Điền từ con thiếu vào câu đối sau Thịt mỡ, dưa hành câu đối đỏ tràng pháo, bánh chưng xanh

Không có hoa đào là các cụ cứ thấy thiếu thiếu cái gì đó không chịu được. Vì vậy, “Mỗi năm hoa đào nở”, chính là muốn nói tới ngày tết. Trong bài thơ này, nhà thơ Vũ Đình Liên cũng phác họa lên cái nét văn hóa truyền thống ngày tết của dân tộc với cảnh ông đồ và câu đối tết.

Bạn đang xem: Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh

Song, bài thơ u sầu quá, vì ra đời trong thời buổi nho học suy tàn, mang nặng lòng cảm thông và cảm thương với cảnh những ông đồ già ngày càng thưa vắng “bên phố đông người qua”.

Tuy nhiên, cái nét văn hóa truyền thống ngày tết của dân tộc Việt đâu có buồn bã u sầu như thế mà là rất vui như đôi câu đối xưa:

Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ

Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh

Bánh chưng và bánh tét, những vật phẩm không thể thiếu trong ngày tết cổ truyền dân tộc.

Không rõ đôi câu đối này có từ thuở nào và của ai, nhưng hễ cứ ngày tết thì dân gian lại nhắc tới. Vì nó hay quá, nêu lên được hết tất cả những nét đặc trưng phong phú của ngày tết Việt, về vật chất cũng như cả về tinh thần.

Về vật chất, cụ thể là ẩm thực, nếu như quanh năm có thể là dưa cà mắm muối gì cũng được, nhưng ngày tết thì phải có thịt mỡ, dưa hành. Mà cái vụ thịt mỡ đi kèm với dưa hành thì quả là quá tuyệt. Vì củ hành có giá trị rất lớn cho sức khỏe.

Trong hành có trên cả chục hợp chất làm giảm cholesterol xấu LDL, tăng cholesterol tốt HDL như các hợp chất sulphur giúp dọn dẹp những mảnh xơ vữa đeo bám ở thành mạch máu, giúp hạn chế các bệnh tim mạch, chống tăng huyết áp, chống đông máu, và nhờ có flavonoid quercetin, hành còn có khả năng ngăn ngừa khá nhiều loại ung thư.

Một nghiên cứu được thực hiện tại Hà Lan với trên 121.000 người tham gia (cả nam và nữ) cho thấy nếu dùng củ hành trong bữa ăn hằng ngày sẽ có tác dụng ngăn ngừa ung thư dạ dày, ung thư ruột, ung thư thực quản, ung thư tiền liệt tuyến...

Nhờ tinh dầu bay hơi, hành cũng có khả năng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh viêm nhiễm, cảm cúm... Các hợp chất flavonoids vốn là những chất chống oxy hóa nổi tiếng giúp ngăn chặn hư tổn tế bào do sự hình thành các gốc tự do.

Còn dưa hành, là một loại thực phẩm lên men chứa nhiều vi khuẩn có ích cho đường ruột, là probiotic giúp bảo vệ và “nâng cấp” màng nhầy ruột tạo ra các loại enzyme hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể.

Xem thêm: Bộ Từ Vựng Tiếng Anh Chuyên Ngành Phật Tiếng Anh Là Gì, Phật In English

Cũng còn có bánh chưng xanh, một “tác phẩm” mang đầy tính nghệ thuật với nhiều màu sắc xanh, trắng, vàng… mà nghiên cứu khoa học ngày nay cho thấy các thành phần trong bánh chưng là cả một tổng thể hài hòa cùng với giá trị dinh dưỡng cao.

Xưa, ông cha ta đâu có biết gì về khoa học thực nghiệm như bây giờ mà có lẽ chỉ là nhờ vào kinh nghiệm truyền đời. Nhưng chưa hết, trong một chiếc bánh chưng vuông vắn gói trong lá chuối xanh còn hàm chứa cả quan niệm nhớ ơn trời đất đã đem lại cho ta cuộc sống cùng với nhiều vật thực.

Đây mới chỉ là về mặt vật chất. Cái nét văn hóa ngày tết của ta còn phong phú cả về mặt tinh thần. Cây nêu, nói lên phong tục xưa nhằm trấn át tà ma với mong muốn đem lại an lành cho mọi người.

Cả gia đình đang coi người cha trồng cây nêu (tranh giấy dó xưa)

Tràng pháo cũng vậy, nhưng có điều là tiếng pháo nổ còn đem lại cho mọi người sự phấn chấn. Nhưng tuyệt nhất chính là về câu đối mà ngày tết, phần lớn mọi nhà ít nhiều đều cũng có một đôi câu treo trên vách, trên cổng, trên cột với mục đích trang trí cũng có, tỏ lòng kính nhớ tổ tiên cũng có, mong ước điều tốt đẹp cho gia đình cũng có, nhắc nhở cháu con về tính cách đạo đức cũng có, và để bày tỏ chí hướng cũng có.

