Dựa vào dấu hiệu nào để khẳng đỉnh một nắp máy là nắp máy của động cơ xăng

Tổng hợp các bài Trắc nghiệm Công nghệ 11 Bài 31. Thực hành: Tìm hiểu cấu tạo của động cơ đốt trong có đáp án hay nhất, chi tiết bám sát nội dung chương trình Công nghệ 11.

Trắc nghiệm Công nghệ 11 Bài 31

Câu 1: Cấu tạo của thân máy gồm :

A. Thân xilanh, Van trượt,Cacte

B. Thân xilanh,Xi lanh,Cacte

C. Thân xilanh,Xi lanh,Pittong

D. Thân xilanh,Van trượt,Pittong

Đáp án đúng: B

Cấu tạo của thân máy gồm :Thân xilanh,Xi lanh,Cacte

Câu 2: Chi tiết truyền lực giữa pit-tông và trục khuỷu được gọi là :

A. Thanh truyền

B. Thân máy

C. Thân xilanh

D. buồng cháy

Đáp án đúng: A

Chi tiết truyền lực giữa pit-tông và trục khuỷu được gọi là : Thanh truyền

Câu 3: Bộ phận nào đã nhận lực từ trục khuỷu để thực hiện các quá trình nạp, nén và thải khí ?

A. Thân máy

B. Pit-tông

C. Thân xilanh

D. Cacte

Đáp án đúng: B

Một trong những nhiệm vụ của Pittong là nhận lực từ trục khuỷu để thực hiện các quá trình nạp, nén và thải khí.

Câu 4: Phát biểu nào đúng khi nói về công dụng của Pittong ?

A. Cùng với xilanh và nắp máy tạo thành không gian làm việc.

B. Nhận lực đẩy của khí cháy rồi truyền lực cho trục khuỷu để sinh công

C. Nhận lực từ trục khuỷu để thực hiện các quá trình nạp, nén và thải khí.

D. Cả 3 ý trên

Đáp án đúng: D

Công dụng của Pittong:

Cùng với xilanh và nắp máy tạo thành không gian làm việc.

Nhận lực đẩy của khí cháy rồi truyền lực cho trục khuỷu để sinh công

Nhận lực từ trục khuỷu để thực hiện các quá trình nạp, nén và thải khí.

Câu 5: Hệ thống nào có khả năng tạo ra tia lửa điện cao áp ?

A. Hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm

B. Hệ thống khởi động bằng điện

C. Hệ thống làm mát bằng nước

D. Hệ thống nhiên liệu trong động cơ điêzen

Đáp án đúng: A

Hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm:Tạo ra tia lửa điện cao áp để châm cháy hòa khí trong xilanh động cơ xăng đúng thời điểm.

Hệ thống kiến thức Công nghệ 11 Bài 31

I. Chuẩn bị

- Động cơ đốt trong nguyên chiếc và các bộ phận, chi tiết của động cơ đã tháo rời.

- Một số tranh ảnh, băng hình về các loại động cơ đốt trong, đầu video, màn hình,.

- Vở ghi, giấy viết.

- Giẻ lau, xà phòng.

II. Nội dung thực hành

- Quan sát, nhận dạng động cơ đốt trong nguyên chiếc.

- Quan sát, nhận dạng một số chi tiết, bộ phận của động cơ đốt trong.

III. Các bước tiến hành

1. Quan sát, nhận dạng động cơ đốt trong nguyên chiếc

- Quan sát hình dạng, kích thước và sự bố trí các bộ phận bên ngoài.

- Dựa vào một số đặc trưng để nhận biết động cơ đốt trong :

+ Xác định loại nhiên liệu bằng cách quan sát trên lắp máy động cơ lắp vòi phun hay bugi.

+ Xác định số xilanh bằng cách đếm số vòi phun hoặc số bugi.

+ Nếu vỏ ngoài thân xilanh và nắp máy không có cánh tản nhiệt thì động cơ đó làm mát bằng nước.

- Đọc các thông số ghi trên nhãn máy.

- Ghi vào giấy hoặc vở theo mẫu bảng 31.1.

