Điểm độc đáo của kiến trúc an Độ là gì

Tháng mười 02,2016 11:26 Sáng


Nền văn minh phương Đông luôn tự hào với thành tựu kiến trúc nổi tiếng của Ấn Độ. Bắt đầu từ thời kỳ hoàng kim, khoảng 3000 năm trước công nguyên, kiến trúc Ấn Độ đã để lại dấu ấn đậm nét về một thời kỳ hưng vượng. Chính trong khoảng thời gian này, kiến trúc Ấn Độ cổ đại thể hiện rõ sự ảnh hưởng của tôn giáo trong từng kiến trúc xây dựng. Nó thật sự là một sự kỳ bí không chỉ về mặt kiến trúc độc đáo mà còn là tâm linh trong cuộc sống. Một số nhà khoa học đã nghiên cứu và nhận định, chính kiến trúc Ấn Độ cổ đại đặt nền móng đầu tiên cho quá trình quy hoạch đô thị vừa và nhỏ.

Đặc điểm chung của kiến trúc Ấn Độ cổ đại

Không khó để nhận thấy, so với kiến trúc của các nền văn minh khác, thì kiến trúc Ấn Độ cổ đại là kiến trúc thể hiện tôn giáo rõ nét.

Vào thế kỷ thứ 6 và 9, tại Ấn Độ có sự chuyển biến rõ nét trong đời sống tôn giáo. Ấn Độ giáo bắt đầu có ảnh hưởng sâu sắc đến người dân Ấn Độ. Vì vậy mà Phật giáo gần như bị đẩy lùi. Sự thay đổi từ trong tư tưởng đến ngoài đời thật. Phần lớn các công trình kiến trúc của kiến trúc Ấn Độ cổ đại đều sử dụng loại đá cứng nhất có tên gọi là đá hoa cương. Ưu điểm của loại đá này là có thể điêu khắc nên những hình hài đẹp, sắc nét. Các nhà nghiên cứu cho thấy số lượng đá này được sử nhiều và rộng rãi, mức phổ biến cao.

Đặc điểm thứ hai dễ dàng nhận thấy là việc sử dụng hành lang rộng lớn trong kiến trúc Ấn Độ cổ đại. Khi thiết kế, ngoài những dãy hành lang rộng như quảng trường thì được điểm xuyến bằng những hàng cột to cao đồ sộ. Một cách hài hòa nhất có thể, việc bố trí hành lang và cột đều hướng đến sảnh trung tâm. Đây là nơi mà dù đứng ở bất cứ góc nào thì nắng trời cũng không thể chiếu đến được. Thiết kế được tính toán với độ chuẩn xác đến cao độ nhất.

Đặc điểm thứ ba dễ nhận thấy ở các công trình kiến trúc Ấn Độ cổ đại là luôn thấy hình người được chạm trổ công phu và bắt mắt. Hình ảnh thường được sử dụng là: hình thần linh, thiên thần, tiên nữ, anh hùng trong dân gian…Nó có tính trang trí cao nhưng cũng hàm ý nghĩa sâu sắc. Mẫu hoa văn ít được sử dụng trong kiến trúc Ấn Độ. Những hình chữ hà hay hình thú trải dài trong một khoảng không gian rộng lớn được sử dụng với tần suất cao hơn nhiều lần.

Cần nhấn mạnh rằng kiến trúc Ấn Độ cổ đại bao gồm kiến trúc Ấn Độ, kiến trúc Phật giáo và kiến trúc Hồi giáo. Ba loại kiến trúc này thay đổi, hoàn thiện và phát triển theo nhu cầu và cuộc sống văn hóa của người dân Ấn Độ.

Những công trình kiến trúc Ấn Độ cổ đại đặc sắc

Đa số công trình đại diện cho kiến trúc Ấn Độ cổ đại là các đền thờ. Đại diện cho kiến trúc Ấn Độ giáo thì có cụm thánh tích Mahabalipuram là nổi bật nhất. Với kiến trúc Phật Giáo thì có công trình Stupa Sanchi và chùa hang Ajanta. Kiến trúc Hồi giáo vẫn tồn tại trong cuộc sống người dân Ấn Độ với các công trình đền Taj Mahah, lăng mộ Humayun, giáo đường Quwat ul Islam... Các công trình vẫn tồn tại đến ngày nay tuy có sự xuống cấp không đáng có.

