Du học Mỹ khi có hồ sơ định cư

Với mong muốn được hiện thực hóa giấc mơ Mỹ của mình, nhiều bạn trẻ Việt Nam đã chọn phương pháp du học định cư Mỹ. Đây được xem là chiếc chìa khóa nhanh nhất mở ra cánh cửa lấy thẻ xanh để sinh sống hợp pháp và làm việc lâu dài tại xứ sở cờ hoa.

Tuy nhiên, việc chuyển từ visa du học sang thị thực định cư Mỹ là một quá trình phức tạp, đòi hỏi nhiều thủ tục, hồ sơ và nếu không chuẩn bị kỹ lưỡng có thể nhận về những kết quả không như mong đợi.

Đừng lo lắng, EduPath sẽ ở đây chỉ cho bạn làm thế nào để lấy thẻ xanh định cư Mỹ chỉ bằng con đường du học. Xem ngay nhé!

Du học xong có được ở lại Mỹ định cư không?

Du học Mỹ có được ở lại làm việc không hay tốt nghiệp xong phải trở về Việt Nam câu hỏi mà EduPath nhận được nhiều nhất trong suốt 12 năm tư vấn du học của mình.

Cũng dễ hiểu, bởi Mỹ được xem là anh cả của thế giới, với sự phát triển vượt bậc về mọi mặt từ giáo dục, kinh tế đến quyền tự do ngôn luận, chất lượng cuộc sống hiện đại, giá trị đồng tiền được công nhận rộng rãi ở bất cứ quốc gia nào. Chính điều đó, thúc đẩy mong muốn du học định cư Mỹ luôn được các học sinh – sinh viên Việt Nam đặt lên hàng đầu.

Tuy nhiên, về nguyên tắc, sinh viên quốc tế đến Mỹ du học không được định cư ở lại. Điều này cũng được ghi rõ ràng trong bộ hồ sơ cấp visa đi du học Mỹ. Học sinh – sinh viên chỉ được phép ở lại nước Mỹ tương đương với thời gian học tập.

Sau khi kết thúc khóa học, các bạn sẽ phải trở về Việt Nam ngay lập tức. Đối với sinh viên F-1 sẽ có thời gian lưu trú tại Mỹ sau khi hoàn thành khóa học là 60 ngày, trong khi visa M-1 và J-1 chỉ có 30 ngày. Trường hợp bạn muốn ở lại thêm thì có thể gia hạn visa.

Dù pháp luật Mỹ quy định như vậy nhưng nhiều du học sinh vẫn có cơ hội để nhận thẻ xanh, định cư hợp pháp tại Mỹ.

Tuy nhiên, việc xin định cư tại Mỹ sau khi tốt nghiệp cũng trải qua nhiều quá trình, thủ tục giấy tờ, hồ sơ tương đối phức tạp, thời gian đợi cũng khá lâu. Đôi khi không biết cách lại nhận về những kết quả không như mong đợi.

Mặt khác, du học và định cư tại Mỹ chỉ dành cho những bạn đã hoàn thành chương trình học của mình và thường là từ 18 tuổi trở lên mới đủ tư cách nộp đơn xin thẻ xanh.

Vì vậy, những bạn du học Mỹ từ bậc Trung học cơ sở, Trung học phổ thông phải đợi đến khi học lên Cao đẳng, Đại học mới có cơ hội chuyển diện lấy thẻ xanh.

Lưu ý, trước khi visa hết hạn, bạn cần phải xin chuyển sang visa lao động hoặc ghi danh vào một cơ sở đào tạo. Nếu không, bạn sẽ bị buộc phải rời nước Mỹ và xin lại visa ở Việt Nam.

Sau đây, EduPath sẽ hướng dẫn cho bạn 7 cánh cửa định cư, bạn hãy tìm hiểu thật cẩn thận để đưa ra quyết định sáng suốt nhất nhằm có cơ hội lấy được thẻ xanh, hiện thực hóa giấc mơ Mỹ của mình nhé!

Nhận thẻ xanh vĩnh viễn thông qua chương trình Eb3

EB-3 (Employment-Based Third Category) hoặc thị thực định cư dựa trên việc làm dành cho chuyên gia, công nhân có tay nghề cao và thành phần lao động phổ thông.