Nhưng cho dù với mục đích gì đi nữa, thì nói chung, ông bà ta cũng thấy được và biết tôn trọng cái đẹp tinh thần của câu đối. Xưa, người Trung Hoa quan niệm rằng "nếu thơ văn là tinh hoa của chữ nghĩa thì câu đối là tinh hoa của tinh hoa".

Đúng câu đối xưa, phải là mực tàu đen trên nền giấy đỏ, màu của may mắn. Chữ trong câu đối: Tổ công tông đức thiên niên thịnh, Tử hiếu tôn hiền vạn đại vinh; hàm ý cháu con được vinh hiển nhờ công đức tổ tiên.

Cố GS.TS Dương Thiệu Tống, đã coi câu đối là một phương tiện trắc nghiệm trí tuệ rất thông dụng của người xưa, rất hữu hiệu nhằm chẩn đoán khả năng trí tuệ của người học và tiên đoán sự thành công trong việc học tập và trong nghề nghiệp tương lai.

So với khoa trắc nghiệm trí tuệ trên thế giới, đã phát triển trong vòng 100 năm nay bắt đầu từ châu Âu và nay được sử dụng trên toàn cầu trong các lĩnh vực hướng học, hướng nghiệp thì các nhà giáo của ta từ nhiều trăm năm xưa đã ý thức được tầm quan trọng của việc chẩn đoán và tiên đoán khả năng trí tuệ, tâm lý của con người bằng hình thức câu đối.

Xem thêm: Thần Chú Liên Hoa Sinh (Guru Padmasambhava), Mầu Nhiệm Thay Hai Bài Thần Chú

Vậy đó, cái nét văn hóa ngày tết cổ truyền của người dân Việt ta tuyệt vời như vậy đó. Vừa khoa học trong ẩm thực, vừa biết coi trọng cái đẹp của tinh thần, biết áp dụng và tôn vinh cái “tinh hoa của tinh hoa”. Và tất thảy đều hiển hiện chỉ trong một đôi câu đối “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ…”.

Câu đố về ngày tết:

Tóp mỡ, dưa hành, câu đối đỏ, cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh. Câu này sai ở điểm nào?

Đáp án: Thịt mỡ không phải tóp mỡ

Bình luận

Thêm bình luận

Tết Nguyên Đán nhìn từ một câu đối xưa

TRẦN HOÀNG


Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ

Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh

Câu đối trên không rõ có từ bao giờ và do ai viết, hoặc ứng khẩu đọc ra. Nhưng cứ mỗi lần Tết đến, xuân sang người Việt Nam không mấy ai là không nhớ đến, nhắc đến 2 vế đối hay và độc đáo này. Bởi xưa cũng như nay việc làm câu đối, viết và treo câu đối đã trở thành một mỹ tục của nhân dân ta, cả ở thành thị lẫn ở nông thôn. Hơn thế nữa câu đối “Thịt mỡ, dưa hành… cây nêu, tràng pháo…” dù chỉ gồm có 2 câu song thất với 14 chữ, 6 danh từ mà đã gói gọn và phản ánh được rất nhiều phương diện, rất nhiều nét đẹp của cái Tết cổ truyền Việt Nam.

Quả đúng như vậy. Trước hết câu đối trên cho ta biết những món ăn rất đặc trưng của người Việt trong dịp Tết, ấy là ba món thịt, dưa hành, bánh chưng xanh. Thực ra ba món này không phải chỉ đến khi Xuân về, Tết tới mới có. Song ngày thường, thuở xưa, trong bữa cơm của đại bộ phận người bình dân ở thôn quê và phường phố, mâm cơm 2 bữa sớm chiều chủ yếu chỉ gồm cơm, canh, rau quả, tương cà, cá mắm… là chính mà thôi. Tục ngữ, ca dao đã nói rất nhiều về điều này. Xin được dẫn đôi câu làm ví dụ:

- Cơm không rau như đau không thuốc.

- Tương cà là gia bản

- Cơm tẻ là mẹ ruột.

- Ta đi ta nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương...

Các loại thịt và bánh chưng, bánh dày được xem là những món ăn sang trọng. Làm cơm đãi khách, mở yến tiệc, giỗ cúng tổ tiên, thần thánh… người ta mới làm thịt gia cầm, gia súc và các loại bánh. Ba món thịt mỡ, dưa hành, bánh chưng xanh này là những loại  món quí và cũng rất dân dã. Nó được tạo nên từ những sản vật nơi đồng ruộng và làng quê Việt Nam. Xét trên phương diện văn hoá ẩm thực, nó lại rất cân bằng, hài hoà về khẩu vị, về màu sắc, về âm dương. Nấu được món thịt ngon, muối được hũ dưa hành đúng cách, làm được cặp bánh chưng dẻo mềm phải là những người rất giỏi giang, rất tài hoa trong công việc bếp núc. Ba món ăn này vừa thể hiện tài nghệ; vừa nói lên thị hiếu thẩm mỹ rất cao của người Việt Nam từ bao đời nay. Vì vậy, thịt mỡ, dưa hành, bánh chưng được các gia đình bày dọn trên bàn thờ đã làm cho mâm cổ Tết  trở nên sang trọng. Việc làm này nói lên lòng biết ơn sâu sắc và lòng thành kính của cháu con đối với tổ tiên, ông bà. Đặc biệt cặp bánh chưng xanh lại càng giàu ý nghĩa. Bánh được làm bằng gạo nếp thơm, trong có nhân đỗ, thịt, hành… và gói bằng lá dong, lá chuối. Câu đối xưa đã nói rất đúng, rất hay về loại bánh này:

Cây xanh xanh, lá xanh xanh

Trồng đỗ, trồng hành mà thả lợn vô.