Cụm thánh tích Mahabalipuram

Đây là công trình đại diện cho kiến trúc Ấn Độ giáo. Được xây dựng vào khoảng năm 630, công trình còn để lại nhiều dấu ấn gần như y nguyên buổi ban đầu. Tuy chưa đạt sự hoàn chỉnh do gặp chiến tranh, nhưng nó vẫn là cụm kiến trúc đặc sắc. Tổng quan cụm thánh gồm nhiều đền thờ to nhỏ khác nhau. Mỗi đền thờ được nghệ nhân tạc trực tiếp vào đá liền khối. Có rất nhiều phù điêu được sử dụng để trang trí. Ngoài ra còn có các hình tượng thú được trưng bày xung quanh.

Cụm thánh tích Mahabalipuram (Ảnh: P.a.B)

Chùa Hang Ajanta

Ấn tượng bởi vẻ đồ sộ mà công trình mang lại. Hơn 30 hang lớn nhỏ được xếp theo hình vòng cung móng ngựa. Công trình khoét sâu vào lòng đất, tựa đầu vào cách vách đá thẳng đứng, cao đến 76cm.  Trong lòng mỗi ngôi chùa đều có bàn thờ Phật, có sảnh làm lễ uy nghiêm. Mỗi chùa hang đều có xây dựng một hàng cột vững trải chắn ngay cửa hang trước khi bước vào phía bên trong.

Chùa Hang Ajanta (Ảnh: Nguyen Hai. Nguồn: spunnowordpress)

Đền Taj Mahah

Thật chất đây là một lăng mộ mà nhà vua làm cho người mình yêu. Kiến trúc của khu lăng mộ la một tòa lâu đài đáy hình bát giác, xây bằng đá cẩm thạch trắng và sa thạch đỏ trên nền đất cao. Trên nóc tòa lâu đài đó, ở chính giữa là 1 mái vòm tròn, lớn bằng đá cẩm thạch trắng đồ sộ, uy nghi và cao 75m, xung quanh còn có 4 vòm tròn nhỏ hơn. Ở 4 góc lại vươn lên 4 tháp nhọn, cao đến 40m. Điểm quan trọng và đặc biệt của đền Taj Mahan là tất cả đều sử dụng đá cẩm thạch trắng như tuyết để xây dựng. Đây là loại đá cực kì nhạy cảm với sự thay đổi cho dù là nhỏ nhất của ánh sáng, nó' phản chiếu những màu sắc biểu hiện kỳ diệu của đất trời qua từng khoảnh khắc.

Đền Taj Mahah (Ảnh: P.a.B)

Tổng hợp Internet



Những công trình kiến trúc của Ấn Độ luôn trường tồn với dòng chảy của thời gian. Ngoài vẻ  nguy nga và tráng lệ, các công trình  này còn ẩn chứa nhiều nét đẹp văn hóa của người Ấn Độ.

Với người Ấn Độ, giếng bậc thang không chỉ là chiếc giếng lấy nước thông thường mà được xây dựng với mục đích tín ngưỡng tôn giáo.

Kiến trúc Phật giáo giảm dần và đến cuối thế kỷ thứ XII thì mất hẳn và kiến trúc đạo Bà La Môn và đạo Hồi mới có điều kiện phát triển mạnh.

Mahabalipuram là một quần thể kiến trúc Ấn Độ được xây dựng dưới triều đại vua Pallava từ thế kỷ thứ 7 được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới.

Người dân Ấn Độ đã xây dựng rất nhiều công trình tôn giáo đặc sắc khiến người chiêm ngưỡng phải thốt lên thán phục.

Ấn Độ là địa điểm thú vị với các nhà khảo cổ học trên khắp thế giới bởi có thành tựu lớn về kho tàng kiến trúc và điêu khắc.

Người Ấn Độ từ rất lâu đã có những tiến bộ đáng kể trong kiến trúc (Taj Mahal), toán học (phát minh ra số không) và y học (Ayurveda). Ngày nay, Ấn Độ là một quốc gia rất đa dạng, với hơn 1,2 tỷ người, theo CIA World Factbook, trở thành quốc gia đông dân sau Trung Quốc. Các vùng khác nhau có nền văn hóa riêng biệt. Ngôn ngữ, tôn giáo, thực phẩm và nghệ thuật là những mặt cắt khác nhau của văn hóa Ấn Độ.

