Để tiết kiệm điện năng sử dụng đồ dụng điện hiệu suất nhu thế nào

* Các thiết bị dùng điện dân dụng: được sử dụng phổ biến ở mọi nơi. Đó là đèn điện chiếu sáng, quạt, máy điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh, tủ đá, radio, video, tivi, máy giặt, máy nước nóng, máy hút bụi, nồi cơm điện, lò điện v.v... Đặc điểm chính của các thiết bị dùng điện này là sử dụng thường xuyên, do đó tiêu tốn một lượng điện năng rất lớn. Chính vì vậy, việc đầu tư nghiên cứu cải thiện hiệu suất sử dụng điện của các thiết bị này cần được quan tâm đúng mức.

* Các thiết bị dùng điện công nghiệp: Theo thống kê, các loại động cơ là thiết bị dùng điện chính ở khu vực sản xuất công nông nghiệp. Nhìn chung, đây là các loại động cơ có kết cấu đơn giản, rẻ tiền, chi phí quản lý vận hành thấp, nhưng hiệu suất và hệ số coi cũng thấp. Còn vợi cáo động cơ điện thế hệ mới đang bắt đầu thâm nhập thị trường, nhờ những cải tiến như: tăng tiết diện lõi thép, sử dụng các vật liệu từ ít tổn hao để làm lõi thép, dùng dây quấn có điện trở bé hơn và tiết diện lớn hơn, giám thiểu khe hở giữa roto và stato, rên đá cải thiện được hiệu suất sử dụng xấp xỉ 10%. Theo đánh giá của một số chuyên gia, mặc dù giá thành các loạt động cơ này tăng hơn 20%, nhưng nếu nhìn ở góc độ kinh tế kỹ thuật, sử dụng các loại động cơ thê hệ mới mang lại hiệu quả hơn.

Để thực hiện biện pháp sử dụng các thiết bị dùng điện có hiệu suất cao, cần lưu ý các công việc sau:

* Thường xuyên cấp nhật các thông tin mới về công nghệ chế tạo thiết bị dùng điện.

* Thực hiện chế độ kiểm định đánh giá chất lượng và hiệu suất sử dụng của các thiết bị dùng điện mới từ các nguồn sản xuất trong nước và nhập khẩu. Trên cơ sở đó, xây dựng cơ chế dán nhãn công nhận chất lượng cho các thiết bị dùng điện có hiệu suất sử dụng cao; đồng thời tổ chức thông tin tuyên truyền để giúp người sử dụng điện biết cách,chọn lựa và sử dụng các thiết bị dùng điện có hiệu suất cao.

* Trợ giúp khách hàng chấp nhận việc thay thế các thiết bị dùng điện cũ có hiệu suất thấp bằng các thiết bị dùng điện mới có hiệu suất cao hơn.

* Đưa ra chỉ tiêu hiệu suất kèm theo chế độ thưởng phạt để các nhà sản xuất thiết bị dùng điện phấn đấu thực hiện.

Giảm thiểu sự tiêu hao năng lượng điện vô ích:

Một số giải pháp tiêu biểu để giảm tiêu hao năng lượng điện vô ích thực hiện cho từng khu vực như sau:

Khu vực nhà ở: Ngoài biện pháp lựa chọn các thiết bị dùng điện có hiệu suất cao, hạn chế thời gian làm việc vô ích có ý nghĩa rất lớn đến lượng điện năng tiết kiệm được. Giải pháp cho mục tiêu này là sử dụng các thiết bất phụ trợ: tự động cắt điện khỏi thiết bị dùng điện theo một chế độ định trước (định thời gian, định không gian); lặp thêm các vỏ bọc để giảm thất thoát nhiệt từ các hệ thống trữ nhiệt; sử dụng các mô hình kiến trúc với hệ thống thông thoáng và chiếu sáng tự nhiên, các lớp tường bao và cửa phải đủ kín để giảm thất thoát khi sử dụng hệ thống điều hòa nhiệt độ; định chế độ đặt theo từng mùa thích hợp cho hệ thống điều hòa nhiệt độ; hạn chế số lần đóng mở tủ lạnh, tủ đá, tủ kem; cắt bỏ thời gian chờ (stanby) của tivi, video; chuyển từ sử dụng bếp điện sáng bếp gai hóa lỏng; hệ thống chiếu sáng thiết kế đủ độ rọi cần thiết v.v...


