Đến năm 2030, tỉnh quy hoạch bao nhiêu khu du lịch phát triển trở thành khu du lịch cấp quốc gia?

(Baonghean.vn) - UBND tỉnh Nghệ An vừa có công văn gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc góp ý Dự thảo Báo cáo Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, UBND tỉnh Nghệ An nhận được Công văn số 4595/BKHĐT-CLPT ngày 07/7/2022 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc tham gia góp ý Dự thảo Báo cáo Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; sau khi nghiên cứu, UBND tỉnh Nghệ An cơ bản thống nhất với Dự thảo và có một số ý kiến góp ý cụ thể như sau:

1. Về phương hướng phát triển các khu du lịch quốc gia ưu tiên (trang 364)

Khu Di tích Kim Liên - Nam Đàn (Nghệ An) được xếp hạng là Di tích Quốc gia đặc biệt (Quyết định số 548/QĐ-TTg ngày 10/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ); thuộc danh mục các địa điểm tiềm năng phát triển Khu Du lịch Quốc gia năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/01/20 của Thủ tướng Chính phủ). Trong dự thảo Quy hoạch tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh Nghệ An xác định sẽ đầu tư xây dựng để đủ điều kiện được công nhận là Khu Du lịch Quốc gia Kim Liên (với vùng lõi là Khu Di tích Kim Liên) trong giai đoạn 2021-2030. Do đó, đề nghị xem xét, bổ sung “Khu Du lịch Quốc gia Kim Liên” vào định hướng ưu tiên đầu tư phát triển Khu du lịch quốc gia trong giai đoạn 2021-2030.

2. Về các hành lang kinh tế (trang 465 đến trang 471)

Tại Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 thì tuyến cao tốc Vinh - Thanh Thủy sẽ được đầu tư xây dựng trước năm 2030, tuyến có chiều dài 85km, quy mô 6 làn xe (quy mô lớn nhất trong các tuyến đường bộ cao tốc khu vực miền Trung - Tây Nguyên). Tại Nghị quyết số 26- NQ/TW ngày 30/7/2013 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020, trong đó nêu rõ: “Đẩy mạnh phát triển Khu Kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy, nâng cấp Cửa khẩu quốc gia Thanh Thủy thành cửa khẩu quốc tế, trở thành đầu mối giao thương quan trọng với Lào, Thái Lan, Myanmar”. Do đó, đề nghị nghiên cứu, bổ sung hành lang kinh tế Thanh Thủy - Vinh - Cửa Lò vào hành lang phụ của hành lang kinh tế Đông - Tây gắn với cao tốc Hà Nội - Viêng Chăn với phương án tuyến đi qua cửa khẩu Thanh Thủy.

3. Về các vùng động lực (trang 472 đến trang 475)

Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung được chia làm tiểu vùng Bắc Trung Bộ và tiểu vùng Duyên hải miền Trung. Trong, đó, tiểu vùng Bắc Trung bộ với diện tích khoảng 5,15 triệu ha (chiếm 10,5% tổng diện tích cả nước) có khoảng trên 11 triệu dân (chiếm 11,3% tổng dân số cả nước).

Trong những năm qua, khu vực 3 tỉnh: Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh đã có bước tăng trưởng kinh tế nhanh và từng bước khẳng định vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh của cả nước; với các ngành kinh tế chủ đạo gắn liền với kinh tế biển như: công nghiệp lọc hóa dầu, thép, vật liệu xây dựng, cảng nước sâu, dịch vụ hậu cần biển, du lịch, phát triển nông lâm thủy sản. Đây cũng là vùng có vườn quốc gia và khu vực đa dạng sinh học; có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cấp quốc gia, quốc tế gắn liền với cảnh quan thiên nhiên và các di tích lịch sử văn hóa có giá trị. Do đó, ngoài vùng động lực Đà Nẵng - Quảng Nam - Quảng Ngãi (thuộc tiểu vùng Duyên hải miền Trung),đề nghị nghiên cứu, bổ sung thêm vùng động lực “Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh” (thuộc tiểu vùng Bắc Trung bộ) để phát huy vai trò của khu vực Bắc Trung Bộ và bảo đảm cân đối giữa 2 tiểu vùng.

Nghệ An đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu bổ sung khu vực động lực du lịch Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh - Quảng Bình vào dự thảo Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Ảnh minh họa

4. Về các khu vực động lực phát triển du lịch quốc gia (trang 363)

Nghệ An đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu bổ sung khu vực động lực du lịch Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh - Quảng Bình vào dự thảo Quy hoạch; đây là khu vực có vai trò quan trọng đối với phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ, trong đó tập trung phát triển du lịch biển, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa - lịch sử - tâm linh với các địa điểm nổi bật như: Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên, Thành nhà Hồ, Khu lưu niệm Nguyễn Du và di sản văn hóa phi vật thể dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh, Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, các bãi biển Sầm Sơn - Cửa Lò - Thiên Cầm - Nhật Lệ.

5. Về định hướng sử dụng đất (trang 483)

Trong dự thảo Quy hoạch tỉnh, Nghệ An xác định xây dựng, mở rộng Khu Kinh tế Đông Nam để trở thành một trong hai động lực chính phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời gian tới (mở rộng tổng diện tích từ 20.776,47 ha hiện tại lên 105.585 ha) cũng như thành lập Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy phục vụ nhu cầu giao thương của với nước bạn Lào. Do đó, đề nghị bổ sung nội dung mở rộng Khu Kinh tế Đông Nam vào dự thảo Quy hoạch tổng thể quốc gia để đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh; xem xét, bổ sung thành lập Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy với diện tích 26,74 ha với mục tiêu phát triển sau năm 2030.