Định cư Mỹ Eb3, giải pháp lấy thẻ xanh nhanh chóng.

Diện chuyên gia (EB3 Professional)

Để đủ điều kiện xin thẻ xanh diện EB3 Professional, yêu cầu du học sinh phải có học vị từ cử nhân trở lên. Nếu là bằng cử nhân ngoài Mỹ thì phải được thẩm định bởi cơ quan chuyên thẩm định bằng cấp quốc tế ở Hoa Kỳ như bằng giáo sư, bác sĩ, dược sĩ, kế toán, nhà vật lý trị liệu, nhà thiết kế…

Công việc được bảo lãnh thẻ xanh phải liên quan đến chuyên môn đã học và làm việc.

Diện lao động lành nghề (EB3 Skilled Workers)

Với diện EB3 lao động có tay nghề cao, yêu cầu du học sinh phải sở hữu các bằng cấp, chứng chỉ đào tạo nghề và cần chứng minh có tối thiểu 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực mình được đào tạo (có thể bằng báo cáo thuế…).

Những nghề được xét cấp thẻ xanh hạng mục này có thể kể đến như: đầu bếp, nhân viên thẩm mỹ, thợ may, kỹ sư xe hơi, chuyên viên marketing…

Diện lao động phổ thông (EB3 Unskilled Workers)

Đây cũng là cách ở lại Mỹ sau khi du học được rất nhiều sinh viên Việt Nam lựa chọn với mong muốn nhận thẻ xanh định cư Mỹ. Diện EB3 Unskilled Workers không yêu cầu bằng cấp, kinh nghiệm.

Đương đơn ứng tuyển dạng này thường làm những công việc lao động phổ thông như dọn phòng khách sạn, bồi bàn, phụ bếp, làm ở nhà máy, đóng gói sản phẩm, chăm sóc người bệnh…, với mức tiền lương tối thiểu tại Mỹ.

Du học Mỹ khi có hồ sơ định cư
Du học Mỹ chuyển diện EB3 được nhiều sinh viên Việt Nam chọn lựa.

Một điểm lưu ý với tất cả các diện EB3 là không phải chủ lao động nào cũng được quyền bảo trợ người lao động đăng ký chương trình EB3 mà đó phải là đơn vị được chấp thuận giấy phép lao động PERM LC (Labor Certification) của Bộ Lao động Mỹ DOL (United States Department of Labor).

Khi tìm hiểu chương trình, bạn cần xem xét yếu tố này để đảm bảo tính hợp pháp của chủ lao động trong suốt quá trình bảo trợ xin thẻ xanh cho bạn.

Đã có rất nhiều du học sinh Việt Nam sang Mỹ du học và đã lấy được thẻ xanh 10 năm định cư hợp pháp tại Mỹ thông qua chương trình EB3 từ ImmiPath.

Làm việc theo chương trình OPT (Optional Practical Training)

Là một sinh viên có visa F1 hợp lệ, để định cư tại Mỹ thì bạn phải hoàn thành tối đa một năm làm việc tạm thời liên quan trực tiếp đến lĩnh vực mà bạn nghiên cứu.

Bạn sẽ được cấp một năm đào tạo OPT dựa trên bậc học mà bạn hoàn thành. Ví dụ bậc cử nhân sẽ nhận được 1 năm và bậc Thạc sĩ (Master) sẽ khác.

Nếu bạn muốn định cư Mỹ sau khi tốt nghiệp, bạn có thể nộp đơn xin OPT sau khi hoàn thành khóa học. Chỉ có visa sinh viên F-1 mới đủ điều kiện xin OPT.

Lấy thẻ xanh với du học sinh Mỹ visa F1

Bạn cần phải có DSO (Designated School Official) của trường. Một DSO là người được đề cử làm hỗ trợ và quản lý đối với các sinh viên nước ngoài. Tất cả các trường đều đồng ý rằng sinh viên quốc tế bị gò bó bởi luật phải có ít nhất một DSO.