Khu vực công cộng (công sở, trường học, bệnh viện, khách sạn, khu vui chơi giải trí v.v...): Ngoài các biện pháp nêu trên, ở khu vực này cần chú trọng đến khâu thiết kế công trình xây dựng sao cho tận dụng tối đa ánh sáng và gió tự nhiên; thể chế hoá các qui định về xây dựng để hỗ trợ cho mục tiêu tiết kiệm năng lượng điện; hệ thống điều hòa nhiệt độ hạn chế sử dụng loại điều hòa cục bộ, nên dùng loại điều hòa trung tâm.

Khu vực công nghiệp: Các biện pháp ở khu vực này rất đa dạng tùy vào từng quá trình công nghệ, có thể kể điển hình một vài dạng như:

Đối với động cơ: Giữ đúng lịch bảo hành – Tránh chạy không tải, non tải, thường xuyên khởi động - Lắp tụ bù. Đối với hệ thống lạnh: Bảo trì đúng qui định - Bảo ôn - Tích trữ lạnh - Cân bằng phụ tải trong hệ thống điều hòa không khí - Thay hệ thống điều hòa cục bộ bằng hệ thống điều hòa trung tâm - Phân cấp máy lạnh.Đối với hệ thống khí nén: Chọn máy nén thích hợp - Hạn chế rò rỉ - Vận hành tối ưu.

Đối với hệ thống chiếu sáng: Sử dụng thiết bị định giờ, không chế cường độ sáng - Dùng chao đèn để phát huy khả năng phản xạ - Chiếu sáng không đồng đều theo từng khu vực khác nhau - Tận dụng ánh sáng tự nhiên - Thường xuyên bảo trì, chống bụi bặm.

Tích trữ năng lượng

Đây là biện pháp tận dụng nguồn điện năng sản xuất từ những dạng nguyên liệu rẻ tiền và dư thừa trong giờ thấp điểm, để đưa vào sử dụng trong giờ cao điểm, góp phần làm thấp điểm đồ thị phụ tải và giảm bớt nhu cầu công suất trong giờ cao điểm. Một số dạng tích trữ năng lượng phổ biến như:- Tích nhiệt cho kho trữ nhiệt (nóng và lạnh) để phục vụ cho nhu cầu điều hòa nhiệt độ và một số công đoạn của quá trình sản xuất.

- Tích trữ nước cho nhu cầu sinh hoạt, và cá biệt có trường hợp để tạo thủy điện nhân tạo.

(Nguồn: TCĐL)

Sử dụng thiết bị điện đúng cách để tiết kiệm điện

Tình hình nắng nóng gay gắt những ngày trung tuần tháng 5 và đang đà tiếp diễn những ngày này khiến nhu cầu sử dụng điện của người dân tăng cao. Để tiết kiệm điện trong mùa nắng nóng, người dân cần phải biết sử dụng thiết bị điện đúng cách. Dưới đây là trao đổi của ông Nguyễn Xuân Thắng, Trưởng ban Kinh doanh - Tổng công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) về vấn đề này.

PV: Đợt nắng nóng vừa qua đã làm gia tăng nhu cầu sử dụng điện của người dân. Ông có thể cho biết rõ hơn về vấn đề này?

