Đường dẫn cầu cao lãnh đi từ hướng lấp vò

Trưa 4/6, ông Nguyễn Phước Thiện, Chánh văn phòng Ban ATGT tỉnh Đồng Tháp cho biết, trên tuyến đường dẫn vào cầu Cao Lãnh xuất hiện một số biển báo hướng dẫn đường đi vào cầu không phù hợp, gây khó khăn cho người đi đường.

Cụ thể, tại biển chỉ dẫn đi 3 hướng TP. Cần Thơ, thị trấn Lấp Vò và Phà Cao Lãnh, tuy nhiên hướng rẽ về thị trấn Lấp Vò không tồn tại. Ngoài ra, chưa có biển báo chỉ dẫn người lưu thông đi về TP. Sa Đéc. Hay như trên ĐT.849 (huyện Lấp Vò), 1 biển chỉ dẫn đi thẳng về thị trấn Lấp Vò và rẽ trái về TP.Cần Thơ, cách đó khoảng 300m lại có 1 biển chỉ dẫn rẽ trái đi TP.Cao Lãnh, đi thẳng về thị trấn Lấp Vò, cả 2 biển không có biển nào chỉ dẫn người đi đường lên cầu Cao Lãnh.

Biển chỉ dẫn không hợp lý khiến người đi đường lúng túng

Chính những biển chỉ dẫn không hợp lý này khiến nhiều người dân từ nơi khác đến muốn đi qua cầu Cao Lãnh rất lúng túng dẫn đến vi phạm luật giao thông đường bộ. Sở GTVT đã có buổi làm việc với nhà đầu tư để chấn chỉnh về việc này, đồng thời kiến nghị đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ thực hiện một số hạng mục còn lại như đường dẫn vào TP.Cao Lãnh... Ban ATGT tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền để người dân chấp hành luật giao thông, không đi ngược chiều….

TTO - Lễ khánh thành cầu Cao Lãnh (Đồng Tháp) đang được tổ chức, người dân đang đứng ngồi không yên, ai cũng mong được là người đầu tiên đặt chân lên khi cầu được chính thức đưa vào sử dụng.

Người dân miền Tây đang háo hức được bước chân trên chiếc cầu nối TP Cao Lãnh với huyện Lấp Vò - Ảnh: Chí Quốc

8h30 ngày 27-5, Bộ Giao thông vận tải đã tổ chức lễ khánh thành cầu Cao Lãnh bắc qua sông Tiền nối TP Cao Lãnh với huyện Lấp Vò và tuyến đường dẫn nối cầu cao Lãnh tới cầu Vàm Cống.

Ngay trong lúc ban tổ chức đang làm lễ khánh thành, nhiều người dân đã tập trung tại các điểm dẫn lên cầu với mong muốn nhanh chóng đặt chân lên cầu sau bao tháng ngày chờ đợi.

Nhiều người ở rất xa đã không quản ngại gian khó đi từ sớm. Trời nắng khá gắt cũng không ngăn được sự háo hức của bà con.

Ông Lê Văn Hòn (72 tuổi) vượt khoảng 15km từ sớm để có mặt tại vị trí điểm giao với đường dẫn lên cầu. Ông cho biết xem truyền hình thấy thông báo 8h30 cầu được khánh thành cứ nghĩ là đúng 8h30 là được đi lên cầu và cho biết sẵn sàng chờ hàng giờ để là người đầu tiên bước chân lên cầu - Ảnh: CHÍ QUỐC

Cầu Cao Lãnh được xây dựng từ hơn 3 năm qua, có quy mô 6 làn xe (rộng 24,5m), kết nối quốc lộ 30 với quốc lộ 54 và các tuyến quốc lộ 80, 91 (khi cầu Vàm Cống được đưa vào sử dụng), tạo thành trục huyết mạch và động lực phát triển kinh tế của toàn vùng ĐBSCL.

Tuổi Trẻ Online ghi nhận không khí trước khi cầu được cơ quan chức năng chính thức "mở cửa" cho dân lưu thông (dự kiến trưa hoặc chiều 27-5).