Trong phần lớn trường hợp, để được định cư Mỹ, bạn sẽ phải hoàn thành các thủ tục với trường bao gồm việc điền và nộp đơn OPT I-20.

Sau đó trường Đại học sẽ gửi yêu cầu của bạn đến SEVIS [(Student and Exchange Visitor Information System – hệ thống quản lý các thông tin về sinh viên và khách trao đổi được xây dựng dựa trên chương trình SEVP (Student and Exchange Visitor Program)]. Nếu bạn thành công sẽ nhận được giấy nhập cư I-20.

Du học định cư Mỹ qua việc chuyển thị thực lao động H-1B, O-1

Sinh viên Việt Nam sau khi tốt nghiệp muốn có thẻ thường trú nhân tại Mỹ có thể xin chuyển diện qua các thị thực lao động như H-1B, O-1. Sau đó, nếu muốn được ở lại định cư thì bạn buộc phải xin được thẻ xanh.

Visa H-1B

Visa lao động tạm thời sẽ được cấp cho bạn sau khi bạn nhận vào làm việc ở một công ty Mỹ. Loại thị thực này cho phép bạn lưu trú tại Mỹ lên đến 3 năm và có thể gia hạn lên tối đa 6 năm. Trong khoảng thời gian đó, công ty sẽ giúp bạn chuẩn bị các loại giấy tờ để xin thẻ xanh nếu có kế hoạch định cư lâu dài.

Du học Mỹ khi có hồ sơ định cư
Có được visa H1-B, du học sinh sẽ có cơ hội có thẻ xanh định cư Mỹ.

Visa H-1B chỉ dành cho những du học sinh đã tốt nghiệp trình độ Đại học hoặc tương đương. Du học sinh không thể tự mình xin loại visa này mà phải thông qua công ty tuyển dụng.

Trường hợp, không nhận được thẻ xanh trước khi visa hết hạn, bạn buộc phải rời nước Mỹ ít nhất một năm trước khi đủ điều kiện xin lại visa H và làm thủ tục lại từ đầu.

Visa O-1

Loại thị thực này dành riêng cho những bạn có tài năng xuất chúng trong các lĩnh vực như khoa học nghệ thuật, phim ảnh, giáo dục hoặc thể thao. Ví dụ như bạn là một ca sĩ hoặc nghệ sĩ hài có thị trường hoạt động nhất định ở Mỹ thì có thể nộp hồ sơ cho diện thị thực này.

Chương trình đầu tư EW hoặc EB5

Du học Mỹ khi có hồ sơ định cư
Chương trình đầu tư EB5 là con đường nhanh nhất để du học sinh có được thẻ xanh.

Du học sinh Mỹ muốn sở hữu thẻ xanh nhanh nhất để định cư hợp pháp, có thể đăng ký tham gia chương trình dự án đầu tư EB5 với mức 500.000 USD.

Số tiền đầu tư này không chỉ mang đến cơ hội định cư cho du học sinh, mà còn cho cả gia đình bạn. Đặc biệt là khoản chi phí này sẽ được hoàn trả nguyên vẹn trong vòng 5 năm.

Điều kiện để tham gia dự án EB5 cũng vô cùng khắt khe như phải đảm bảo đủ sức khỏe, không có tiền án tiền sự, đang sinh sống hợp pháp tại Mỹ, cam kết làm việc dài hạn tại đây, đơn I-20 vẫn còn giá trị….

Nếu đáp ứng đủ những điều kiện chính phủ đưa ra thì nghiễm nhiên các bạn sẽ được cấp visa EW hoặc EB5 và được hưởng mọi quyền lợi như một công dân Mỹ thực thụ.

Diện đầu tư EW hoặc EB5 chỉ thích hợp những du học sinh có tiềm lực kinh tế vững chắc. Đối với những bạn có tài chính còn eo hẹp thì vẫn nên chọn những cách khác để xin thẻ xanh.

Du học Mỹ khi có hồ sơ định cư
Khách hàng nhận được thẻ xanh khi đầu tư chương trình EB5 từ EduPath.