Kiến trúc và nghệ thuật


Ví dụ nổi tiếng về kiến ​​trúc Ấn Độ là Taj Mahal, được xây dựng bởi hoàng đế Mughal Shah Jahan để tôn vinh người vợ thứ ba của mình, Mumtaz Mahal. Được kết hợp các yếu tố từ phong cách kiến ​​trúc Hồi giáo, Ba Tư, Ottoman Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ. Ấn Độ cũng có nhiều ngôi chùa cổ.

Ấn Độ nổi tiếng với ngành công nghiệp điện ảnh, thường được gọi là Bollywood. Lịch sử điện ảnh của đất nước bắt đầu vào năm 1896 khi anh em nhà Lumière trình diễn nghệ thuật điện ảnh ở Mumbai, theo giải Quả cầu vàng. Hôm nay, các bộ phim được biết đến với các màn ca hát và nhảy múa phức tạp của họ.

Theo Nilima Bhadbhade, tác giả của "Luật hợp đồng ở Ấn Độ", truyền thống múa, âm nhạc và sân khấu Ấn Độ kéo dài hơn 2.000 năm, (Luật Hợp đồng ở Ấn Độ) (Kluwer Law International, 2010). Các điệu truyền thống múa cổ điển như - Bharata Natyam, Kathak, Odissi, Manipuri, Kuchipudi, Mohiniattam và Kathakali - được tạo nên từ các chủ đề từ thần thoại và văn học và có các quy tắc trình bày rất đặc trưng.

Một nghiên cứu được công bố vào tháng 4 năm 2016 trên Tạp chí Khảo cổ học Ấn Độ Dương cho thấy một số loại kèn Ấn Độ có nhiều điểm tương đồng với kèn được sản xuất tại Ireland. Nghiên cứu này có thể gợi ý rằng hai nước có thể đã trao đổi ý tưởng và kỹ thuật trong việc sản xuất nhạc cụ trong thời đại đồ đồng. "Nếu tôi tìm thấy một trong những nhạc cụ Ấn Độ hiện đại này trong một cuộc khai quật khảo cổ học Ai-len và tôi không biết mình đang nhìn gì, tôi có thể cho rằng đó là một hiện vật thời kỳ đồ đồng thời Ai-len."

Trang phục


Quần áo Ấn Độ được gắn chặt với lụa Sari đầy màu sắc. Một bộ quần áo truyền thống dành cho nam giới gọi là Dhoti, một miếng vải được quấn quanh eo và chân. Đàn ông cũng mặc một chiếc áo Kurta màu đen, một chiếc áo sơ mi rộng dài đến đầu gối. Đối với những dịp đặc biệt, đàn ông mặc một Sherwani hoặc achkan, đó là một chiếc áo khoác dài với một cổ áo không có ve áo. Nó được đóng lên đến cổ áo và xuống đến đầu gối. Một phiên bản ngắn hơn của Sherwani được gọi là áo khoác Nehru. Nó được đặt tên theo Jawaharlal Nehru, thủ tướng Ấn Độ từ năm 1947 đến năm 1964, nhưng Nehru không bao giờ mặc áo khoác Nehru. Ông ta ưa thích Achkan, theo Tehelka, một tờ báo Ấn Độ. Áo khoác Nehru chủ yếu được bán cho người phương Tây.

Phong tục và các lễ hội


Diwali là kỳ nghỉ lớn và quan trọng đối với Ấn Độ, theo National Geographic. Đó là một lễ hội kéo dài năm ngày được gọi là lễ hội ánh sáng vì ánh sáng được thắp sáng trong lễ kỷ niệm tượng trưng cho ánh sáng bên trong bảo vệ con người khỏi bóng tối. Holi, lễ hội màu sắc, còn được gọi là lễ hội của tình yêu, phổ biến trong mùa xuân. Đất nước cũng kỷ niệm Ngày Cộng hòa (ngày 26 tháng 1), Ngày Độc lập (15 tháng 8) và sinh nhật của Mahatma Gandhi (ngày 2 tháng 10).

Video liên quan

Chủ đề