Định nghĩa hiến pháp là gì

Chủ nghĩa Hiến pháp là một thuật ngữ mang ý nghĩa liên quan đến chế độ chính trị của một quốc gia. Hiện nay, nhiều quốc gia vẫn đang thực hiện theo cơ chế chính trị chủ nghĩa Hiến pháp. Vậy chủ nghĩa hiến pháp là gì và các yếu tố cấu thành của chủ nghĩa Hiến pháp. Hy vọng bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về vấn đề nêu trên.

1. Chủ nghĩa Hiến pháp là gì?

Ở nước ta hiện nay thì Hiến pháp là đạo luật cao nhất của tất cả các ngành luật, mọi điều luật không được trái với quy định chung của Hiến pháp. Hiến pháp là văn bản nêu cao tư tưởng giá trị xã hội gắn liền với cuộc đấu tranh giành quyền sống, các quyền con người cơ bản chống lại nền chuyên chế, độc tài của vua chúa trong những giai đoạn trước kia. Nêu cao tinh thần bảo vệ quyền công dân, quyền con người trong xã hội, mọi tầng lớp đều bình đẳng, không phân biệt đối xử, các tầng lớp nhân dân lao động bị áp bức, bóc lột tàn bạo. Mục đích của việc ban hành Hiến pháp và xây dựng chủ nghĩa Hiến pháp chính là nhằm xây dựng một đất nước dân chủ, tự do, bình đẳng. Hiến pháp cũng chính là cơ sở để xây dựng một nhà nước pháp quyền, trong đó người cầm quyền dù ở chức vụ nào đều phải lấy pháp luật làm chuẩn mực.

Chủ nghĩa Hiến pháp bắt nguồn từ ý tưởng chính trị tư do của Tây Âu và Hoa Kỳ là hình thức bảo vệ quyền cá nhân đối với sinh mạng con người và tài sản, tự do ngôn luận, tôn giáo, tín ngưỡng. Và để có thể thực hiện được những quyền này con người đã cùng nhau thống nhất soạn thảo Hiến pháp đã nhấn mạnh kiểm soát đối với quyền lực của mỗi ngành chính phủ, bình đẳng trước pháp luật.

Từ lâu đã có nhiều quan điểm định nghĩa chủ nghĩa Hiến pháp dưới con mắt của nhiều giáo sư, nhà cầm quyền. Cụ thể đối với Giáo sư Hamilton của Đại hịc Yale nước Mỹ cho rằng: “Chủ nghĩa hiến pháp là cách gọi niềm tin của con người vào ngôn từ được soạn trên giấy để ổn định nhà nước”. Hay trong tư điển chính quyền và chính trị Hoa kỳ của Jay M. Shafritz ghi nhận: “Chủ nghĩa hiến pháp là sự phát triển của những tư tưởng hợp hiến qua nhiều thời đại. Trong khi lý luận cổ điển về hiến pháp thường phải quay về với những tư tưởng của Aristotle, thì của lý luận hiến pháp hiện đại lại xuất phát từ những tư tưởng khế ước xã hội thế kỷ XVII. Những biểu hiện đặc trưng của Hiến pháp là khái niệm về một chính phủ hữu hạn mà thẩm quyền tối hậu của nó luôn luôn phải tuân thủ sự đồng ý của người bị cai trị.”

Từ những quan điểm tổng hợp được thì tác giả xin đưa ra định nghĩa về Chủ nghĩa Hiến pháp như sau:

Chủ nghĩa hiến pháp hay còn gọi là pháp quyền có nghĩa là quyền lực của lãnh đạo và các cơ quan Chính phủ bị giới hạn và những giới hạn đó có thể được thực hiện thông qua những quy trình định sắn.

2. Những thuật ngữ pháp lý liên quan dịch sang tiếng Anh

Chủ nghĩa hiến pháp được dịch sang tiếng anh như sau: Constitutionalism

Khái niệm về chủ nghĩa Hiến pháp được dịch sang tiếng anh như sau:

Constitutionalism is also known as rule of law which means that the power of leaders and government agencies is limited and those limits can be exercised through established processes.

