Đường có 2 làn thì xe máy đi làn nào năm 2024

Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ được phân thành các nhóm sau: ô tô; xe mô tô và xe gắn máy; máy kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc được kéo bởi ô tô, máy kéo; các loại phương tiện khác.

Theo quy định của bộ Luật Giao thông đường bộ thì xe cơ giới là toàn bộ các phương tiện (trừ xe đạp, xe đẩy và xe lăn) thì tất cả các phương tiện giao thông đường bộ dùng động cơ và tiêu hao nhiên liệu bao gồm xe ô tô; xe mô tô 2 bánh; xe mô tô 3 bánh, máy kéo; xe gắn máy (bao gồm cả xe máy điện) và các loại xe được thiết kế để chở người và hàng hóa trên đường bộ.

Thậm chí, xe cơ giới còn bao gồm cả tàu điện bánh lốp-là loại tàu điện chạy trên đường bộ mà không chạy trên đường ray.

Đường có 2 làn thì xe máy đi làn nào năm 2024

Với đường 1 chiều, các loại xe cơ giới được phép điều khiển xe chạy ở làn thứ 2 và thứ 3 tính từ phải sang. (Ảnh: Xuân Tiến)

Làn xe cơ giới là gì?

Điều 13 Luật Giao thông đường bộ quy định:

“Điều 13. Sử dụng làn đường

Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép. Khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.

Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.

Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải”.

Xét về 2 loại đường hiện nay:

- Đường một chiều: Theo khoản 2 điều luật này, các loại xe cơ giới được phép điều khiển xe chạy ở làn thứ 2 và thứ 3 tính từ phải sang trái.

- Đường hai chiều: Theo khoản 1 Điều 13 Luật giao thông đường bộ trình bày bên trên, trường hợp đoạn đường đang di chuyển không phải đường một chiều, xe cơ giới có quyền điều khiển xe chạy trên bất cứ làn đường nào nhưng khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước.

Đường đôi có dải phân cách cứng, mỗi bên chia 3 làn đường bằng vạch kẻ trắng, làn đường trong cùng được kẻ bằng vạch trắng liền, không có bảng chỉ dẫn làn đường thì xe mô tô được đi vào làn đường nào? Vạch liền có kích thước 20cm thì xe mô tô có được đè lên vạch này không? Khi xe ở làn phía ngoài bên trái di chuyển chậm, xe làn trong bên phải di chuyển nhanh hơn thì có bị xử phạt vi phạm vượt phải theo Nghị định 171/2013/NĐ-CP không? Để lái xe đúng, khi xe ở làn ngoài di chuyển rất chậm, lái xe phải vượt như thế nào?

  • Tại Điều 13 Luật Giao thông đường bộ quy định: Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn; Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái; Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải. Như vậy, đối với đường có nhiều làn đường được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép. Đối với đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe ô tô, mô tô phải di chuyển ở làn đường bên trái, xe thô sơ phải di chuyển ở làn đường bên phải trong cùng. Tại Điểm c Khoản 5 Điều 5 Nghị định 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định: "Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi sau đây: Vượt trong các trường hợp cấm vượt; không có báo hiệu trước khi vượt; vượt bên phải xe khác trong trường hợp không cho phép, trừ trường hợp tại đoạn đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường mà xe chạy trên làn đường bên phải chạy nhanh hơn xe đang chạy trên làn đường bên trái. Như vậy, người điều khiển phương tiện không bị xử phạt về quy định vượt phải theo quy định của Nghị định 171/2013/NĐ-CP. Lái xe phải tuân thủ quy định về tốc độ, khoảng cách và các biển báo, vạch kẻ đường, đồng thời phải chú ý quan sát để vượt theo đúng quy định, đảm bảo an toàn. Hy vọng rằng sự tư vấn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì xin gửi về báo.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: [email protected]

Ý nghĩa sử dụng: dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều nhau. Xe được phép cắt qua để sử dụng làn ngược chiều từ cả hai phía.

Minh họa:

Đường có 2 làn thì xe máy đi làn nào năm 2024

Vạch 1.1

- Dạng vạch đơn, nét liền, màu vàng

Ý nghĩa sử dụng: dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều; xe không được lấn làn, không được đè lên vạch.

Minh Họa:

Đường có 2 làn thì xe máy đi làn nào năm 2024

Vạch 1.2

- Dạng vạch đôi, nét liền, màu vàng

Ý nghĩa sử dụng: Dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều, xe không được lấn làn, không được đè lên vạch.

Vạch này thường dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều cho đường có từ 4 làn xe cơ giới trở lên, không có dải phân cách giữa trên đoạn đường không đảm bảo tầm nhìn vượt xe, nguy cơ tai nạn giao thông đối đầu lớn hoặc ở các vị trí cần thiết khác.

Minh họa:

Đường có 2 làn thì xe máy đi làn nào năm 2024

Vạch 1.3

- Dạng vạch đôi song song, một vạch liền nét, một vạch đứt nét

Ý nghĩa sử dụng: dùng để phân chia hai chiều xe chạy ngược chiều. Xe trên làn đường tiếp giáp với vạch đứt nét được phép cắt qua và sử dụng làn ngược chiều khi cần thiết; xe trên làn đường tiếp giáp với vạch liền nét không được lấn làn hoặc đè lên vạch.