Dựa vào dấu hiệu nào để khẳng đỉnh một nắp máy là nắp máy của động cơ xăng

2. Quan sát, nhận dạng một số chi tết, bộ phận của động cơ đốt trong.

* Quan sát, nhận biết tên gọi và xác định nhiệm vụ của một số chi tiết, bộ phận.

-* Xác định các chi tiết, bộ phận đó thuộc cơ cấu hệ thống nào của động cơ đốt trong.

* Ghi kết quả nhận biết vào giấy hoặc vở theo mẫu bảng 31.2.

- Thân máy và nắp máy:Dùng để lắp các cơ cấu và hệ thống của động cơ

- Cơ cấu trục khuỷu, thanh truyền

+ Pittông

+ Thanh truyền

+ Trục khuỷu

- Cơ cấu phân phối khí:

+ Cơ cấu phối khí dùng xupáp treo

+ Cơ cấu phối khí dùng xupáp đặt

- Hệ thống bôi trơn

- Hệ thống làm mát

- Hệ thống nhiên liệu

- Hệ thống đánh lửa

Kết quả thực hành: Bảng 31.2

STT Các chi tiết, bộ phận đã quan sát
Tên gọi Nhiệm vụ / Công dụng Thuộc cơ cấu, hệ thống
1 Thân máy Dùng để lắp các cơ cấu và hệ thống của động cơ.
Gồm Thân xilanh Lắp xilanh, van trượt của động cơ.
Xi lanh Định hướng chuyển động của pittong.
Cacte Lắp trục khuỷu và là buồng chứa nhiên liệu.
2 Nắp máy

Cùng với xilanh và đỉnh pit-tông tạo thành buồng cháy của động cơ.

Dùng để lắp các chi tiết và cụm chi tiết như bugi hoặc vòi phun.

Một số chi tiết của cơ cấu phân phối khí; bố trí các đường ống nạp – thải, áo nước làm mát hoặc cánh tản nhiệt,…

3 Pit-tông

Cùng với xilanh và nắp máy tạo thành không gian làm việc.

Nhận lực đẩy của khí cháy rồi truyền lực cho trục khuỷu để sinh công

Nhận lực từ trục khuỷu để thực hiện các quá trình nạp, nén và thải khí.

Cơcấutrục khuỷu -thanh truyền
Thanh truyền

Là chi tiết truyền lực giữa pit-tông và trục khuỷu.

Biến chuyển động tịnh tiến của pit-tông thành chuyển động quay của trục khuỷu.

Trục khuỷu

Nhận lực từ thanh truyền để tạo mômen quay kéo máy công tác.

Dẫn động các cơ cấu và hệ thống khác

4 Cơ cấu phân phối khí Đóng, mở các cửa nạp, thải đúng lúc để động cơ thực hiện quá trình nạp khí mới vào xilanh và thải khí đã cháy trong xilanh ra ngoài. Cơ cấu phân phối khí
5 Hệ thống bôi trơn cưỡng bức Đưa dầu bôi trơn đến các bề mặt ma sát của các chi tiết để đảm bảo điều kiện làm việc bình thường của động cơ và tăng tuổi thọ các chi tiết. Hệ thống bôi trơn
6 Hệ thống làm mát bằng nước và hệ thống làm mát bằng không khí Giữ cho nhiệt độ của các chi tiết không vượt quá giới hạn cho phép Hệ thống làm mát
7 Hệ thống nhiên liệu Hệ thống cung cấp nhiên liệu và không khí
Gồm Hệ thống nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí (động cơ xăng) Cung cấp hòa khí sạch vào xilanh động cơ, lượng và tỉ lệ phù hợp với các chế độ làm việc của động cơ.
Hệ thống nhiên liệu trong động cơ điêzen Cung cấp nhiên liệu và không khí sạch vào xilanh phù hợp với các chế độ làm việc của động cơ.
8 Hệ thống đánh lửa điện tử không tiếp điểm Tạo ra tia lửa điện cao áp để châm cháy hòa khí trong xilanh động cơ xăng đúng thời điểm. Hệ thống đánh lửa
9 Hệ thống khởi động bằng điện Làm quay trục khuỷu động cơ đến số vòng quay nhất định để động cơ tụ nổ máy được.

