Đóng bảo hiểm 1 năm thì được bao nhiêu tiền

Chào luật sư tôi đi làm ở công ty sản xuất linh kiện được 4 năm từ tháng 7 năm 2015 đến tháng 6-2019. Khi đi làm có đóng bảo hiểm xã hội. Hiện nay bởi lý do sức khỏe và yếu tố gia đình; nên tôi muốn xin nghỉ việc. Vậy luật sư cho tôi hỏi Bảo hiểm xã hội 4 năm được bao nhiêu tiền? Mong nhận được tư vấn của Luật sư

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Luật sư x mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Luật Bảo Hiểm Xã Hội 2014
Nghị định 115/2015/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

theo quy định tại khoản 1 điều 3 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định khái niệm bảo hiểm xã hội như sau:“ Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội”.

Theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội hiện hành, người lao động sau 1 năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần. Thời điểm tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần là thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan bảo hiểm xã hội. Việc điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội để tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần căn cứ vào thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan bảo hiểm xã hội.

Đóng bảo hiểm xã hội 4 năm được bao nhiêu tiền?

Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội 4 năm được bao nhiêu tiền tùy thuộc vào thời điểm bắt đầu tham gia bảo hiểm và mức lương hàng tháng của lao động đó, mức hưởng bảo hiểm xã hội sẽ là:

  • 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014.
  • 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.

Ngoài ra căn cứ theo điều 19 thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, công thức tính mức hưởng bảo hiểm số 1 lần như sau:

Mức hưởng=(1,5 x Mbqtl x Thời gian đóng BHXH trước năm 2014)+(2 x Mbqtl x Thời gian đóng BHXH sau năm 2014)

Trong đó:

– Thời gian đóng BHXH có tháng lẻ thì từ 01 – 06 tháng được tính là ½ năm, từ 07 – 11 tháng được tính là 01 năm. Trường hợp tính đến trước 01/01/2014 nếu thời gian đóng BHXH có tháng lẻ thì những tháng lẻ đó được chuyển sang giai đoạn đóng BHXH từ 01/01/2014 trở đi.

– Mbqtl là mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH và cách tính như sau:

Mbqtl=(Số tháng đóng BHXH x Tiền lương tháng đóng BHXH x Mức điều chỉnh hàng năm):Tổng số tháng đóng BHXH

Theo đó, trường hợp của bạn là đóng bảo hiểm từ 7/2015 đến tháng tháng 6/2019. Do bạn không nói rõ mức đóng hàng tháng là bao nhiêu nên chúng tôi giả sử bạn đóng BHXH với các mức đóng như sau:

Từ tháng 7/2015 – tháng 12/2015: Mức lương 4.000.000 VNĐ/thángTừ tháng 1/2016 – tháng 12/2017: Mức lương 5.000.000 VNĐ/thángTừ tháng 1/2018 – tháng 6/2019: Mức lương 6.000.000 VNĐ/tháng

Cả quá trình tham gia BHXH bắt buộc của bạn là 4 năm.Bạn có đủ điều kiện nộp hồ sơ xin hưởng BHXH 1 lần. Để tính được mức bảo hưởng này, trước hết, ta cần tính mức bình quân tiền lương:

Mbqtl = {(6 x 4.000.000 x 1,13) + (12 x 5.000.000 x 1,10) + (12 x 5.000.000 x 1,06) + (12 x 6.000.000 x 1,03) + (6 x 6.000.000 x 1,00)} : 48 = 5.560.000 VNĐ

Từ đó, ta tính được mức BHXH 1 lần:

Mức BHXH 1 lần = 2 x 5.560.000 x 4 = 44.480.000 VNĐ

Do vậy, bạn đã đóng BHXH 4 năm và có nhu cầu nghỉ việc; không có nhu cầu đóng tiếp. Bạn sẽ nhận được mức BHXH 1 lần là 44.480.000 VNĐ.

Có thể bạn quan tâm: Mẫu giấy nghỉ ốm hưởng bhxh 2020 mới nhất

Về điều kiện hưởng Bảo hiểm xã hội một lần, tại Khoản 1, Điều 8 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP người lao động mà có yêu cầu thì được hưởng Bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng Bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 15 năm đóng Bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện;
  • Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng Bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng Bảo hiểm xã hội;
  • Ra nước ngoài để định cư;
  • Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư; bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS; và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế.