Các loại lương thực và thực phẩm trên đều do bàn tay của người nông dân làm ra. Nó gợi cho chúng ta nhớ tới hình ảnh, tới đời sống sản xuất nơi đồng ruộng, vườn tược, núi rừng của quê hương ta. Cùng với bánh dày, bánh chưng, theo quan niệm của tổ tiên ta thuở xưa là biểu trưng của trời đất, của vũ trụ. Chẳng vậy mà vị Nữ thần trong sự tích “Bánh chưng, bánh dày” khi bày cho hoàng tử Lang Liêu cách làm bánh chưng đã nói với chàng rằng: “To lớn trong thiên hạ không gì bằng trời đất. Của báu nhất trần gian không gì bằng lúa gạo… Bánh này tượng đất. Đất có cỏ cây, đồng ruộng, núi rừng thì màu phải xanh, hình phải vuông vắn…” Còn Vua Hùng khi được con trai dâng bánh chưng, bánh dày lại tâm tắc ngợi khen: “Nó chẳng những ngon và quý mà còn mang nhiều ý nghĩa đặc biệt: Nó bày tỏ lòng hiếu thảo của người con tôn cha mẹ như trời, đất; Nó chứa đầy một tấm tình quê hương, đồng ruộng”. (Theo Nguyễn Đổng Chi – Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam – tập 1-NXB Sử học. 1960-1963)

Tết cổ truyền Việt Nam không chỉ có thịt mỡ, dưa hành, bánh chưng xanh mà còn có tràng pháo, cây nêu, câu đối đỏ. Tiếng pháo nổ giòn đêm 30, sáng mồng một tết làm cho ngày xuân thêm rộn ràng, vui vẻ, ấm cúng. Người xưa tin rằng tiếng pháo sẽ xua được tà ma, ám khí. Tiếng pháo còn tượng trưng cho tiếng sấm gọi mùa xuân về, giúp cho lúa khoai, cây cối thêm xanh, thêm tốt.

Lúa chiêm lấp ló đầu bờ

Nghe ba tiếng sấm mở cờ mà lên.

Tục trồng cây nêu vốn có nguồn gốc từ một huyền thoại trong Phật giáo. Cây nêu với nhiều vật trang trí trên đầu ngọn như cờ đỏ, lá xanh… cắm trước sân nhà xem như một biểu tượng báo hiệu mùa xuân mới đã về. Đồng thời nó cũng là một tín hiệu ngăn chặn và nhắc nhủ lũ quỷ ngoài biển khơi không được tới quấy phá những nơi có con người cư trú, sinh sống, làm ăn…

Ngoài sân có cây nêu, thì trong nhà lại có câu đối đỏ. Viết câu đối, treo câu đối là một việc làm mang tính văn hóa cao. Màu đỏ của câu đối nơi cánh cửa, trên vách nhà… làm cho nhà cửa ngày tết trở nên rực rỡ hơn, lộng lẫy và sáng sủa hơn. Nội dung các câu đối thường là lời cầu chúc cho cuộc sống, cho con người được mọi điều tốt đẹp khi mùa xuân đến gõ cửa mỗi nhà.

* Thiên tăng tuế nguyệt, niên tăng thọ

Xuân mãn càn khôn, phúc mãn đường.

(Trời thêm năm tháng, tuổi thêm thọ

Xuân khắp đất trời, phúc đầy nhà)

*Tất niên, hạnh phúc bình an tiến

Xuân nhật, vinh hoa phú quý lại.

(Năm mới, hạnh phúc bình an đến

Ngày xuân, vinh hoa phú quý về)

Ngày Xuân, đọc lại một câu đối quen thuộc, chúng ta nhận ra bao vẻ đẹp của Tết Nguyên đán cổ truyền. Đằng sau những bánh chưng, thịt mỡ, dưa hành, câu đối, tràng pháo, cây nêu là bóng dáng của cả một nền văn hóa nông nghiệp lúa nước- một nền văn hóa có bề dày hàng ngàn năm lịch sử trên dải đất Việt Nam. Dĩ nhiên Tết cổ truyền nước ta không chỉ có những thứ ấy. Nhưng cũng chỉ cần nói tới mấy thứ sản vật và phong tục ấy thôi, chúng ta đã thấy được bao nét đặc sắc, độc đáo của sinh hoạt lễ tết ở nước ta.

T.H

Video liên quan

Chủ đề