Hệ thống khởi động

I, Mục tiêu bài học: Qua bài học HS cần nắm được: -Biết được nhiệm vụ và cấu tạo chung của thân máy và nắp máy. -Biết được đặc điểm cấu tạo cảu thân xi lanh và nắp máy động cơ làm mát bằng nước và không khí.

II. Chuẩn bị bài dạy:


1, Nội dung:
-GV: Nghiên cứu kĩ nội dung bài 22 trang 103 SGK, đọc các tài liệu có nội dung liên quan tới bài giảng, soạn giáo án, lập kế hoạch giảng dạy. -HS: đọc trước nội dung bài 22 trang 103 SGK, tìm hiểu các nội dung trọng tâm.

2, Đồ dùng dạy học:

      -Tranh vẽ hình 22.1, 22.2 trong SGK.

3, Phương Pháp.

Sử dụng phương pháp nêu vấn đề, kết hợp với phương pháp thuyết trình, diễn giảng, phương pháp dạy học tích cực.

III. Tiến trình tổ chức dạy học


1, Phân bổ bài giảng: Bài giảng thực hiện trong một tiết, gồm các nội dung chính sau: - Nhiệm vụ, cấu tạo của thân máy. - Nhiệm vụ, cấu tạo của nắp máy.

2, Các hoạt động dạy học:


2.1.Ôån định lớp: Kiểm tra sĩ số, tác phong nề nếp tác phong của học sinh.
2.2.Kiểm tra bài cũ: +Nêu đặc điểm cấu tạo của động cơ 2 kì? +Nêu nguyên lí làm việc của động cơ  Xăng 2 kì?

2.3.Đặt vấn đề:

             Trong ĐCĐT có rất nhiều các chi tiết. Trong các chi tiết đó thì có 2 chi tiết cố định khi động cơ hoạt động và cũng là nơi để lắp đặt các chi tiết khác của động cơ, đó là thân máy và nắp máy. Nhiêïm vụ và cấu tạo của thân máy và nắp máy như thế nào ta đi vào bài 22
Hoạt động của Giáo Viên Hoạt động của Học Sinh Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo chung của thân máy và nắp máy.
I,Giới thiệu chung
GV: yêu câu HS quan sát H 22.1 sgk và đặt câu hỏi.   -Thân máy và nắp máy có vai trò như  thế nào trong động cơ ? -Vì sao nói thân máy và nắp máy là khung xương của động cơ ? -Quan sát tranh và chỉ ra vị trí lắp đặt của xilanh , trục cam , trục khuỷu ?   -Nắp máy động cơ có nhiệm vụ gì? -GV yêu cầu HS quan sát H 22.3 để tìm hiểu cấu tạo của mắp máy. -Vì sao trên nắp máy cần phải có bộ phận làm mát? -Đối với động cơ làm mát bằng nước bộ phận làm mát là gì? -Đối với động cơ làm mát bằng không khí bộ phận làm mát là gì?

-Dựa vào đâu để nhận biết động cơ xăng hay động cơ điêzen?

  -HS  quan sát tranh 22.1 trong sgk.Kết hợp với đọc nội dung  trong sgk. -Thân máy và nắp máy là “khung sương” của động cơ để lắp đặt tất cả các cơ cấu và hệ thống của động cơ. I,Giới thiệu chung   -Thân máy và nắp máy là “khung sương” của động cơ để lắp đặt tất cả các cơ cấu và hệ thống của động cơ.  

-Thân máy và nắp máy là hai khối riêng, nhưng thân máy và nắp máy có thể liền hoặc gồm nhiều phần gép với nhau.

Hoạt động 2:Tìm hiểu về thân máy.
  -  Thân máy có nhiệm vụ gì ?      

GV : yêu câu HS  quan sát tranh 22.2 trong sgk. Kết hợp với đọc nội dung  trong sgk và hướng dẫn HS tìm hiểu thân máy của hai loại đ/c làm mát bằng không khí và bằng nước .

