Di sản văn hóa phi vật thể ở bình định

Ngày 17.5, Bảo tàng tỉnh Bình Định (TP.Quy Nhơn, Bình Định) tổ chức khai mạc triển lãm ảnh Di sản văn hóa Bình Định - Bản sắc và tiềm năng. Đây là hoạt động kỷ niệm 45 năm Ngày Quốc tế Bảo tàng (18.5.1978 - 18.5.2023) và kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19.5.1890 - 19.5.2023).

Thuyết minh về các di sản văn hóa ở Bình Định cho khách tham quan triển lãm

HOÀNG TRỌNG

Ông Bùi Tĩnh, Giám đốc Bảo tàng tỉnh Bình Định, cho biết triển lãm trưng bày 168 bức ảnh thể hiện trên 37 pa nô, được chia làm 4 phần, gồm: Di tích lịch sử, văn hóa, danh thắng; bảo vật quốc gia; di sản văn hóa phi vật thể (lễ hội, làng nghề truyền thống); văn hóa ẩm thực Bình Định…

Các bức ảnh này thể hiện tiềm năng phát triển văn hóa, du lịch của tỉnh Bình Định, nhằm nâng cao vị thế hình ảnh đất nước, con người Bình Định, nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Ngoài triển lãm ảnh, Bảo tàng tỉnh Bình Định còn trưng bày hơn 30 hiện vật, cổ vật giới thiệu sinh động về các loại hình di sản văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể của Bình Định; tổ chức tiết học lịch sử tại bảo tàng, viết thư pháp, biểu diễn bài chòi dân gian…

Nhiều sinh viên Trường ĐH Quy Nhơn tham quan triển lãm tại Bảo tàng tỉnh Bình Định

HOÀNG TRỌNG

Hiện tỉnh Bình Định có 143 di tích lịch sử, văn hóa đã được xếp hạng, trong đó có 2 di tích cấp Quốc gia đặc biệt, 34 di tích cấp quốc gia, 107 di tích cấp tỉnh.

Bình Định là nơi sản sinh ra nền văn hóa lớn của cư dân cổ Sa Huỳnh, mang đậm nét đặc trưng của thời đại kim khí đã để lại nhiều di tích phong phú như: Động Cườm (TX.Hoài Nhơn); Truông Xe, Gò Lồi, Thuận Đạo, Chánh Trạch (H.Phù Mỹ); Hội Lộc, Núi Ngang, Đồi Điệp (TP.Quy Nhơn).

Vùng đất Bình Định là nơi đóng đô của của Vương triều Chăm Pa từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 14, hiện còn 8 cụm di tích tháp (tổng số 14 tháp) và nhiều tác phẩm nghệ thuật điêu khắc, dấu vết những tòa thành cổ, những cảng thị cùng sự hiện diện các lò gốm… Bình Định còn là quê hương của phong trào Tây Sơn, là nơi phôi thai chữ Quốc ngữ, cái nôi của nghệ thuật bài chòi, tuồng…

Triển lãm ảnh Di sản văn hóa Bình Định - Bản sắc và tiềm năng phục vụ công chúng đến hết ngày 21.5.

Một số hoạt động tại lễ khai mạc triển lãm do phóng viên Thanh Niên ghi lại:

Biểu diễn nghệ thuật bài chòi phục vụ khách tham quan

HOÀNG TRỌNG

Viết thư pháp tặng khách tham quan

HOÀNG TRỌNG

Trưng bày ảnh về bài chòi, loại hình nghệ thuật được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại

HOÀNG TRỌNG

Trưng bày, giới thiệu về các di sản tháp Chăm ở Bình Định

HOÀNG TRỌNG

Giới thiệu về di tích văn hóa Sa Huỳnh trên đất Bình Định

HOÀNG TRỌNG

Các chiến sĩ Bộ đội Biên phòng Bình Định tham quan khu trưng bày các hiện vật cổ

HOÀNG TRỌNG

Khách tham quan triển lãm nghe giới thiệu về các hình ảnh Bình Định trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập quốc tế

Bình Ðịnh chú trọng thực hiện công tác bảo tồn, đẩy mạnh quảng bá di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch.

Bình Định hiện có 4 di sản văn hóa phi vật thể được công nhận là cấp quốc gia gồm: Hát bội, bài chòi, võ cổ truyền và Lễ hội Chùa Bà - Cảng thị Nước Mặn và một số di sản văn hóa phi vật thể đang được tỉnh này làm hồ sơ đệ trình lên Trung ương công nhận . Ngoài ra, mỗi năm trên địa bàn tỉnh có gần 100 lễ hội; trong đó, lễ hội do nhà nước tổ chức như: Lễ hội kỷ niệm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa, Lễ hội Chùa Bà - Cảng thị Nước Mặn... đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, tinh thần của nhân dân và phục vụ khách du lịch.

Trong thời gian qua, Bình Ðịnh chú trọng thực hiện công tác bảo tồn, đẩy mạnh quảng bá di sản văn hóa Lễ hội Chùa Bà - Cảng thị Nước Mặn.

