trẻ em, sẽ không có chuyện bắt buộc con cái phải theo chế độ phụ hệ. Các hình thái xã hội này đều ưu tiên chế độ mẫu hệ và sẵn sàng tạo điều kiện cho các bạn lựa chọn các chế độ tổ chức gia đình phù hợp với mong muốn, không cấm cản.

Thời kỳ nguyên thủy, trước thời kỳ đồ đá mới, xã hội loài người được hình thành trên cơ sở của chế độ mẫu hệ, ở đó người mẹ với chức năng sinh sản là biểu tượng của xã hội. Các bạn sẽ không lạ khi trong các văn hóa cổ xưa thường thờ các hình tượng người mẹ là nữ thần, tổ nghề...

Đặc điểm của thời kỳ xã hội này là ít cạnh tranh không gian sinh tồn giữa các bộ tộc, quốc gia, vùng lãnh thổ. Thường con người sống trong thời kỳ này chỉ cạnh tranh không gian sống với động vật. Nền kinh tế thời kỳ này cũng chỉ ở dạng buôn bán, sản xuất nhỏ lẻ vì quy mô tổ chức "bầy đàn" của xã hội theo chế độ mẫu hệ khá nhỏ. Một người phụ nữ mỗi năm tối đa chỉ sinh đẻ được một lần, trung bình mỗi lần chỉ một đứa con nên quy mô gia đình, thị tộc mẫu hệ rất nhỏ, không thể tổ chức các hình thế kinh tế với quy mô lớn. Dưới thời này quy mô kinh tế thường phụ thuộc vào chế độ tổ chức, lớn mạnh của gia đình, thị tộc, do đó thị tộc nhỏ thì tổ chức kinh tế cũng rất nhỏ.

Bước vào thời kỳ đồ đá mới, con người đã biết sử dụng các công cụ bằng đá, các hình thức cạnh tranh giữa các thị tộc, bộ lạc về không gian sinh tồn càng gay gắt hơn, ác liệt hơn do có tính sát thương cao hơn bằng các công cụ bằng đá. Đây là thời kỳ gia tộc nào được tổ chức đông đảo hơn, mạnh mẽ hơn sẽ áp đảo và có quyền lực rất lớn. Gần như sức mạnh gia đình, thị tộc phụ thuộc vào quy mô gia đình, thị tộc đó.

Dưới thời kỳ này xuất hiện hình thức liên minh giữa những cá thể có mối quan hệ phụ hệ, để tạo ra sức cạnh tranh vượt trội do quy mô tổ chức gia đình lớn hơn, thị tộc lớn hơn. Sở dĩ chế độ phụ hệ có thể tổ chức gia đình, thị tộc lớn hơn là vì sức sinh sản của đàn ông cao hơn phụ nữ. Một người đàn ông có thể cưới nhiều vợ, trong một năm có thể sinh ra rất nhiều con cháu để tăng cường sức mạnh của gia đình, thị tộc. Đặc biệt chế độ phụ hệ chiếm ưu thế dưới thời kỳ hôn nhân theo chế độ đa thê.

Ở các thời kỳ chiến tranh cổ đại, trung đại, cận đại và hiện đại thì ưu thế tổ chức thị tộc theo mô hình phụ hệ càng chiếm ưu thế lớn. Thời kỳ này nam giới thường bị bắt đi lính, chết do chiến tranh; vì thế yêu cầu tất yếu để bảo vệ lợi ích của các bộ tộc, quốc gia là phải nhanh chóng tái bổ sung lực lượng cho chiến tranh và sản xuất của xã hội, do đó chế độ phụ hệ rất được trong dụng nhằm phát huy khả năng sinh sản tối đa của nam nhân, theo đó chế độ đa thê (nhiều vợ) cũng được chấp nhận.

Dưới thời kỳ chiến tranh bằng các vũ khí sát thương, các bạn sẽ không lạ khi các tập đoàn chính trị (các triều đại phong kiến, thế lực chính trị khác) đều xây dựng trên mô hình thị tộc phụ hệ.

Không những thế các tập đoàn kinh tế thời kỳ này cũng là tập đoàn gia đình, thị tộc phụ hệ được thành lập dựa trên các mối quan hệ gia đình, dòng họ theo phụ hệ. Hầu hết các tổ chức xã hội theo mô hình mẫu hệ đã bị đánh bại do không tập hợp được lực lượng lớn các cá thể chung lợi ích, chung huyết thống để cạnh tranh với các tập đoàn phụ hệ. Ở đó cũng xuất hiện hình thức thu thuế, bắt lính và các chế độ ưu đãi người nhà binh lính.