6. Về các nội dung khác

- Tại trang 224 về thực trạng khối bệnh viện tư nhân, đề nghị xem xét cập nhật lại số liệu: “Nghệ An có 11 bệnh viện với 529 giường bệnh” thành “Nghệ An có 15 bệnh viện với 1.861 giường bệnh” (số liệu tính đến cuối năm 2020).

- Tại trang 351: đề nghị bổ sung khu lâm nghiệp ứng dụng công nghệ cao vùng Bắc Trung Bộ (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thành lập tại Quyết định số 509/QĐ-TTg ngày 31/3/2021) vào định hướng phân bổ không gian phát triển nông lâm nghiệp).

- Tại trang 396 về đường biển, đề nghị nghiên cứu, bổ sung cụm cảng Nghi Sơn (Thanh Hóa) - Đông Hồi (Nghệ An) trở thành cảng cửa ngõ khu vực Bắc Trung Bộ khi có điều kiện.

- Tại trang 428 (Tiểu mục 1.3.2.3): đề nghị bổ sung thêm nội dung: đầu tư, nâng cấp hệ thống công trình thủy lợi, đặc biệt là các công trình thủy lợi lấy nước từ hệ thống sông lớn như sông Cả.

- Tại trang 488 đến trang 490 (xác định vùng cấm khai thác, vùng khai thác, sử dụng có điều kiện trong phạm vi không gian biển trong thời kỳ quy hoạch), đề nghị bổ sung thêm trong hệ thống bản đồ: (1) Vùng cần bảo vệ đặc biệt: Không gian biển của Đảo Mắt, Nghệ An; (2) Vùng dễ tổn thương và khai thác có điều kiện gồm: Trường bắn biển quốc gia tại huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An; khu vực không gian biển Đảo Ngư.

Sáng 20/6, tại UBND huyện Kim Bảng, UBND tỉnh đã tổ chức hội nghị Công bố Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Tam Chúc tỉnh Hà Nam đến năm 2030.

Dự hội nghị có các đồng chí: Trần Đức Thuần, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Hà Thị Minh Tâm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; Bùi Quang Cẩm, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ngành liên quan và lãnh đạo huyện Kim Bảng.

Các đại biểu dự hội nghị.

Quy hoạch tổng thể phát triển Khu du lịch quốc gia Tam Chúc tỉnh Hà Nam đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt có quy mô diện tích vùng lõi ưu tiên tập trung phát triển là 4.000 ha, thuộc địa phận thị trấn Ba Sao và 03 thôn: Vồng, Khuyến Công và Khả Phong thuộc xã Khả Phong huyện Kim Bảng.

Mục tiêu quy hoạch phấn đấu đến năm 2025 Khu du lịch Tam Chúc cơ bản đáp ứng các tiêu chí của khu du lịch quốc gia, đón khoảng 3,7 triệu lượt khách, tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 1.100 tỷ đồng; phấn đấu đến năm 2030 trở thành khu du lịch Quốc gia với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đồng bộ, sản phẩm du lịch chất lượng cao, đón khoảng 6 triệu lượt khách, tổng thu từ khách du lịch đạt trên 1.700 tỷ đồng, tạo việc làm cho khoảng 4.500 lao động.

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Bùi Quang Cẩm, Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Khu du lịch quốc gia Tam Chúc là một trong 9 địa điểm có tiềm năng phát triển du lịch của vùng Đồng bằng sông Hồng. Việc Khu du lịch quốc gia Tam Chúc được phê duyệt có ý nghĩa quan trọng đối với không chỉ riêng huyện Kim Bảng mà còn có vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Nam.

Đồng chí Bùi Quang Cẩm, TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể Khu du lịch quốc gia Tam Chúc đến năm 2030 cho lãnh đạo Sở VH,TT&DL và huyện Kim Bảng.

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch cần tiếp tục đẩy mạnh công tác quảng bá hình ảnh và sản phẩm du lịch của Khu du lịch quốc gia Tam Chúc trong và ngoài nước; phối hợp với các sở, ngành, nhà đầu tư, doanh nghiệp tổ chức các hội nghị xúc tiến quảng bá, đào tạo phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho Khu du lịch. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính rà soát hoàn thiện các cơ chế, chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư, trong đó ưu tiên các nhà đầu tư chiến lược đầu tư phát triển Khu du lịch quốc gia Tam Chúc.

Các sở, ngành của tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ cần chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt; tăng cường công tác quản lý, đẩy mạnh xúc tiến kêu gọi đầu tư để thực hiện cụ thể hóa quy hoạch. Huyện Kim Bảng khẩn trương phổ biến quy hoạch sâu rộng tới các cấp, các ngành, nhân dân, tạo sự đồng thuận về nhận thức và quyết tâm cao để thực hiện tốt quy hoạch được phê duyệt. Các cơ quan thông tấn báo chí đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức để tập trung phát triển Khu du lịch Quốc gia Tam Chúc theo định hướng của quy hoạch, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí để đến năm 2030 Khu du lịch Tam Chúc được chính phủ công nhận là Khu du lịch trọng điểm quốc gia.

Chu Bình

Video liên quan

Chủ đề