Kết hôn với công dân Mỹ

Nếu các bạn muốn du học Mỹ có hồ sơ định cư cũng có thể đăng ký kết hôn với thường trú nhân hoặc người có quốc tịch Mỹ, sau đó tiến hành các thủ tục xin chuyển đổi visa và đăng ký nhận thẻ xanh.

Lưu ý những ai có visa F1 nếu nộp đơn xin kết hôn trong vòng 90 ngày đầu tiên ở Mỹ có khả năng sẽ bị từ chối cấp thẻ xanh vì có ý định từ trước.

Với diện kết hôn, vợ hoặc chồng của bạn phải thay mặt bạn nộp đơn xin thẻ xanh bằng cách nộp mẫu I-130. Sau đó, bạn có thể gửi mẫu I-485 cho Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS) để điều chỉnh trạng thái của mình.

Hãy nhớ rằng việc kiểm tra lý lịch nghiêm ngặt, phỏng vấn và xem xét các tài liệu sẽ được thực hiện để xác định tính hợp lệ cuộc hôn nhân của bạn trước khi bạn được cấp thẻ xanh.

Thông thường là khoảng từ 30 – 45 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ và nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào trường hợp riêng của mỗi người.

Du học Mỹ khi có hồ sơ định cư
Kết hôn với công dân Mỹ cũng là cách giúp bạn nhận thẻ xanh định cư.

Giành được xổ số thẻ xanh Mỹ

Hằng năm, vào tháng 10 và tháng 11, chính phủ Mỹ tổ chức xổ số thị thực đa dạng bằng hình thức điện tử, còn được gọi là xổ số thẻ xanh.

Mặc dù đây là một cơ hội nhận thẻ xanh cho những bạn đang giữ visa F-1 hợp lệ, nhưng không có gì đảm bảo bạn sẽ có Green Card vì quá trình lựa chọn là ngẫu nhiên và số lượng cho đi có hạn.

Tuy nhiên, nếu muốn thử vận may bằng hình thức này, bạn cần cung cấp cho USCIS các tài liệu xác nhận tính đủ điều kiện tham gia, đơn xin thẻ xanh và các tài liệu hỗ trợ khác.

Sau đó, bạn sẽ trải qua một cuộc phỏng vấn trước khi được cấp thẻ xanh để thường trú hợp pháp tại Mỹ.

Để tham gia xổ số, bạn thường được yêu cầu đăng ký trong thời gian quy định mà Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố hàng năm.

Du học định cư Mỹ cần những điều kiện gì?

Du học Mỹ được xem như chìa khóa giúp bạn mở ra cánh cửa lấy thẻ xanh định cư hợp pháp, sinh sống và làm việc lâu dài tại cường quốc số 1 thế giới.

Tuy nhiên, yêu cầu về hồ sơ, thủ tục để xin du học ở xứ sở cờ hoa cũng khó khăn và phức tạp hơn so với những đất nước khác. Bạn cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện để có thể du học định cư tại Mỹ dễ dàng nhất:

  • Trình độ tiếng Anh tốt cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, IELTS đạt tối thiểu 6.0
  • Xác định rõ lộ trình học phù hợp với sở thích của bản thân, nhu cầu xã hội
  • Chuẩn bị hồ sơ theo đúng yêu cầu, kê khai trung thực, rõ ràng
  • Chứng minh tài chính minh bạch
  • Bắt buộc tham gia buổi phỏng vấn của Lãnh sự quán
  • Tình trạng sức khỏe bình thường, không có tiền án tiền sự, không thuộc đối tượng cấm xuất ngoại

Những lưu ý cần biết khi định cư Mỹ diện du học

Sinh viên có visa du học Mỹ F1, M1, J1 cần phải nghiêm túc kiểm tra với các cố vấn sinh viên, văn phòng ghi danh và luật sư của mình để đảm bảo rằng mình tuân thủ đúng quy định cư trú.

Theo luật nhập cư Mỹ, một người hiện diện bất hợp pháp tại Mỹ trong thời gian 180 ngày nhưng chưa đầy 1 năm và tự nguyện rời khỏi Mỹ trước khi thủ tục bắt đầu thì có thể sẽ bị cấm nhập cảnh vào Mỹ trong 3 năm. Khi thời gian ở lại Mỹ bất hợp pháp trong vòng 1 năm trở lên thì thời gian bị cấm nhập cảnh vào Mỹ là 10 năm.