Như vậy, Cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết; và tổ chức chi trả tiền cho người lao động hưởng bảo hiểm xã hội một lần; trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Trường hợp không giải quyết thì cơ quan BHXH sẽ phải trả lời bằng văn bản; và nêu rõ lý do. Bên cạnh đó, quyết định số  Quyết định số 166/QĐ-BHXH; quy định thời hạn giải quyết tối đa là 5 ngày làm việc; kể từ ngày cơ quan BHXH nhận đủ hồ sơ theo quy định.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Nộp sơ bảo hiểm xã hội bao lâu thì có tiền“. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như mẫu đơn xác nhận tình trạng hôn nhân, hồ sơ tạm ngừng kinh doanh, thành lập công ty tnhh, xin giấy phép bay flycam, dịch vụ luật sư tư vấn ly hôn, dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102

  • Facebook: www.facebook.com/luatsux
  • Tiktok: //www.tiktok.com/@luatsux
  • Youtube: //www.youtube.com/Luatsux

Mời bạn xem thêm bài viết

Câu hỏi thường gặp

Mất sổ bảo hiểm xã hội có được cấp lại không?

Khoản 2 Điều 97 Luật BHXH năm 2014 quy định về trường hợp sổ BHXH bị mất, hỏng như sau:
2. Hồ sơ cấp lại sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp hỏng hoặc mất bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại sổ bảo hiểm xã hội của người lao động;
b) Sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp bị hỏng.
Theo đó, nếu để mất sổ bảo hiểm xã hội, người lao động có đề nghị cơ quan BHXH cấp lại sổ khác cho mình.

Thỏa thuận không đóng bảo hiểm xã hội được không?

Theo Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội quy định về đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc; trong đó có người lao động là công dân Việt Nam làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn. Do đó, bạn thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội. Nếu doanh nghiệp không đóng bảo hiểm sẽ bị xử phạt theo quy định.

5 ra khỏi 5 (1 Phiếu bầu)

Đối với trường hợp tham gia BHXH bắt buộc

Theo Khoản 2 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP thì mức hưởng BHXH một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính như sau:

- 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014;

- 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

- Trường hợp thời gian đóng BHXH chưa đủ một năm thì mức hưởng BHXH một lần được tính bằng 22% của các mức tiền lương tháng đã đóng BHXH, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

Đối với trường hợp tham gia BHXH tự nguyện

Theo Điều 77 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì mức hưởng BHXH một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính như sau:

- 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014;

- 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

- Trường hợp thời gian đóng BHXH chưa đủ một năm thì mức hưởng BHXH bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.

Trong đó, cách tính mức bình quân tiền lương tháng/thu nhập tháng được xác định như sau:

Bước 1: Xác định mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng BHXH

Người lao động yêu cầu nhận BHXH 1 lần năm 2022 thì xác định mức điều chỉnh theo Thông tư 36/2021/TT-BLĐTBXH như sau:

- Đối với người đóng BHXH bắt buộc

Năm

Trước 1995

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

2008

Mức điều chỉnh

5,10

4,33

4,09

3,96

3,68

3,53

3,58

3,59

3,46

3,35

3,11

2,87

2,67

2,47

2,01

Năm

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

2021

2022

Mức điều chỉnh

1,88

1,72

1,45

1,33

1,25

1,20

1,19

1,16

1,12

1,08

1,05

1,02

1,00

1,00

- Đối với người đóng BHXH tự nguyện

Năm

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Mức điều chỉnh

2,01

1,88

1,72

1,45

1,33

1,25

1,20

1,19

Năm

2016

2017

2018

2019

2020

2021

2022

Mức điều chỉnh

1,16

1,12

1,08

1,05

1,02

1,00

1,00

Bước 2: Tính tiền lương tháng/thu nhập tháng sau điều chỉnh (L1, L2… Ln)