Nhiều người dân ở phía huyện Lấp Vò chở theo trẻ em sẵn sàng chờ đợi dưới nắng để được qua cầu - Ảnh: CHÍ QUỐC

Được mời dự lễ khánh thành, ông Nguyễn Văn Cai (68 tuổi, xã Tân Mỹ, huyện Lấp Vò) nói "cầu Cao Lãnh nối hai bờ vui, quê nội - ngoại tui ở hai bên sông Tiền. Giờ có cầu rồi sẽ thuận tiện về thăm nội" - Ảnh: MẬU TRƯỜNG

Trẻ em và người lớn nhà ven cầu đứng hóng từ rất sớm chờ đến lúc được đi thử cầu - Ảnh: NGỌC TÀI

Người dân xã Tịnh Thới (TP Cao Lãnh, Đồng Tháp) dựng những chòi bán nước dã chiến phục vụ người dân đi xem khánh thành cầu Cao Lãnh sáng 27-5 - Ảnh: NGỌC TÀI

Sau khi biết nhiều giờ sau mới được qua cầu, một số người dân đành phải quay về và cho biết sẽ quay lại cầu sau - Ảnh: NGỌC TÀI

Tuyến đường nối cầu Cao Lãnh và cầu Vàm Cống được khởi công vào tháng 10/2013 và khánh thành vào tháng 5/2018. Đường có tổng mức đầu tư khoảng 4.500 tỷ đồng từ nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của chính phủ Úc, vốn vay của Ngân hàng phát triển Châu Á và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.‏

Tuyến đường dài 21,45 km đi qua địa phận huyện Cao Lãnh, Thành phố Cao Lãnh và huyện Lấp Vò của tỉnh Đồng Tháp. ‏

Đường nối cầu Cao Lãnh và cầu Vàm Cống được thiết kế với quy mô mặt cắt ngang 20,6 m gồm bốn làn xe cơ giới và hai làn xe thô sơ, tốc độ thiết kế là 80 km/h. ‏

Theo quyết định số 1454/QĐ-TTg về phê duyệt quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030 do Phó Thủ tướng Lê Văn Thành ký năm 2021, tuyến đường này sẽ được nâng cấp thành đường cao tốc 6 làn xe thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía tây. ‏

Tuyến đường kết nối với 2 cây cầu, bắc qua sông Tiền và sông Hậu - 2 con sông lớn nhất ở đồng bằng sông Cửu Long, giúp cho giao thông ở cả vùng trở nên thuận tiện hơn. Trong ảnh là cầu Cao Lãnh với tổng mức đầu tư hơn 3.000 tỷ đồng.‏

Cầu Cao Lãnh có chiều dài 2014 m, trong đó nhịp chính dài dài 350 m; chiều cao thông thuyền 37,5 m, trụ tháp chính hình chữ H cao 123,4 m. Các trụ cầu chính được đặt trên hệ móng cọc khoan nhồi đường kính 2,5 m sâu từ 85 đến 120 m.‏

Cầu rộng 24,5 m gồm bốn làn xe cơ giới và hai làn xe thô sơ, nối liền huyện Lấp Vò và thành phố Cao Lãnh (Đồng Tháp)‏

‏Cầu Vàm Cống nối bắc qua sông Hậu, nối liền huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) với quận Thốt Nốt (thành phố Cần Thơ). Cầu có tổng mức đầu tư 5.700 tỷ đồng và đang là cây cầu có giá trị lớn nhất miền Tây.‏

‏Cầu Vàm Cống dài 2,97 km, được khởi công vào tháng 9/2013 và hoàn thành vào tháng 5/2019. do xây dựng trên nền đất yếu của đồng bằng sông Cửu Long, cầu Vàm Cống được thiết kế hệ cọc khoan nhồi với đường kính 2,5 m và sâu đến 116 m. Trụ tháp cầu Vàm Cống cao 150 m và là trụ cầu cao nhất cả nước. ‏

Cầu rộng 24,5m bao gồm 4 làn xe ô tô và 2 làn xe thô sơ. Đường dẫn vào cầu rộng 20,6m. Tốc độ thiết kế 80 km/h. Chia sẻ trên trang web của Bộ Giao thông Vận tải, ông Nguyễn Văn Dương - nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp cho biết từ khi cầu Cao Lãnh và cầu Vàm Cống hoàn thành, địa phương đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ và phát triển từng ngày. Hai cây cầu bắc qua sông Tiền, sông Hậu là mơ ước bao đời của bà con nhân dân, đánh thức tiềm năng không riêng gì Đồng Tháp mà cả khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Khi giao thông thuận tiện thì hàng hóa nông sản của người dân được vận chuyển nhanh hơn, tỏa đi nhiều địa phương khác.‏

Chủ đề