Ông Nguyễn Xuân Thắng: Thời gian qua (từ ngày 15 đến 18-5), thời tiết nắng nóng gay gắt diện rộng duy trì liên tục ở mức 39-40 độ C ở miền Bắc và miền Trung đã khiến sản lượng tiêu thụ điện tăng cao. Theo số liệu từ Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia, lần đầu tiên trong lịch sử, công suất đầu nguồn của hệ thống điện toàn quốc đã vượt qua con số 36.000 MW. Cụ thể, vào khoảng 13h40 ngày 18-5, công suất hệ thống điện toàn quốc đã đạt tới 36.006 MW. Ngoài ra, sản lượng tiêu thụ điện ngày 18-5 của cả nước cũng ở mức cao kỷ lục là 756,9 triệu kWh. Tại Hà Nội, sản lượng điện tiêu thụ cũng đạt con số cao nhất từ đầu năm đến nay với mức 73,995 triệu kWh.

PV: Như vậy, việc sử dụng điện năng một cách an toàn, hợp lý và hiệu quả là rất cần thiết. Vậy, làm thế nào để người dân có thể sử dụng vừa tiết kiệm, vừa bảo đảm an toàn, thưa ông?

Ông Nguyễn Xuân Thắng: Điều này đúng nhưng thực sự không phải ai cũng biết. Đơn cử như thiết bị chiếu sáng, hiện nay không phải ai cũng hiểu việc thay bóng đèn sợi đốt bằng bóng đèn compact huỳnh quang hoặc đèn LED sẽ rất hữu ích trong việc tiết kiệm điện. Đây là một trong những giải pháp thông minh để tiết kiệm nguồn năng lượng. Vì ánh sáng sợi đốt hoạt động theo nguyên lý dùng nhiệt, khoảng 95% điện năng chuyển hóa thành nhiệt năng, chỉ còn 5% năng lượng điện tiêu thụ dùng để chiếu sáng, như vậy không tiết kiệm được điện. Trong khi đó, bóng đèn compact và đèn LED được biết đến là loại tiết kiệm năng lượng và kéo dài tuổi thọ hơn.

Với ti vi, tủ lạnh, máy điều hòa, máy giặt… là các đồ vật được sử dụng thường xuyên và tiêu thụ nguồn năng lượng rất lớn. Do đó, để đạt hiệu suất cao khi dùng và tiết kiệm được điện năng cần hiểu rõ nguyên lý của nó. Ví dụ, với máy điều hòa, vào những ngày nhiệt độ ngoài trời cao hơn 40 độ C và nắng nóng gay gắt như hiện nay, rất nhiều gia đình sử dụng điều hòa nên có thể dẫn đến tình trạng quá tải. Chưa kể, nhiều gia đình có thói quen để nhiệt độ điều hòa ở mức thấp, trong thời gian dài sẽ dẫn đến điều hòa bị quá tải hoặc giảm tuổi thọ đáng kể.

Để tiết kiệm điện năng sử dụng đồ dụng điện hiệu suất nhu thế nào

Nhân viên EVNHANOI hướng dẫn người dân sử dụng thiết bị điệnhợp lý và hiệu quả

Ngoài ra, việc để mức nhiệt quá thấp cũng không tốt cho sức khỏe vì mức chênh lệch nhiệt độ quá cao trong phòng sử dụng điều hòa với nhiệt độ ngoài trời dễ dẫn đến tình trạng “sốc” nhiệt. Vì vậy, chúng ta chỉ nên để nhiệt độ điều hòa khoảng 25 độ C hoặc thấp hơn nhiệt độ ngoài trời 5-7 độ C.

Cách tốt nhất là người dùng chỉ nên bật điều hòa ở mức 26 độ C để vừa tiết kiệm điện, vừa giảm thiểu nguy cơ quá tải cục bộ của lưới điện, đồng thời cũng hạn chế được tình trạng hóa đơn tiền điện tăng đột biến. Thêm vào đó, điều hòa cần đặt linh hoạt các chế độ để giúp giảm tải việc tiêu hao điện năng. Ví dụ, trời không quá nóng, độ ẩm cao nên để điều hòa ở chế độ khô; ngược lại, trời nắng nóng, độ ẩm thấp thì cần chuyển sang chế độ lạnh. Bên cạnh đó, các gia đình cần định kỳ vệ sinh, bảo trì máy và tắt máy điều hòa nếu rời khỏi phòng từ một giờ trở lên.