Cấu tạo của  thân máy phụ thuộc vào sự bố trí các xilanh , cơ cấu và hệ thống của đ/c . Hình dạng cơ bản của  thân máy đ/c minh hoạ trên hình 22.2  sgk . Nhìn chung cấu tạo của cạc te tương đối giống nhau . Sự khác biệt chủ yếu là phần thân xilanh. - Quan sát hình 22.2 a,b,c,d ta thấy cấu tạo của thân có sự khác biệt gì? - Quan sát hình 22.2 a,b, ta thấy cấu tạo của thân xi lanh có khoảng trống dùng để làm gì?    ?Quan sát hình 22.2c,d, ta thấy có các cánh dùng để làm gì? ?Liên hệ thực tế các em cho biết động cơ xe may làm mát bằng gì?  -Căn cứ vào đâu dể kết luận xe méy làm mát bằng không khí?   -Tại sao trên cạc te lại không có áo nước hay cánh tản nhiệt?
  -Thân máy dùng để lắp đặt các cơ cấu vá hệ thống của động cơ. -HS  quan sát tranh 22.2 trong sgk. Kết hợp với đọc nội dung  trong sgk.     -HS nghe giảng và ghi chép.             -HS quan sát hình kết hợp đọc sgk để trả lời. -Chứa nước làm mát.     -Tản nhiệt của động cơ ra ngoài (làm mát). -Làm mát bằng không khí. -Trên thân máy và nắp máy có các cánh tản nhiệt.

-Cạcte không tiếp xúc trực tiếp với khíi cháy, có dầu nhớt bôi trơn làm mát.

II, Thân máy
1, Nhiệm vụ    Thân máy dùng để lắp đặt các cơ cấu vá hệ thống của động cơ.

2, Cấu tạo


(GV dùng tranh 22.2, 22.3 để giới thiệu)             +Thân xi lanh của động cơ làm mát bằng nước có cấu tạo khoang chứa nước làm mát, khoang này gọi là “áo nước”.  

+Thân xi lanh của động cơ làm mát bằng không khí có các cánh tản nhiệt

Hoạt động 3: Tìm hiểu về nắp máy. 
      -Nắp máy động cơ có nhiệm vụ gì? -GV yêu cầu HS quan sát H 22.3 để tìm hiểu cấu tạo của mắp máy. -Vì sao trên nắp máy cần phải có bộ phận làm mát?   -Đối với động cơ làm mát bằng nước bộ phận làm mát là gì? -Đối với động cơ làm mát bằng không khí bộ phận làm mát là gì?

-Dựa vào đâu để nhận biết động cơ xăng hay động cơ điêzen?

      -HS đọc sgk để nêu nhiệm vụ.   -Nắp máy tiếp xúc trực tiếp với khí cháy nên nhiệt độ rất cao. -Aùo nước làm mát.   -Cánh tản nhiệt.  

-Nắp máy, nắp máy động cơ xăng có lỗ lắp bugi còn nắp máy động cơ điêzen có lỗ lắp vòi phun.

III, Nắp máy
1, Nhiệm vụ -Nắùp máy (nắùp xi lanh) cùng với xi lanh, đỉnh pit-tông tạo thành buồng cháy của động cơ. -Nắp máy dùng để lắp đặt các chi tiết, cụm chi tiết như: bugi, vòi phun, cơ cấu phân phối khí, xuppáp, dường ống nạp, thải, áo nước làm mát, cánh tản nhiệt.

2, Cấu tạo

-Nắp máy động cơ làm mát bằng nước dùng cơ cấu phân phối khí xuppáp treo có cấu tạo phức tạp (H 22.3), do phải có áo nước làm mát, lỗ lắp xuppáp, dường ống nạp, thải…

-Nắp máy động cơ làm mát bằng không khí dùng cơ cấu phân phối khí xuppáp đặt hoặc động cơ 2 kì có cấu tạo đơn giản hơn.

IV. Tổng kết:

Qua nội dung bài học các em cần nắm các nội dung sau: -Trình bày nhiệm vụ thân máy, nắp máy? -Nêu dặc diểm cấu tạo thân xi lanh của độnh cơ làm mát bằng nước và làm mát bằng không khí? -Tại sao không dùng cánh tản nhiệt hay áo nước ở cạcte?

V. Dặn dò:


- Các em về nhà học bài cũ và xem qua nội dung bài mới bài 6 “ Thực hành: biểu diễn vật thể”.
VI. Rút kinh nghiệm: