Đồng chí chính trị viên đầu tiên là ai

Đồng chí chính trị viên đầu tiên là ai

Chính trị ủy viên Chiến khu 4 Nguyễn Thành Đồng (1920 - 1972).

Hai cuốn “Quân khu 4 - Lịch sử kháng chiến chống Pháp” và “Lịch sử công tác Đảng, công tác chính trị LLVT Quân khu 4 (1945 - 2000)” đều ghi rõ: Đồng chí Nguyễn Thanh Đồng là Chính trị ủy viên, Bí thư Đảng ủy Chiến khu 4 từ tháng 1/1946 đến tháng 8/1947...

Thượng tướng Trần Văn Quang, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, nguyên Trưởng phòng Chính trị Chiến khu 4 là cấp dưới trực tiếp của ông, năm 1985 khi làm việc cùng đoàn làm phim “Một vùng đất lịch sử” (Phim truyền thống Quân khu 4) chia sẻ: “Chính trị ủy viên Nguyễn Thanh Đồng là người thông minh, lịch lãm, kiến thức văn hóa rộng. Rất tiếc từ khi chia tay ông đến nay tôi không có dịp gặp lại và không biết một thông tin nào về ông. Chỉ nhớ ông quê Hà Tây hay Hà Đông gì đó”.

Một thế hệ những người làm lịch sử Quân khu 4 như Thiếu tướng Trần Văn Ân, Thiếu tướng Lê Nam Thắng, Đại tá Lê Đức Triêm, Đại tá Trần Ngọc Quỳ, Đại tá Phan Xuyến (Thanh Đồng)… đã có khá nhiều thời gian tìm kiếm thông tin về ông nhưng đều chưa tìm được.

Khi biên soạn cuốn “Các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy Quân khu 4 giai đoạn 1945 - 2015”, được sự giúp đỡ của Cục Cán bộ, Tổng cục Chính trị, Đại tá Nguyễn Công Thành, nguyên Giám đốc Bảo tàng Quân khu 4 và các cộng sự đã giành rất nhiều thời qua, tìm hiểu qua nhiều kênh thông tin mới tìm được địa chỉ gia đình ông. Những thông tin về ông đã được bổ sung đầy đủ trong lưu trữ của Bảo tàng Quân khu 4.

Ông tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1937 tại hải ngoại (Trung Quốc) được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương năm 1937. Năm 1938, ông được tổ chức phân công về hoạt động tại khu vực Thất Khê (Lạng Sơn). Tháng 6/1939, bị thực dân Pháp bắt kết án 2 năm tù treo. Ra tù ông sang Trung Quốc chắp nối liên lạc lại với các đồng chí của mình, được Chủ tịch Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ xâm nhập các tổ chức người Việt ở Trung Quốc để qua đó theo dõi âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù. Vì thế ông tham gia Hội “Phục quốc” thân Nhật ở Thất Khê, Lạng Sơn (1940 - 1941) và sau đó được tổ chức của ta khéo léo đưa vào học tại Trường Quân sự Điều Động (trường Quân sự của Quốc dân Đảng) tại Quảng Tây, Trung Quốc (1941 - 1942). Tốt nghiệp Trường Quân sự Điều Động hai năm 1943 - 1944, ông được giao nhiệm vụ phụ trách tờ Báo “Đồng Minh” của Đồng Minh Hội dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Năm 1944, tổ chức giao thêm nhiệm vụ theo dõi tình hình của quân Tưởng Giới Thạch bố trí trên biên giới Việt Trung.

Tháng 01/1945 ông trở về Tổ quốc tham gia hoạt động giành chính quyền ở Cao Bằng là Ủy viên Ủy ban khởi nghĩa tỉnh Cao Bằng. Tháng 11/1945, ông được điều động vào phục vụ trong Quân đội, chuyên viên giúp việc Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Sau đó ông được bổ nhiệm Chính trị ủy viên Chiến khu 4 (thay cho đồng chí Hồ Tùng Mậu đi nhận nhiệm vụ mới). Tháng 6/1946, ông được giao nhiệm vụ Hiệu trưởng Trường Quân chính Chiến khu. Đầu năm 1948, ông được điều động về làm Trưởng phòng Giáo dục Cục Quân huấn. Năm 1949, ông nhận nhiệm vụ mới Chính trị viên Trường Sơ cấp Bộ Tổng tư lệnh. Năm 1950, được bổ nhiệm Cục phó Cục Quân huấn Bộ Tổng Tham mưu. Tháng 4/1958, ông nhận nhiệm vụ mới Chánh văn phòng Bộ Tư lệnh Pháo binh. Tháng 12/1958, ông được phong quân hàm thượng tá. Năm 1962, ông mắc bệnh hiểm nghèo, được Quân đội cho đi chữa bệnh ở Trung Quốc, Liên Xô (cũ) nhưng bệnh tình không thuyên giảm, nên phải về nghỉ chữa bệnh dài ngày. Tháng 2/1972, ông qua đời tại Hà Nội.

