Dịch vụ chuyển phát miễn trừ ngoại giao là gì

Theo phản ánh của bà Hiên, Công ty TNHH Thời trang Vert là Công ty có vốn đầu tư nước ngoài, có tỷ lệ vốn góp từ Công ty Vert Asia Limited (trụ sở tại Hồng Kông) là 60% và từ Công ty TNHH Sản xuất và Dịch vụ xuất khẩu Nguyễn Hoàng (trụ sở tại TP. Hà Nội) là 40%. Người đại diện theo pháp luật là ông Alexander Christopher Falter, quốc tịch Anh.

Qua Cổng TTĐT Chính phủ, bà Hiên muốn được biết, Công ty của bà có thuộc đối tượng được hưởng chế độ miễn trừ ngoại giao không?

Về vấn đề này, Sở Ngoại vụ Bắc Giang có ý kiến như sau:

Theo Pháp lệnh về Quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam ngày 23/8/1993 của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội; Nghị định số 73-CP ngày 30/7/1994 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh về Quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự nước ngoài và cơ quan Đại diện của Tổ chức Quốc tế tại Việt Nam thì các cơ quan được hưởng chế độ miễn trừ ngoại giao là:

- Các cơ quan đại diện ngoại giao;

- Các cơ quan Lãnh sự nước ngoài;

- Các cơ quan đại diện của các Tổ chức quốc tế tại Việt Nam (gồm đại diện các Tổ chức quốc tế thuộc hệ thống Liên hợp quốc, đại diện của Tổ chức quốc tế liên chính phủ ngoài hệ thống LHQ và đại diện các Tổ chức phi chính phủ nước ngoài).

Như vậy, Công ty TNHH Thời trang Vert không thuộc đối tượng cơ quan được hưởng chế độ miễn trừ ngoại giao.

Miễn trừ ngoại giao là gì?

Miễn trừ ngoại giao là Nguyên tắc và đồng thời là các dạng ngoại trừ riêng biệt mà nước sở tại dành cho người đứng đầu Nhà nước, Chính phủ, Nghị viện và thành viên của Chính phủ, Nghị viện nước ngoài, cũng như tài sản, tàu thuyền của Nhà nước ở nước ngoài không phải thực hiện cácbiện pháp cưỡng chế từ phía các Tòa án, cơ quan tài chính, cơ quan an ninh nước sở tại, đặc biệt là các ngoại trừ đặc biệt, không bị khiếu kiện, bắt giữ, khám xét, thẩm vấn, cấm vận và tịch biên tài sản

Miễn trừ ngoại giao là Nguyên tắc và đồng thời là các dạng ngoại trừ riêng biệt mà nước sở tại dành cho người đứng đầu Nhà nước, Chính phủ, Nghị viện và thành viên của Chính phủ, Nghị viện nước ngoài, cũng như tài sản, tàu thuyền của Nhà nước ở nước ngoài không phải thực hiện cácbiện pháp cưỡng chế từ phía các Tòa án, cơ quan tài chính, cơ quan an ninh nước sở tại, đặc biệt là các ngoại trừ đặc biệt, không bị khiếu kiện, bắt giữ, khám xét, thẩm vấn, cấm vận và tịch biên tài sản

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email: nhch@lawnet.vn

Tự giới thiệu là người nước ngoài, kết bạn, liên lạc để tạo mối quan hệ với nạn nhân thông qua mạng xã hội, đến khi có được lòng tin, đối tượng hứa sẽ chuyển ngoại tệ, quà từ nước ngoài về Việt Nam và yêu cầu nạn nhân đóng phí để nhận tiền. Những thủ đoạn lừa đảo này khiến nhiều người mất cảnh giác, mất hàng trăm triệu đồng, thậm chí hàng tỷ đồng.

Cán bộ, chiến sĩ công an thường xuyên xuống cơ sở tuyên truyền cho người dân về các thủ đoạn lừa đảo.