Nếu bạn bị cấm nhập cảnh theo thời gian quy định trong 3 năm hay 10 năm đồng nghĩa với con đường học thuật, nghề nghiệp, cuộc sống sinh viên của bạn tại Mỹ sẽ kết thúc.

Sinh viên quốc tế sắp du học định cư Mỹ cần phải nắm kỹ các quy định mới, kiểm tra với các chuyên viên tư vấn thường xuyên để cập nhật các thông tin di trú để tránh những vi phạm đáng tiếc.

Bạn cũng có thể tham khảo thêm từ các tổ chức tư vấn du học, luật sư di trú có kinh nghiệm dày dặn để lên một kế hoạch đúng đắn, chuẩn bị chu đáo cho quá trình du học và định cư Mỹ của mình.

Một số câu hỏi thường gặp về du học định cư Mỹ

1. Du học sinh nhận được thẻ xanh định cư Mỹ sẽ hưởng được những quyền lợi gì?

Du học sinh sau khi nộp đơn xin thẻ xanh thành công sẽ có quyền ở lại Mỹ vĩnh viễn.

Tuy nhiên, các quyền này có thể bị thu hồi nếu chủ thẻ xanh phạm tội hoặc không tuân theo những luật lệ chung của nước Mỹ.

Hơn nữa, người có thẻ xanh có thể làm việc tự do ở bất kỳ công việc nào họ muốn ngoài một số loại chức vụ được bầu.

Các lợi ích khác bao gồm lấy bằng lái xe Mỹ, quyền mua và mang súng theo luật của tiểu bang, có thể đi du lịch bất cứ nơi nào ở Hoa Kỳ, có khả năng xin thị thực cho vợ / chồng hoặc con cái của bạn và nhận trợ cấp An sinh Xã hội sau khi bạn nghỉ hưu, cũng như trợ cấp Medicare khi bạn đủ 65 tuổi.

2. Sau khi có thẻ xanh, tôi có phải chịu trách nhiệm gì không?

Khi bạn nhận được thẻ xanh định cư hợp pháp tại Mỹ, bạn cũng cần có một số trách nhiệm nhất định để duy trì tình trạng lưu trú:

  • Trách nhiệm tuân theo pháp luật
  • Trách nhiệm đăng ký với dịch vụ chọn lọc
  • Trách nhiệm nộp thuế thu nhập
  • Trách nhiệm hỗ trợ chính phủ Mỹ
  • Trách nhiệm mang theo bằng chứng về tình trạng cư trú
  • Trách nhiệm thông báo cho Bộ An ninh Nội địa Mỹ (DHS) nếu có thay đổi địa chỉ cư trú
  • Trách nhiệm có bảo hiểm y tế

Việc không tuân theo những trách nhiệm này có thể dẫn đến việc bị thu hồi thẻ xanh và có khả năng bị trục xuất ra khỏi Mỹ.

3. Sẽ như thế nào nếu visa du học của tôi hết hạn nhưng tôi không muốn rời Mỹ?

Ở Mỹ quá thời hạn visa là bạn đã vi phạm lệnh nhập cư. Điều này có thể ngăn bạn tái nhập cảnh Hoa Kỳ trong vài năm hoặc lâu hơn tùy vào loại visa không hợp lệ của bạn.

Nếu bạn đã ở quá hạn thị thực, bạn nên rời khỏi Hoa Kỳ trong vòng sáu tháng sau ngày hết hạn visa F-1 để tránh bị cấm nhập cảnh lại.

Nếu bạn ở quá hạn sáu tháng hoặc lâu hơn, bạn sẽ không thể trở lại Mỹ trong ba năm. Nếu bạn ở quá hạn hơn một năm, bạn sẽ bị cấm ra vào nước Mỹ trong 10 năm.