Là người kín đáo, khiêm nhường, ông không bao giờ kể về mình và cũng chính vì thế các đơn vị mà ông từng công tác ít người biết về ông. Rất may mắn Cục Cán bộ còn lưu giữ được “Bản tự thuật” viết tay của ông nên hôm nay chúng ta mới có những dòng thông tin ngắn ngủi về cuộc đời hoạt động cách mạng của một đồng chí lão thành, một trong những cán bộ thế hệ sáng lập của Lực lượng vũ trang Quân khu 4.

                         Nguyễn Khắc Thuần

Đăng nhập

Đăng nhập để trải nghiệm thêm những tính năng hữu ích

Zalo

  • Nóng

  • Mới

  • VIDEO

  • CHỦ ĐỀ

Dù thế hệ cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 308 bây giờ không ai được cùng công tác với Trung tướng Phạm Hồng Cư vì đều ở lứa tuổi con, cháu, thậm chí là chắt của ông, nhưng hầu như ai cũng biết khá rõ về Trung tướng Phạm Hồng Cư bởi tên tuổi và hình ảnh của ông khá nhiều trong các phòng truyền thống, sách và phim về lịch sử của đơn vị, trong những câu chuyện cán bộ kể với chiến sĩ và nhất là nhiều lần ông về thăm, dự các buổi tọa đàm, nói chuyện với bộ đội...

Đồng chí chính trị viên đầu tiên là ai
Đồng chí chính trị viên đầu tiên là ai
Đồng chí chính trị viên đầu tiên là ai
Đồng chí chính trị viên đầu tiên là ai
Đồng chí chính trị viên đầu tiên là ai
Trung tướng Phạm Hồng Cư. Ảnh:TRẦN HỒNG

Với các đồng chí cán bộ chính trị của sư đoàn như tôi còn được biết nhiều hơn, ấn tượng sâu sắc hơn về Trung tướng Phạm Hồng Cư qua những cuốn sách, bài báo ông viết, đặc biệt là viết về kinh nghiệm tổ chức hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị; về phương pháp giải quyết mối quan hệ công tác giữa cấp ủy, người chỉ huy với chính ủy, chính trị viên; những bài học về tiến hành công tác tư tưởng, tổ chức trong quân đội...

Trung tướng Phạm Hồng Cư gắn bó vớiĐại đoàn Quân Tiên phong-đại đoàn chủ lực đầu tiên của Quân đội ta (Sư đoàn 308 ngày nay) từ ngày đầu thành lập (28-8-1949). Trước đó, từ năm 1947, ông là Chính trị viên của Tiểu đoàn Bình Ca, Trung đoàn Thủ đô (nay là Trung đoàn 102, Sư đoàn 308). Sau khi thành lập Đại đoàn Quân Tiên phong, ông làPhó phòng Chính trị đại đoàn, rồi trải qua nhiều cương vị ở các cơ quan, đơn vị thuộc Sư đoàn 308, như: Phó chính ủy Trung đoàn 36;Chính trị viên Tiểu đoàn huấn luyện; Trưởng ban Tuyên huấn sư đoàn;Chính ủy Trung đoàn 36.

Là người được chứng kiến những ngày tháng đầu tiên thành lập Đại đoàn Quân Tiên phong, trải qua 10 năm công tác ởSư đoàn 308,đồng cam cộng khổ với cán bộ, chiến sĩ sư đoàn trong thời kỳ đầu đầy khó khăn, gian khổ, nên sau này, trên cương vị Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị và lúc nghỉ hưu, Trung tướng Phạm Hồng Cư đã nhiều lần về thăm sư đoàn. Kể cả lúc tuổi cao, sức yếu, ông vẫn dành tình cảm đặc biệt với Sư đoàn 308 và rất say sưa, hào hứng kể chuyện truyền thống cho cán bộ, chiến sĩ đơn vị.Dịp kỷ niệm 124 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và 60 năm Ngày Bác Hồ giao nhiệm vụ cho Đại đoàn Quân Tiên phong khi về tiếp quản Thủ đô Hà Nội (1954-2014), trong buổi tọa đàm “Lời Bác-mệnh lệnh thiêng liêng”, Trung tướng Phạm Hồng Cư phát biểu rất tâm huyết, trong đó có câu mà chúng tôi nhớ mãi: Lời căn dặn của Bác không chỉ mang giá trị lịch sử, văn hóa, truyền thống mà còn có cả nội hàm là một quy luật. Chỉ vỏn vẹn hai câu mà khái quát cả mấy nghìn năm lịch sử, rút ra quy luật tồn tại và phát triển muôn đời của đất nước, dân tộc Việt Nam: Dựng nước phải đi đôi với giữ nước.