Vào cuối tháng 11-2018, anh Cao Hữu Hạnh, ở phường Đông Sơn (TP Thanh Hóa) có kết bạn qua mạng xã hội facebook với người sử dụng tài khoản “Watteo Wyss”. Sau một thời gian nói chuyện, đối tượng đặt vấn đề muốn chuyển số tiền 40 tỷ đồng về Việt Nam theo dạng miễn trừ ngoại giao, nếu thành công anh Hạnh sẽ nhận được 40% của tổng số tiền gửi về tương đương 16 tỷ đồng. Sau đó anh Hạnh đã nhận được điện thoại từ các đối tượng xưng là nhân viên bảo mật sân bay thông báo anh Hạnh có người gửi về kiện hàng với giá trị lớn (khoảng 40 tỷ đồng tiền mặt) và đưa ra lý do để yêu cầu anh Hạnh chuyển tiền nhận hàng. Tin lời các đối tượng nói là thật, từ ngày 14 đến ngày 18-12-2018 anh Hạnh đã chuyển cho các đối tượng tổng số tiền 822 triệu đồng và sau đó bị chúng chiếm đoạt.

Tương tự, vào khoảng đầu tháng 2-2019, bà Nguyễn Thị Thanh, ở xã Hoằng Phượng (Hoằng Hóa) sử dụng mạng xã hội facebook kết bạn với 1 tài khoản có tên là Johnson Gowda. Đối tượng này giới thiệu là người Myanmar, đang công tác trong ngành quân đội với chức vụ cao. Quá trình nói chuyện làm quen, đối tượng nói với bà Thanh là tích lũy được số tiền lớn khoảng 2.500 tỷ USD và muốn mang số tiền đó về Việt Nam để đầu tư kinh doanh. Tuy nhiên do đang còn công tác nên chưa mang tiền về Việt Nam được nên muốn chuyển số tiền đó về Việt Nam nhờ bà Thanh nhận hộ. Đối tượng hứa sẽ trích cho bà Thanh 10% trong tổng số tiền gửi về. Sau đó đối tượng gửi cho bà Thanh một hình ảnh có chiếc hộp to, bên trong đựng rất nhiều tiền đô la nói đó là số tiền sẽ gửi về cho bà Thanh và cho mật khẩu để mở hộp khi nhận được. Do tin tưởng lời đối tượng nói là thật bà Thanh đã cho đối tượng địa chỉ để gửi quà về. Sau đó, có một số đối tượng nữ giới, tự xưng là nhân viên sân bay gọi điện thông báo là bà Thanh có hàng của ông Johnson Gowda gửi. Vì món hàng có giá trị rất lớn yêu cầu bà Thanh chuyển các khoản tiền lệ phí. Từ ngày 27-2 đến ngày 28-3-2019, bà Thanh liên tục chuyển khoản 9 lần cho các đối tượng với tổng số tiền trên 1,1 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau khi chuyển tiền, bà Thanh đã không nhận được hộp quà như đối tượng hứa. Phát hiện mình bị lừa, bà Thanh đã đến cơ quan công an để tố giác tội phạm.