4. Nếu tôi có khả năng phi thường, tôi cần đáp ứng những tiêu chí gì để có cơ hội đăng ký nhận thẻ xanh?

Đối với những ứng viên dựa trên khả năng phi thường, cần phải đáp ứng ít nhất 3 trong số 9 tiêu chí sau:

  • Nhận các giải thưởng được công nhận trong nước hoặc quốc tế
  • Tư cách thành viên trong các hiệp hội, lĩnh vực và phải đạt thành tích xuất sắc
  • Bằng chứng về việc đã được yêu cầu đánh giá công việc của người khác, cá nhân hoặc trong một hội đồng
  • Những đóng góp ban đầu về khoa học, học thuật, nghệ thuật, thể thao hoặc liên quan đến kinh doanh
  • Quyền tác giả của các bài báo học thuật trên các ấn phẩm thương mại chuyên nghiệp hoặc các phương tiện truyền thông lớn
  • Tác phẩm trưng bày tại các cuộc triển lãm hoặc trưng bày nghệ thuật
  • Thực hiện vai trò chủ đạo hoặc quan trọng trong các tổ chức nổi bật
  • Mức lương cao hoặc thù lao cao đáng kể
  • Thành công thương mại trong nghệ thuật biểu diễn

5. Với visa F1, tôi có thể trở về Mỹ sau một chuyến đi ngắn ngày ở nước ngoài không?

Bạn bắt buộc phải nộp mẫu I-130 lên Sở di trú và Nhập tịch Mỹ (USCIS) và được xem xét, chấp thuận.

Nhưng nếu bạn nộp Mẫu I-130, sau đó bạn đi du lịch nước ngoài với tình trạng F-1 và trở về với tình trạng tương tự, bạn có thể gặp khó khăn khi vào lại Mỹ. Đó là bởi vì các nhân viên xuất nhập cảnh tại biên giới và cảng nhập cảnh của Hoa Kỳ có nhiều quyền quyết định khi sàng lọc khách du lịch từ nước ngoài.

6. Diện định cư Mỹ tị nạn là gì? Du học sinh có nên đi diện này không?

Nếu việc quay trở lại đất nước của bạn gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc khiến bạn phải chịu sự ngược đãi hoặc điều kiện sống khắc nghiệt, bạn có thể đủ tiêu chuẩn để xin tị nạn. Các đơn xin tị nạn được cấp thường cho phép người tị nạn ở lại Mỹ và làm việc.

Loại đơn bảo lãnh này có thể được nộp trong vòng 12 tháng kể từ khi bạn nhập cảnh vào Hoa Kỳ bằng thị thực F-1 bằng cách sử dụng Mẫu I-589. Việc xin tị nạn có thể gặp nhiều khó khăn, vì vậy hãy cân nhắc nhờ đến luật sư nhập cư có kinh nghiệm giúp đỡ để cung cấp các bằng chứng cần thiết và trình bày trường hợp theo hướng có lợi nhất.

EduPath không khuyến khích bạn chọn diện định cư này, khi chọn diện này đồng nghĩa với việc bạn từ bỏ quốc tịch Việt Nam.

Lời kết

Tóm lại, mỗi cách để lấy thẻ xanh định cư tại Mỹ sau khi du học đều có những mặt tích cực và hạn chế riêng. Việc của các bạn du học sinh là cần phải tìm hiểu thật kỹ những phương án định cư và lựa chọn cách thức phù hợp nhất.

Phải luôn nhớ rằng dù sử dụng cách gì thì đều là những điều hợp pháp nhé, nếu bị phát hiện gian lận thì các bạn chỉ còn cách quay trở về nước và có khi không còn cơ hội để sang Mỹ nữa.

Do đó, để tiết kiệm thời gian, chi phí cũng như tránh những rủi ro, bạn nên tìm cho mình một đơn vị tư vấn du học chuyên nghiệp để được hỗ trợ vấn đề du học Mỹ định cư nhé! EduPath sẵn sàng đồng hành cùng bạn trên chặng đường khó khăn này.

Nếu còn bất cứ thắc mắc gì về du học định cư Mỹ, hãy bình luận ngay dưới bài viết, đội ngũ tư vấn viên của EduPath sẽ tư vấn, hỗ trợ nhiệt tình bằng tất cả kinh nghiệm, giúp bạn sớm có thẻ xanh định cư Mỹ như mong ước.