Đức hiếu sinh là gì

Thứ tư, 26 Tháng 10 2022

  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc giảng đạo cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc tại Hòn Sơn Thánh Tích
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Tranh đức Phật
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy "Thân Hành Niệm" cho các Phật tử
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Am thất
  • Thầy Thông Lạc quét dọn sân
  • Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc trả lời tâm thư Phật tử
  • Thầy Thông Lạc đang ngồi tĩnh tọa
  • Thầy Thông Lạc vấn đáp đạo cho các Phật tử
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Thầy Thông Lạc viết sách
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy cho các tu sinh
  • Thầy Thông Lạc dẫn dạy tu sĩ
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc
  • Tổ đường Tuyết Sơn
  • Bên Thầy Thông Lạc học đạo
  • Phật tử vấn đạo Thầy Thông Lạc
  • Thầy Thông Lạc đi khất thực
  • Thầy Thông Lạc lai lâm tổ đường

Đức Hiếu Sinh

Ba tập này nằm trong bộ sách dạy Đạo Đức Nhân Bản – Nhân Quả qua các hành động của THÂN, MIỆNG, Ý để đem lại an vui hạnh phúc cho gia đình và xã hội. Đây cũng là căn bản cho mọi người thực hành đạo đức thuộc Ngũ giới của người cư sĩ Phật giáo.

Bộ sách ĐHS được in năm 2012, NXB.

 
 
 

NTCN

  • Trang Chủ
  • Thầy Thông Lạc Là Ai?
  • Kinh Nikaya
  • Sách Thầy Thông Lạc
    • Oai Nghi Chánh Hạnh
    • Tri kiến giải thoát
    • Đường Về Xứ Phật
    • Lời Gốc Phật Dạy
    • Văn Hóa Phật Giáo TT
    • Đạo Đức Làm Người
    • Thiền Căn Bản
    • 37 Phẩm Trợ Đạo
    • Giới Đức Làm Người
    • Hành Thập Thiện
    • Tứ Vô Lượng Tâm
    • Thọ Bát Quan Trai
    • Thời Khóa Tu Tập
    • Tu Pháp Môn Nào?
    • Linh Hồn Không Có
    • Sống Một Mình
    • Lòng Yêu Thương
    • Lịch Sử Chùa Am
    • Những Bức Tâm Thư
    • Thanh Quy Tu Viện
    • Đường Lối Riêng
    • Những Chặng Đường
    • 4 Bất Hoại Tịnh
    • Tạo Duyên Giáo Hóa
    • Sồng 10 Điều Lành
    • Tập Hợp Các Bài Pháp
    • Người Phật Tử Cần Biết
    • 12 Cửa Vào Đạo
    • Đức Hiếu Sinh
    • Thọ Tam Quy Ngũ Giới
    • Đạo Đức Gia Đình
    • Pháp Tu Của Phật
  • Audio Sách Thầy
  • Video Giáo Pháp
  • Bài Viết Chánh Kiến
  • Giáo Án Tu Đạo Phật
  • English Translations
  • Bài Được Tuyển
  • Liên Hệ

Đang có 46 khách và không thành viên đang online

Lượt xem450Các bài viết1441Số lần xem các bài viết7698494

Câu trả lời chính xác nhất: Hiếu: ưa thích, Sinh: sống. Ưa thích sự sống nghĩa là có lòng nhân ái, không muốn giết hại ai. Hiếu sinh có nghĩa là quý trọng sinh mệnh, ý nói tránh cho người ta con đường khổ sở chết chóc. Hiếu sinh chi đức hiệp vụ nhân tâm, đức hiếu sinh hòa hợp với lòng người.

Hãy cùng Toploigiai tìm hiểu chi tiết về hiếu sinh và đức hiếu sinh nhé!

1. Đức hiếu sinh là gì?

Hiếu: ưa thích, Sinh: sống. Ưa thích sự sống nghĩa là có lòng nhân ái, không muốn giết hại ai. Hiếu sinh có nghĩa là quý trọng sinh mệnh, ý nói tránh cho người ta con đường khổ sở chết chóc. Hiếu sinh chi đức hiệp vụ nhân tâm, đức hiếu sinh hòa hợp với lòng người.

Đức hiếu sinh là một đức hạnh tuyệt vời trong tuyệt vời. Khi ai sống được với đức hiếu sinh thì lòng yêu thương của người đó bao la cao cả, rộng mở thương yêu tất cả và quý trọng sự sống của muôn loài vạn vật có mặt trên thế gian này. Lòng yêu thương của họ không bao giờ ích kỷ, nhỏ hẹp mà luôn trải rộng bình đẳng không những đối với con người, mà còn các loài vật, các loài thực vật. Do vậy trong cuộc sống người có đức hiếu sinh luôn bình an, vui vẻ, hạnh phúc và vô sự.