Theo đại diện lãnh đạo Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh cho biết: Hiện nay, thông thường hoạt động lừa đảo chuyển quà, hàng, tiền... từ nước ngoài về là do 2 nhóm tội phạm cấu kết chặt chẽ với nhau gồm nhóm người nước ngoài và nhóm người Việt Nam. Trong đó, nhóm người nước ngoài (đa số là người gốc Phi, không có việc làm) chịu trách nhiệm lập facebook giả với chân dung, thông tin là các quân nhân Mỹ đang chiến đấu tại các nước Afghanistan, Syria... hoặc lấy danh nghĩa là các doanh nhân, nhà kinh doanh lớn giàu có. Sau khi chủ động kết bạn, làm quen với một số phụ nữ bất kỳ, sau đó những người này sẽ tán tỉnh và đưa ra ý định muốn kết hôn với bị hại (chủ yếu là phụ nữ độc thân) hoặc là nói bản thân có nhiều tài sản lại không có người thân thích, không may bị chết ở chiến trường sẽ bị tịch thu số tài sản trên nên muốn gửi về Việt Nam để đầu tư kinh doanh hay làm từ thiện... và muốn nhờ bị hại nhận tiền giúp. Để lấy lòng tin của bị hại, chúng yêu cầu bị hại cung cấp thông tin cá nhân về tên tuổi, địa chỉ, số điện thoại... sau đó chúng gửi cho bị hại những hình ảnh về thùng hàng, quà... bên trong chứa nhiều tiền mặt (đô la), bên ngoài có ghi địa chỉ người gửi là bên nước ngoài và người nhận là địa chỉ bị hại. Trong khi đó nhóm đối tượng khác là người Việt Nam sử dụng sim rác đóng giả nhân viên của công ty chuyển phát quốc tế, cán bộ hải quan, cán bộ an ninh sân bay... để gọi thông báo cho bị hại về việc nhận hàng, quà hoặc tiền về Việt Nam. Chúng lấy lý do giá trị tài sản lớn nên để nhận được hàng bị hại phải trả nhiều khoản phí như: Tiền lệ phí hải quan, tiền bảo hiểm, tiền bảo vệ gói quà, tiền vận chuyển... và yêu cầu bị hại chuyển tiền phí vào tài khoản do chúng cung cấp. Các tài khoản ngân hàng đối tượng sử dụng là những tài khoản (thẻ) chúng mua lại hoặc thuê người Việt Nam mở thẻ. Sau khi bị hại chuyển khoản, các đối tượng lừa đảo sẽ khóa facebook, bỏ sim rác nhanh chóng chuyển tiền chiếm đoạt được qua tài khoản khác nhau của nhiều ngân hàng khác nhau. Cuối cùng bọn chúng sẽ rút tiền ở ngân hàng của một nước bên ngoài lãnh thổ Việt Nam nên gây nhiều khó khăn trong công tác điều tra. Theo thống kê của Công an tỉnh, 10 tháng năm 2019, đơn vị đã tiếp nhận, xử lý 20 vụ án, vụ việc liên quan đến phương thức, thủ đoạn nêu trên.

Trước tình trạng tội phạm ngày càng diễn ra nhiều và gây thiệt hại về tài sản đối với người dân, Công an tỉnh đã đề ra những biện pháp, giải pháp đó là: Tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo tội phạm liên quan đến đối tượng có thủ đoạn hoạt động tương tự, đồng thời phối hợp với công an các địa phương trong việc trao đổi thông tin về các vụ án, vụ việc và đường dây, đối tượng có liên quan đến hoạt động phạm tội lừa đảo theo phương thức, thủ đoạn nêu trên. Có quy chế phối hợp với ngân hàng để kịp thời ngăn chặn, phong tỏa tài sản của đối tượng sử dụng để bị hại chuyển tiền khi có vụ việc xảy ra. Làm tốt công tác nghiệp vụ cơ bản để nắm, rà soát, lập danh sách các đối tượng có khả năng, điều kiện, biểu hiện hoạt động phạm tội này để kịp thời phát hiện ngăn chặn và đấu tranh, xử lý. Phối hợp với các cơ quan truyền thông, báo chí đẩy mạnh công tác tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân biết về phương thức, thủ đoạn hoạt động của loại tội phạm này để nâng cao ý thức tự phòng ngừa, phát hiện tham gia tố giác tội phạm. Phối hợp với hội phụ nữ (vì đa phần người bị hại là phụ nữ) tổ chức phổ biến, tuyên truyền sâu rộng hơn. Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các nhà mạng để nhắn tin thông báo các thủ đoạn hoạt động của tội phạm sử dụng công nghệ cao. Phối hợp với tòa án đưa ra các vụ án có liên quan đến tội phạm này ra xét xử lưu động để nâng cao tính răn đe./.

Chủ đề