Khi con cái mang họ cha, dù là trai hay gái sẽ có được những lợi ích nhất định như thừa kế di sản, tài sản mà cha, anh, ông... của họ chiến đấu thu được, hoặc được ban thưởng, được đặc cách bỏ chế độ bắt lính, hoặc nhiều lợi ích khác gắn với công lao của người cha.

Trong thời kỳ hiện đại, hòa bình, nên ưu tiên chế độ phụ hệ vì mấy lý do sau:

- Đa số con cái thường gắn bó chặt chẽ với mẹ nên khi ra ngoài rất khó xác định là con của người bố nào. Để thuận tiện trong việc nhận diện, nên để con cái mang họ cha. Con cái mang họ cha sẽ tăng cường trách nhiệm của người cha, người chồng với gia đình.

- Duy trì được sự đông đảo của mô hình thị tộc (họ tộc) để giúp đỡ làm ăn, bảo vệ lợi ích của nhau. Rất nhiều mô hình kinh tế, tập đoàn kinh tế hiện tại vẫn duy trì chế độ gia đình trị, dòng họ trị.

- Nếu có biến động xảy ra thì chế độ phụ hệ với thị tộc lớn có thể có ưu thế cạnh tranh cao hơn, bảo vệ lợi ích tốt hơn.

- Khi một người phụ nữ có nhiều chồng (đa phu) có thể do họ ở với nhiều người hoặc ly hôn rồi cưới nhiều đời chồng khác nhau sẽ đẻ ra nhiều đứa con có mối quan hệ huyết thống khác nhau. Lúc này ai cũng biết những đứa con đó là của người phụ nữ nào, nhưng chắc chắn nếu không dựa vào họ cha thì sẽ không biết được đứa nào là con của ông bố nào để xác định quản lý xã hội, trách nhiệm của người bố nào lên người con nào.

- Hiện tại nhiều vùng vẫn duy trì chế độ mẫu hệ nhưng rất khó phát triển kinh tế lẫn chính trị như các vùng dân tộc thiểu số ở Nam Trung Quốc, một số vùng Ấn Độ, nhiều vùng ở châu Phi.

Cuối cùng, chọn con cái theo họ bố hay mẹ là do bạn quyết định, nhưng với những lợi ích trên thì tôi nghĩ các bạn cứ cân nhắc bảo đảm sao cho lợi ích con cháu bạn tối đa nhất. Nếu theo nội tộc nhưng nội tộc đó đang suy vi và lợi ích khi con cháu bạn theo chế độ mẫu hệ tốt hơn thì các bạn cứ chọn.

Minh

Độc giả gọi vào số 024 7300 8899 (máy lẻ 4529) trong giờ hành chính để được hỗ trợ, giải đáp thắc mắc

Em hiểu thế nào là chế độ phụ hệ?

Chế độ phụ hệ là một hệ thống xã hội trong đó người cha là chủ gia đình. Tuy nhiên, điều này không chỉ giới hạn trong hộ gia đình. Nó có thể được mở rộng ra toàn xã hội nơi nam giới chiếm ưu thế trong tất cả các vai trò xã hội, chính trị, kinh tế, luật pháp và văn hóa.

Chế độ mẫu hệ tồn tại bao lâu?

Chế độ mẫu hệ tồn tại trong dòng họ và gia đình Tây Nguyên từ hàng trăm năm nay, hình thành từ đặc điểm quần hôn nguyên thủy. Khi đó, người ta chỉ có thể nhận biết rõ ràng về mẹ, người đã hoài thai và sinh ra mình.

Gia đình mẫu hệ là gì?

Chế độ mẫu hệ - Chế độ xã hội trong thời đại nguyên thủy, con đẻ ra theo dòng họ mẹ, quyền hành trong gia đình và xã hội do người phụ nữ nắm giữ.

Trong gia đình phụ hệ người có vai trò lớn là ai?

trong đó phụ nữ làm chủ gia đình, dòng họ; phụ nữ có vai trò lớn lao trong sinh hoạt kinh tế, đời sống xã hội cũng như trong đời sống văn hóa tinh thần. Ở Việt Nam, mỗi người đều ghi nhớ chuyện Mẹ Âu Cơ và Bố Lạc Long Quân là những người khai sáng ra lịch sử dân tộc.

Chủ đề