Với tủ lạnh, cần đặt ở vị trí khô thoáng, tránh xa các nguồn nhiệt như bếp, lò sưởi… Hai mặt bên và sau lưng tủ phải cách tường tối thiểu 10cm để bảo đảm không khí được lưu thông tự nhiên. Khi dùng chú ý không mở cửa tủ nhiều lần, thực hiện thao tác đóng và mở cửa tủ càng nhanh càng tốt. Không để thức ăn còn nóng vào trong tủ hoặc chứa nhiều thực phẩm quá mức quy định. Điều chỉnh nhiệt độ ở mức phù hợp, tốt nhất để độ lạnh ở vị trí trung bình. Thường xuyên vệ sinh và kiểm tra gioăng của tủ, không để tình trạng bị hở, gây lãng phí điện.

Với máy giặt cũng vậy, sử dụng nước giặt với nhiệt độ bình thường, chỉ bật chế độ nước nóng khi thực sự cần thiết. Thực hiện giặt đồ khi đã đủ lượng quần áo theo tiêu chuẩn và thường xuyên vệ sinh, bảo dưỡng máy giặt. Một lưu ý nữa là, máy giặt cửa trên sẽ tiết kiệm điện hơn so với máy cửa ngang.

PV: Còn với những thói quen sử dụng điện trong sinh hoạt hằng ngày thì sao, thưa ông?

Ông Nguyễn Xuân Thắng: Đây cũng là một vấn đề mọi người nên lưu tâm. Chúng ta nên thường xuyên tạo thói quen tắt hẳn nguồn điện khi không sử dụng với những thiết bị như ti vi, laptop, đầu thu truyền hình… Việcnày sẽ giảm được một lượng điện năng đáng kể so với tắt bằng điều khiển. Thêm vào đó, nên chọn kích thước ti vi phù hợp với không gian sử dụng; tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên... Ở những hướng đón ánh nắng, có thể trồng cây như một bức chắn ánh nắng mặt trời và tạo không khí trong lành cho ngôi nhà. Khi trời quá nắng cần kéo rèm che để ngăn ánh nắng chiếu trực tiếp, không khí trong nhà sẽ mát mẻ hơn...

PV: Trân trọng cảm ơn ông!


  • 30/05/2019 02:00
  • Nguồn: hanoimoi.com.vn
  • thiết bị điện,sử dụng,tiết kiệm điện,


Các Tin khác

  • Cần tạo sự đột phá trong tiết kiệm năng lượng (20/05/2019)
  • Máy điều hòa không khí tiêu tốn tới hơn 60% lượng điện tiêu thụ trong gia đình (10/05/2019)
  • Đại sứ Giờ trái đất 2019: Làm gì để lan tỏa thông điệp? (21/03/2019)
  • Công nghệ của người Việt: Chuyển hóa rác thải thành điện năng và cácbon organic (15/03/2019)
  • "Tiết kiệm năng lượng, bảo vệ trái đất" - mũi tên trúng hai đích (13/03/2019)
  • Hơn 2.000 MW điện mặt trời, điện gió bổ sung nguồn điện vào năm 2019 (04/03/2019)
  • Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh: Chúng ta đừng lãng phí điện (31/01/2019)
  • Việt Nam có tiềm năng lớn phát triển điện mặt trời nổi (18/01/2019)
  • CPCCREB: Tập trung nguồn lực cho Dự án Nhà máy điện mặt trời Điện lực miền Trung (15/01/2019)
  • Phát triển năng lượng tái tạo: 'Hóa giải' những khó khăn (21/11/2018)