Vạch này được sử dụng trên đường có từ 2 làn xe trở lên, không có dải phân giữa, ở các đoạn cần thiết phải cấm xe sử dụng làn ngược chiều theo một hướng xe chạy nhất định để đảm bảo an toàn.

Trường hợp chỉ có một làn xe bên phía tiếp giáp với vạch liền nét, bề rộng của làn đường này phải đáp ứng được điều kiện chuyển động của các loại xe có kích thước lớn được phép tham gia giao thông trên tuyến đường đang xét.

Minh họa:

Đường có 2 làn thì xe máy đi làn nào năm 2024

Vạch 1.4

- Dạng vạch đôi, đứt nét, màu vàng

Ý nghĩa sử dụng: dùng để xác định ranh giới làn đường có thể thay đổi hướng xe chạy trên đó theo thời gian. Hướng xe chạy ở một thời điểm trên làn đường có thể đổi chiều được quy định bởi người điều khiển giao thông, tín hiệu đèn, biển báo hoặc các báo hiệu khác phù hợp.

Minh họa:

Đường có 2 làn thì xe máy đi làn nào năm 2024

Vạch 1.5

1.2 Nhóm vạch phân chia các làn xe chạy cùng chiều

- Dạng vạch đơn, đứt nét, màu trắng

Ý nghĩa sử dụng: dùng để phân chia các làn xe cùng chiều. Trong trường hợp này, xe được phép thực hiện việc chuyển làn đường qua vạch 2.1.

Minh họa:

Đường có 2 làn thì xe máy đi làn nào năm 2024

Vạch 2.1

- Dạng vạch đơn, liền nét, màu trắng

Ý nghĩa sử dụng: dùng để phân chia các làn xe cùng chiều trong trường hợp không cho phép xe chuyển làn hoặc sử dụng làn khác; xe không được lấn làn, không được đè lên vạch.

Minh họa:

Đường có 2 làn thì xe máy đi làn nào năm 2024

Vạch 2.2

- Vạch giới hạn đường dành riêng hoặc ưu tiên được cấu tạo bằng vạch đơn, màu trắng

Ý nghĩa sử dụng: Vạch giới hạn làn đường dành riêng cho một loại xe cơ giới nhất định (vạch liền nét), các loại xe khác không được đi vào làn xe này trừ những trường hợp khẩn cấp theo Luật Giao thông đường bộ.

Vạch giới hạn làn đường ưu tiên cho một loại xe cơ giới nhất định (vạch đứt nét), các xe khác có thể sử dụng làn đường này nhưng phải nhường đường cho xe được ưu tiên sử dụng làn khi xuất hiện loại xe này trên làn xe.

Xe trên làn đường dành riêng hoặc làn đường ưu tiên có thể cắt qua các vạch này khi làn đường hoặc phần đường xe chạy liền kề không cấm sử dụng loại xe này.

Minh họa:

Đường có 2 làn thì xe máy đi làn nào năm 2024

Vạch 2.3

- Dạng vạch kép (một vạch liền, một vạch đứt nét)

Ý nghĩa sử dụng: dùng để phân chia các làn xe cùng chiều, xe trên làn đường tiếp giáp với vạch đứt nét được phép cắt qua khi cần thiết; xe trên làn đường tiếp giáp với vạch liền nét không được lấn làn hoặc đè lên vạch.

Minh họa:

Đường có 2 làn thì xe máy đi làn nào năm 2024

Vạch 2.4

2. Mức phạt đè lên vạch kẻ đường hiện nay

Người điều khiển phương tiện đè lên vạch kẻ đường được xếp vào nhóm hành vi “Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường” với mức xử phạt được quy định theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) cụ thể:

Phương tiện

Mức phạt

Phạt tiền

Phạt bổ sung

Ô tô

300.000 - 400.000 đồng

(Điểm a khoản 1 Điều 5)

Đè vạch gây tai nạn: Tước Giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng

(Điểm c khoản 11 Điều 5)

Xe máy

100.000 - 200.000 đồng

(Điểm a khoản 1 Điều 6)

Đè vạch gây tai nạn: Tước Giấy phép lái xe từ 02 - 04 tháng

(Điểm c khoản 10 Điều 6)

Máy kéo, xe máy chuyên dùng

100.000 - 200.000 đồng

(Điểm a khoản 1 Điều 7)

Đè vạch gây tai nạn: Tước Giấy phép lái xe (máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (xe máy chuyên dùng) từ 02 - 04 tháng

(Điểm b khoản 10 Điều 7)

Xe đạp, xe đạp máy

80.000 - 100.000 đồng

(Điểm c khoản 1 Điều 8)

Không quy định

Để giúp mọi người thuận tiện trong việc tra cứu các mức phạt vi phạm giao thông,

THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã cho ra đời iThong – App tra cứu mức phạt giao thông:

Tải về App iThong trên Android TẠI ĐÂY

Tải về App iThong trên iOS TẠI ĐÂY

Hoặc Quét mã QR dưới đây:

Đường có 2 làn thì xe máy đi làn nào năm 2024

Nguyễn Ngọc Quế Anh

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].