3. Các yếu tố cấu thành của chủ nghĩa Hiến pháp

Thứ nhất, chủ nghĩa hiến pháp đòi hỏi phải có Hiến pháp được một Hội đồng lập hiến hoặc Quốc hội thông qua theo một thủ tục đặc biệt khác làm luật

Hiến pháp là một văn luật có hiệu lực pháp lý cao nhất, là luật của các luật, là đạo luật cao nhất mà các văn bản pháp luật phải làm gốc để ban hành những quy định không được trái với Hiến pháp. Hiến pháp chính là một văn bản quy định thể chế nhà nước, có tác dụng làm cho mọi người hạnh phúc hơn. Đó là vị trí, vai trò và chức năng quan trọng của một quốc gia. Khi nhân dân giao quyền lực cho nhà nước và sự xuất hiện của nhà nước chính là một sự cứu cánh chó sự diệt chủng của loài người, nếu loài người vẫn đi theo con đường của chế độ xã hội thị tộc nguyên thủy.

Theo đó, Hiến pháp sẽ do Quốc hội thông qua với thủ tục đặc biệt hơn bao gồm các bước: Đề xuất xây dựng, sửa đổi Hiến pháp, quyết định việc xây dựng, sửa đổi Hiến pháp, quyết định các nguyên tắc nền tảng của Hiến pháp, xây dựng Dự thảo Hiến pháp, tham vấn nhân dân, thảo luận, thông qua, trưng cầu ý dân về sửa đổi hiến pháp và công bố. Quốc hội có chức năng lập hiến tập trung nhất thông qua quyền biểu quyết dự thảo hiến pháp. Tại một phiên họp toàn thể, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Dự thảo. Và dự thảo chỉ được thông qua khi có ít nhất 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội tán thành khác với việc thông qua các văn bản luật chỉ cần quá nửa số đại biểu Quốc hội thông qua. Sau khi được Quốc hội thông qua, để đảm bảo quyền lập hiến của nhân dân, sẽ tiến hành lấy ý kiến của người dân về việc ban hành những nội dung trong hiến pháp.Đối với nước ta thì ngoài hiến pháp năm 1946 ra thì các bản hiến pháp ban hành sau này của Việt Nam không quy định bắt buộc “phúc quyết toàn dân” đối với sửa đổi Hiến pháp.

Thứ hai, chủ nghĩa hiến pháp gắn liền với mục tiêu hạn chế quyền lực của nhà nước nên việc tổ chức nhà nước phải theo nguyên tắc phân quyền

  • Đây là một trong những yếu tố căn bản của chủ nghĩa Hiến pháp. Nhà nước ta được quản lý bởi ba nhánh quyền lực nhà nước là hành pháp, lập pháp và tư pháp. Những cơ quan này có chức năng quản lý những công việc thuộc phạm vi của mình nhưng cùng phối hợp với nhau để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Hiện nay có ba loại chính phủ phải chịu trách nhiệm tương ứng với ba loại phân quyền là phần quyền mềm dẻo, tức là Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước một Quốc hội – một hình thức kiểm soát quyền lực nhà nước của nhà nước tổ chức theo chế độ đại nghị. Đối với phân quyền cứng rắn, Chính phủ không chịu trách nhiemj trước Quốc hội, mà phải chịu trách nhiệm trực tiếp với nhân dân. Đây là một hình thức kiểm soát quyền lực nhà nước của các nhà nước tổ chức theo chế độ tổng thống. Đối với phân quyền hỗn hợp, Chính phủ chịu trách nhiệm với những hoạt động của mình trước Quốc hội, Tổng thống hay Thủ tướng – ngươi đứng đầu nhà nước cũng phải chịu trách nhiệm trước cử
  • Tiêu điểm của việc kiểm soát quyền lực nhà nước chính là Chính phủ – cơ quan hành pháp phải chịu trách nhiệm đối với những nhiệm vụ và công việc được giao và được kiểm soát theo hình thức từ bên trong. Trong tất cả các bộ phận cấu thành nên quyền lực nhà nước kể từ cơ quan lập pháp cho đến hành pháp và kể cả tư pháp, chỉ có cơ quan hành pháp là thể hiện nguyên hình nhà nước nhất.
  • Đối với quyền lực nhà nước tại Việt Nam thì quyền lực được chia thành ba nhánh quyền lực tương tự theo như quy định tại khoản 3, Điều 2 của Hiến pháp như sau: ‘3. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp.”