Tháng 9/2022, ông Lâm Hải Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đã có văn bản đồng ý cho Sở VHTT Bình Định tổ chức xây dựng hồ sơ đề cử Nghề chằm nón ngựa Phú Gia tại xã Cát Tường, huyện Phù Cát đề nghị Bộ VHTTDL đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đó là niềm vui đối với cán bô, nhân dân và làng nghề nón ngựa Phú Gia.

Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Văn Ngọc cho rằng: Việc xây dựng hồ sơ đề cử “Nghề chằm nón ngựa Phú Gia” trở thành di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia là điều cấp thiết. “Chính quyền địa phương phối phợp với ngành liên quan thực hiện quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết làng nghề truyền thống phải lưu ý đến các thiết chế truyền thống và không gian sử dụng nón ngựa để hình thành các dịch vụ phục vụ du lịch”, ông Ngọc chỉ ra và nhấn mạnh, xây dựng một nông thôn mới, phát triển, hội nhập thì cần gìn giữ, phát huy giá trị di sản văn hóa và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của quan khách về tham quan, tìm hiểu làng nghề truyền thống.

Ở huyện Tuy Phước, ngoài việc bảo tồn hát bội, bài chòi dân gian, võ cổ truyền, thì địa phương này đang lên nhiều kế hoạch phát huy giá trị Lễ hội Chùa Bà - Cảng thị Nước Mặn xứng tầm di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Ông Tạ Xuân Chánh, Giám đốc Sở VHTT Bình Định cho hay: Cùng với việc quan tâm đến thực hành, truyền dạy các nghi lễ tổ chức Lễ hội Chùa Bà - Cảng thị Nước Mặn trong cộng đồng dân cư, tỉnh cũng quy hoạch mở rộng không gian Chùa Bà, nâng quy mô tổ chức lễ hội gắn khai thác tour du lịch văn hóa “Về miền di sản” trên địa bàn này nhằm tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội, làm khởi sắc đời sống vùng nông thôn.

Di sản võ cổ truyền Bình Định là một trong những sản phẩm hút khách du lịch trong thời gian qua.

Việc triển khai thực hiện Dự án 6 “Bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” sẽ góp phần bảo tồn các lễ hội, dân ca, dân vũ, trang phục truyền thống… của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh. Đầu tháng 11/2023, UBND tỉnh Bình Định đã ban hành văn bản chỉ đạo Sở VHTT, các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh tiếp tục tăng cường quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn tỉnh; trong đó, chú trọng bảo vệ và phát huy các di sản được công nhận và ghi vào danh mục kiểm kê; nâng cao nhận thức nghệ nhân, những người thực hành di sản; tập trung công tác quản lý nhà nước về lễ hội…

Ông Lâm Hải Giang cho biết: Địa phương đang tiếp tục tổ chức các hoạt động ngoại giao văn hóa để quảng bá di sản văn hóa Bình Định đến du khách trong và ngoài nước; ban hành các chính sách hỗ trợ cho nghệ nhân trao truyền di sản văn hóa phi vật thể. Cùng đó, ngành Văn hóa tỉnh chú trọng lập đề án bảo tồn Lễ hội cầu ngư tỉnh Bình Định và tích cực phối hợp với Bộ VHTTDL làm hồ sơ đề nghị UNESCO ghi danh di sản võ cổ truyền Bình Định; đề nghị Bộ VHTTDL vinh danh di sản nghề chằm nón ngựa Phú Gia. Đồng thời, chỉ đạo các cơ quan liên quan và địa phương nâng tầm quy mô Lễ hội chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa bằng hình thức tổ chức sân khấu thực cảnh trong năm 2024 để tăng thời gian tổ chức lễ hội để phục vụ du khách.

Bình Định có bao nhiêu di sản văn hóa phi vật thể?

Theo ông Bùi Trung Hiếu - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Bình Định, hiện tại tỉnh có 3 Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, là Võ cổ truyền, Tuồng và Bài chòi.

Ở Bình Định có những di sản văn hóa gì?

Di tích kiến trúc tôn giáo.

Chùa Thập Tháp (Thập Tháp Di Đà).

Chùa Long Khánh..

Chùa Sơn Long..

Chùa Linh Phong..

Tu viện Nguyên Thiều..

Nhà thờ chính tòa - Nhà thờ Lớn..

Tỉnh Bình Định được công nhận bao nhiêu di sản phi vật thể hãy kể tên?

Như vậy, đến nay tỉnh Bình Định có ba di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được công nhận là Võ cổ truyền Bình Định, Nghệ thuật bài chòi Bình Định và Hát bội Bình Định.

Bình Định có vừa gì?

Ở Bình Định, ngoài vua Quang Trung, các vị anh hùng dân tộc, như: Trần Hưng Đạo, Võ Duy Dương, Mai Xuân Thưởng, Nguyễn Trung Trực được nhân dân, nhà nước lập đền thờ để tôn vinh.

Chủ đề