Điều 3 nghị định 161 năm 2023

Chế độ phụ cấp thu hút đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thực hiện theo Nghị định 76/2019/NĐ-CP.

Đối tượng được hưởng phụ cấp thu hút vùng đặc biệt khó khăn

Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội từ trung ương đến xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang (bao gồm cả trường hợp điều động, biệt phái, luân chuyển và không phân biệt người địa phương với người nơi khác đến) đã được xếp lương theo bảng lương do cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước quy định, đang công tác và đến công tác ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, gồm:

– Cán bộ, công chức, viên chức (kể cả người tập sự) trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội từ trung ương đến cấp xã;

– Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp và Nghị định số 161/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập;

– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng, lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam;

– Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, công nhân công an và lao động hợp đồng hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc Công an nhân dân;

– Người làm việc trong tổ chức cơ yếu;

– Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế trong các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động quy định tại Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.

Mức phụ cấp thu hút vùng đặc biệt khó khăn

Các đối tượng nêu trên được hưởng phụ cấp thu hút bằng 70% mức lương hiện hưởng (theo bảng lương do cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước quy định) cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) áp dụng đối với thời gian thực tế làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn không quá 05 năm (60 tháng).

Người thực hiện hợp đồng 68 chiếm một phần không hề nhỏ trong cơ cấu lao động của các cơ quan Nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập. Vậy họ là ai? Họ có phải viên chức không?


Hợp đồng 68 là gì? Điều kiện ký hợp đồng 68 là gì?

Hợp đồng 68 thực chất là chỉ loại hợp đồng được ký theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP về chế độ hợp đồng của một số loại công việc trong cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập.

Theo Điều 1 Nghị định 68/2000, chế độ hợp đồng trong cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp được áp dụng với các công việc sau đây:

- Lái xe.

- Bảo vệ.

- Vệ sinh.

- Trông giữ phương tiện đi lại của cán bộ, công chức và khách đến làm việc.

- Sửa chữa, bảo trì hệ thống cấp điện, cấp, thoát nước ở công sở, ô tô, máy móc, thiết bị khác.

- Công việc khác yêu cầu trình độ trung cấp trở xuống: Nấu ăn tập thể, tạp vụ, mộc nề, chăm sóc, bảo vệ cảnh quan trong cơ quan...

Tuy nhiên, mới đây, Bộ Nội vụ đã dự thảo Nghị định mới thay thế Nghị định này và bổ sung thêm một số đối tượng nữa cũng được ký hợp đồng với cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp gồm: Lễ tân, phục vụ, sữa chữa trụ sở, trang thiết bị, máy móc, công việc thuộc danh mục vị trí việc làm chức danh chuyên ngành.

Điều kiện để cá nhân được ký hợp đồng 68 được quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 68/2000/NĐ-CP:

- Có đủ sức khoẻ theo yêu cầu công việc. Để đáp ứng điều kiện này, người lao động phải có xác nhận của cơ quan y tế cấp huyện trở lên.

- Có lý lịch rõ ràng.

- Có năng lực và trình độ để hoàn thành công việc. Trong đó, có một số công việc thừa hành, phục vụ khác ngoài lái xe, bảo vệ, vệ sinh... phải có trình độ trung cấp trở xuống.

- Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, án phạt tù; cải tạo không giam giữ; quản chế hình sự, hành chính; đang áp dụng biện pháp giáo dục tại xã hoặc cơ sở chữa bệnh, giáo dục và đang cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định liên quan đến công việc ký hợp đồng.

Ngoài điều kiện về người lao động thì cơ quan Nhà nước và đơn vị sự nghiệp phải có nhu cầu về các công việc cần ký hợp đồng đã được phê duyệt.

hop dong 68 la gi


Người ký hợp đồng 68 có phải viên chức không?

Để xác định một người có phải viên chức không thì phải căn cứ vào Luật Viên chức. Cụ thể, theo Điều 2 Luật Viên chức năm 2010, viên chức được định nghĩa như sau:

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

Theo quy định này, để một người được xác định là viên chức thì người đó phải đáp ứng đồng thời các quy định sau:

- Được tuyển dụng theo vị trí việc làm.

- Làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập theo hợp đồng làm việc.

- Được hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập.

Trong khi đó, người ký hợp đồng 68 là người thực hiện các công việc cụ thể (lái xe, bảo vệ, vệ sinh...) trong đơn vị sự nghiệp công lập, được thực hiện chế độ hợp đồng thông qua việc ký kết các loại hợp đồng gồm: Hợp đồng thuê khoán, hợp đồng dịch vụ, hợp đồng lao động, hợp đồng kinh tế...

Đặc biệt, theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 161/2018/NĐ-CP sửa đổi Điều 3 Nghị định 68/2000, không thực hiện ký hợp đồng lao động với người được xác định là viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.

Như vậy, từ các phân tích trên, có thể khẳng định, người ký hợp đồng 68 trong đơn vị sự nghiệp công lập không phải là viên chức.

Đáng nói thêm, theo dự thảo về Nghị định mới thay thế Nghị định 68 có nói rõ hơn về mức lương áp dụng cho những đối tượng được ký hợp đồng lao động trong cơ quan Nhà nước là có thể áp dụng bảng lương của viên chức trong Nghị định 204/2004/NĐ-CP nhưng không được thấp hơn lương tối thiểu vùng.

Trên đây là giải đáp chi tiết về hợp đồng 68 là gì? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Viên chức là gì? Viên chức được phân loại thế nào?