+ Đối với lập pháp: Đây là cơ quan thuộc một trong ba chức năng chính của nhà nước, song hành cùng các quyền như quyền hành pháp và quyền tư pháp để tổng hợp thành quyền lực nhà nước. Chịu trách nhiệm ban hành và thông qua các văn bản pháp luật liên quan đến mọi vấn đề đời sống xã hội. Đứng đầu là Quốc hội, thực hiện quyền lập hiến và lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng, cốt yếu của đất nước. Tại các địa phương sẽ có cơ quan Hội đồng nhân dân các cấp, đại diện cho quyền lực của nhân dân.

+ Hành pháp: Là một trong ba chức năng chính của nhà nước, cùng các nhánh quyền lực khác phối hợp tạo nên một thể thống nhất quyền lực nhà nước. Hành pháp chính là việc thi hành thoe quy định tại Hiến pháp, căn cứ theo Hiến pháp để thực hiện các công việc về quản lý, giám sát những hoạt động của cơ quan cấp dưới. Đại diện cho hành pháp chính là Chính phủ và các cấp địa phương sẽ có Ủy ban nhân dân.

+ Tư pháp: Đây là cơ quan chịu trách nhiệm xét xử,  căn cứ theo những điều luật quy định để thực hiện chức năng chình của quyền lực nhà nước trừng trị tội phạm cũng như giải quyết các xung đột giữa các cá nhân. Đứng đầu là Tòa án và có các cơ quan tố tụng khác.

Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy ở bất kỳ quốc gia nào thì nhu cầu có một cơ quan tư pháp độc lập là điều rất quan trọng khi cách giải quyết vấn để của một số bộ phận người lãnh đạo, cán bộ hiện nay đang bị đồng tiền chi phối. Mục đích của việc xây dựng cơ quan tư pháp độc lập chính là ngăn không cho các ngành khác vượt quá giới hạn của Hiến pháp, đặc biệt là khi có những vụ án liên quan đến quyền con người.

Nói tóm lại, hiến pháp có địa vị rất quan trọng đối với nhà nước, đây chính là một đạo luật tối cao của quốc gia, quy định cách tổ chức bộ máy nhà nước và thông qua nhà nước thì con người mới có thể phát triển và đạt được những thành tựu như ngày nay. Là một phần quan trọng của nhà nước pháp quyền. Nhà nước pháp quyền là một nhà nước hợp hiến, chính quyền nhà nước được thành lập thông qua những cuộc bầu cử chân chính và có sự giới hạn quyền lực nhà nước, với mục tiêu bảo vệ quyền con người. Và cũng dựa từ những yếu tố cấu thành của chủ nghĩa hiến pháp nói ở phần trên, chúng ta có thể nhận thấy chủ nghĩa hiến pháp hay pháp quyền khi du nhập vào các nước theo truyền thống phpas luật dân luật như Pháp và Đức đều xuất hiện thêm chữ “nhà nước” theo cách dịch của các nước này. Nhà nước chính là thiết chế đảm bảo cho chế độ pháp quyền. Và tại Việt Nam chúng ta thường hay sử dụng cụm từ nhà nước pháp quyền thay cho cụm từ chủ nghĩa hiến pháp. Ngược lại so với các nước phương tây cụ thể là Anh và Mỹ là biểu tượng của truyền thống pháp luật Thông luật đều giữ lại nguyên bản hai chữ “pháp quyền” để thể hiện thể chế chính trị.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về chủ nghĩa Hiến pháp là gì và các yếu tố cấu thành của chủ nghĩa Hiến pháp. Trường hợp có thắc mắc xin vui lòng liên hệ để được giải đáp cụ thể.

Video liên quan

Chủ đề