Đức hiếu sinh hiện hữu khắp nơi từ cá nhân, gia đình cho đến ngoài xã hội. Ai ai trong đời đều đã từng sống với đức hiếu sinh dù là một người ác, phạm nhân hay bất kỳ ai, kể cả các loài vật cũng có đức hiếu sinh. Khi sống với đức hiếu sinh con người sẽ thấy được giá trị của sự sống trên cuộc đời này, đó là mang niềm vui và hạnh phúc đến cho người, vui trên cái vui của mọi người.

2. Biểu hiện đạo đức hiếu sinh

Lòng hiếu sinh sự sống là sự biết ơn sâu sắc của chúng ta đối với sự sống của muôn loài. Có muôn loài mới có sự sống của chúng ta ngày hôm nay, không thể nào có một vật gì mà sống đơn điệu một mình được. Sự sống của muôn loài là sự nương tựa vào nhau để mà sống. Đã quan trọng cho đời sống của chúng ta, sao chúng ta lại nhẫn tâm giết hại chúng? Sao chúng ta lại nhẫn tâm ăn thịt chúng?

Thương yêu nhau sao các bạn lại nỡ nhẫn tâm đốt rừng, phá rừng làm cho ngàn cây nội cỏ phải khô héo và chết đi, làm cho các loài động vật không còn chỗ ở, chỗ sống. Các bạn đốt rừng phá cây là giết hại sự sống của muôn loài, như vậy là các bạn đã thiếu đạo đức hiếu sinh đối với sự sống của muôn loài và chính là đối với sự sống của các bạn.  Tại vì khi các bạn phá rừng, rừng bị phá không còn đủ sức để ngăn giữ bão tố và lũ lụt, do đó nên thủy tai lũ lụt sẽ đến với các bạn. Thủy tai lũ lụt không phải ngẫu nhiên mà đến viếng thăm các bạn.

Các bạn biết thương yêu và giữ gìn bảo vệ sự sống của muôn loài, thì muôn vật muôn loài sẽ bảo vệ mạng sống của các bạn. Các bạn có thấy chăng? Một con chó liều mình để cứu chủ, một con ngựa liều chết để mang thây chủ nó về tận nhà. Thế nên chúng ta đừng vì một lý do gì mà sát hại sự sống của nhau trên hành tinh này. Phải không hỡi các bạn? Thương yêu nhau bằng danh từ ngôn ngữ thì vẫn chưa đủ, mà phải biến nó ra hành động bảo vệ, giữ gìn, không giết hại lẫn nhau, không ăn thịt nhau, giúp nhau trong khi hoạn nạn, giúp nhau trong khi gặp khó khổ, luôn lúc nào cũng không làm khổ mình, khổ người và muôn loài vạn vật dù là cỏ cây.

Những hành động ấy mới thật sự là yêu thương sự sống. Thương yêu sự sống bằng hành động như vậy tức là đạo đức hiếu sinh.

3. Văn chương là sự cất tiếng của lòng hiếu sinh

Nhìn lại, cả kho tàng văn học dân gian, đấy là tiếng nói của người dân lao động khi đối diện với hoàn cảnh sống của mình. Lời ca, tiếng hát hay những câu chuyện kể, rốt cuộc cũng hướng đến việc phản ánh đời sống con người, với những cung bậc tình cảm yêu ghét vui buồn, những âu lo hay niềm hy vọng. Tính trường tồn của nó nằm trong chính nhịp đập của trái tim con người, qua bao nhiêu năm tháng: Con cò mà đi ăn đêm/ Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao/ Ông ơi ông vớt tôi nao/ Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng/ Có xáo thì xáo nước trong/ Đừng xáo nước đục đau lòng cò con (Ca dao).

Lời ca dao da diết xoáy vào thân phận bấp bênh của kiếp người trong bước mưu sinh. Tận cùng, khi đối mặt cái chết, phẩm giá sạch trong và ý nghĩ về tương lai vẫn là điều con người gìn giữ và trao truyền. Đó là biểu hiện của lòng hiếu sinh, là lời của yêu – thương cất lên trong tuyệt vọng. Lòng hiếu sinh được xây dựng trên nền tảng của sự trao truyền ấy, như lửa ấm qua mỗi nhà, như máu chảy qua tim, làm rung lên những nhịp đập của sinh mệnh. Sự sống được đắp bồi, tiếp nối bằng yêu – thương, nâng con người lên khỏi trạng thái tự nhiên hoang dã và man dã.

Văn chương không thể rời xa đức hiếu sinh, dẫu nó nói về cái ác, cái xấu hay sự tàn nhẫn. Sau tất cả, mọi biểu đạt của nó phải hướng đến việc đánh thức tình yêu, lòng thương ở con người. Nếu không có “con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời” (Mộng Liên Đường chủ nhân), Nguyễn Du sao có thể viết nên Truyện Kiều đau đớn, bi ai và sâu sắc đến thế về kiếp người tài hoa bạc mệnh. 

Bài viết này Toploigiai đã cùng các bạn trả lời câu hỏi Hiếu sinh là gì?. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt!

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Xem thêm các chủ đề liên quan

Loạt bài Tài liệu hay nhất

Chủ đề