Tôi may mắn vì nhiều lần được gặp Trung tướng Phạm Hồng Cư. Mỗi lần gặp ông, tôi đều ấn tượng với phong cách nói chuyện rất cởi mở, chân tình, truyền nhiệt huyết và cảm hứng cho người nghe. Năm 2019, nhân dịp kỷ niệm 70 năm thành lập Sư đoàn 308, đơn vị triển khai làm phim truyền thống và tổ chức các hoạt động tuyên truyền về lịch sử, truyền thống của sư đoàn trong 70 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành. Mặc dù khi ấy Trung tướng Phạm Hồng Cư đã 93 tuổi, song ông hết lòng ủng hộ và tham gia rất hào hứng."Vì đây là đại đoàn chủ lực đầu tiên của Quân đội ta mà”-Trung tướng Phạm Hồng Cư tươi cười nói với chúng tôi như vậy. Nhớ về ngày thành lập Đại đoàn 308, Đại tướng Võ Nguyên Giáp giao nhiệm vụ cho đại đoàn: “Đi tiên phong trên con đường tiêu diệt sinh lực địch, đã đánh là thắng, quyết định chiến trường”, Trung tướng Phạm Hồng Cư cho biết: Câu nói lịch sử ấy củaĐại tướng chínhlà nguồn gốc để Đại đoàn 308 mang danh hiệu Đại đoàn Quân Tiên phong.

Là cán bộ chính trị, khi tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu để nâng cao hiểu biết, phục vụ công tác, tôiđã được đọc nhiều bài viết của Trung tướng Phạm Hồng Cư về CTĐ, CTCT trong quân đội như: “Phẩm chất chính trị của người cán bộ chính trị”; “Chính ủy, chính trị viên phải là người giữ ngọn lửa thiêng”; “Kinh nghiệm công tác chính ủy, chính trị viên” do Nhà xuất bản Quân đội nhân dân phát hành. Tôi cũng được đọc nhiều bài viết củaTrung tướng Phạm Hồng Cư trên Báo Quân đội nhân dânvề những kinh nghiệm hoạt động CTĐ, CTCT, kinh nghiệm xử lý một số tình huống trong công tác của chính ủy, chính trị viên, qua đó giúp đội ngũ cán bộ chính trị chúng tôithực hiện tốt Nghị quyết số 51 của Bộ Chính trị “Về tiếp tục hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng, thực hiện chế độ một người chỉ huy gắn với thực hiện chế độ chính ủy, chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam”. Đặc biệt, trong các bài viết của mình, Trung tướng Phạm Hồng Cư phân tích rất nhiều về lời căn dặn của Bác Hồ:“... Đối với bộ đội, chính trị viên phải thân thiết như một người chị, công bình như một người anh, hiểu biết như một người bạn”, với mong muốn các đồng chí cán bộ chính trị trong quân đội quán triệt sâu sắc và coi đó là bài học nằm lòng để phấn đấu thực hiện.

Là cán bộ chính trị ở đơn vị chủ lực, gắn bó với bộ đội, chúng tôi học được rất nhiều kinh nghiệm của Trung tướng Phạm Hồng Cư. Vĩnh biệt ông,cán bộ, chiến sĩSư đoàn 308 sẽ ghi nhớ những lời căn dặn đầy tâm huyết của ôngtrong những lần lên thăm đơn vị vàra sức phấn đấu học tập, công tác để góp phần xây dựng sư đoàn vững mạnh toàn diện "mẫu mực, tiêu biểu"-xứng đáng là Đại đoàn Quân Tiên phong, đại đoàn chủ lực đầu tiên của Quân đội ta mà Trung tướng Phạm Hồng Cư đã từng công tác trong những năm đầu thành lập.

Thượng tá NGUYỄN THẾ MẠNH, Phó chính ủy Sư đoàn 308