L1

=

Tiền lương/thu nhập làm căn cứ đóng BHXH

X

Mức điều chỉnh tương ứng

X

Số tháng đã tham gia theo từng giai đoạn

Bước 3: Tính tổng tiền lương/thu nhập tháng đã đóng BHXH sau điều chỉnh cho toàn bộ thời gian chưa hưởng BHXH 1 lần (L)

Bước 4: Tính tổng thời gian đã tham gia BHXH (T)

Bước 5: Tính mức bình quân tiền lương/thu nhập (Lbq)

Lbq = L/T

Ví dụ cụ thể:

Một công nhân A làm cho công ty B và có tham gia BHXH bắt buộc từ tháng 01/2017 đến tháng 1/2020. Công nhân A đã nghỉ việc vào tháng 2/2020. Tháng 4/2021, công nhân A muốn nhận tiền BHXH một lần thì mức bình quân tiền lương được tính như thế nào?

Được biết, thời gian đóng bảo hiểm của công nhân A như sau:

- Từ tháng 01/2017 đến tháng 12/2017, mức lương đóng BHXH là: 3.500.000đ

- Từ tháng 01/2018 đến tháng 9/2018, mức lương đóng BHXH là: 3.700.000đ

- Từ tháng 10/2018 đến tháng 12/2018, mức lương đóng BHXH là: 4.040.000đ

- Từ tháng 01/2019 đến tháng 6/2019: Nghỉ không lương, không đóng BHXH

- Từ tháng 07/2019 đến tháng 12/2019, mức lương đóng BHXH là: 4.070.000đ

- Từ tháng 01/2020 đến tháng 02/2020: mức lương đóng BHXH là: 4.300.000đ

Giải đáp:

Bước 1: Xác định mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng BHXH

Theo bảng hệ số điều chỉnh nêu trên thì công nhân A đóng BHXH từ 2017 đến năm 2020 có mức điều chỉnh lần lượt là 1,10; 1,06; 1,03; 1,00.

Bước 2: Tính tiền lương tháng/thu nhập tháng sau điều chỉnh (L1, L2, …Ln)

- Từ tháng 01/2017 đến tháng 12/2017 (12 tháng):

L1

=

3.500.000

(Tiền lương/thu nhập làm căn cứ đóng BHXH)

X

1,10

(Mức điều chỉnh tương ứng)

X

12

(Số tháng đã tham gia theo từng giai đoạn)

L1 =  46.200.000 đồng

- Từ tháng 01/2018 đến tháng 9/2018 (9 tháng) .

L2 = 3.700.000 * 1,06 * 9 =  35.298.000 đồng.

- Từ tháng 10/2018 đến tháng 12/2018 (3 tháng)

L3 = 4.040.000 *1,06 *3 = 12.847.000 đồng.

-  Từ tháng 01/2019 đến tháng 6/2019: Không đóng BHXH nên L4 = 0

-  Từ tháng 07/2019 đến tháng 12/2019 (6 tháng):

L5 = 4.070.000 * 1,03 * 6 = 25.152.600 đồng.

-  Từ tháng 01/2020 đến tháng 02/2020 (2 tháng):

L6 = 4.300.000 * 1,00 *  2 = 8.600.000 đồng.

Bước 3: Tính tổng tiền lương/thu nhập tháng đã đóng BHXH sau điều chỉnh cho toàn bộ thời gian chưa hưởng BHXH 1 lần (L)

L = L1 + L2 + L3 + L4 + L5 + L6 = 46.200.000 + 35.298.000 + 12.847.000 + 25.152.600 + 8.600.000 = 128.097.600 đồng.

Bước 4: Tính tổng thời gian đã tham gia BHXH (T)

T = 12 tháng  + 9 tháng + 3 tháng + 6 tháng + 2 tháng = 32 tháng.

Bước 5: Tính mức bình quân tiền lương/thu nhập (Lbq)

Lbq = L/T = 128.097.600 / 32 = 4.003.050 đồng/tháng

Để việc tính toán nhanh chóng, mọi người có thể tải về File excel tình BHXH 01 lần dưới đây:

File excel tính tiền BHXH một lần

Quý Nguyễn

HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN

Video liên quan

Chủ đề