Đề thi thử thpt quốc gia 2023 môn văn vanhay

Đề Thi Thử Tốt Nghiệp Ngữ Văn 2022 - 2023 Trường THPT Hàn Thuyên Lần 1 Có Đáp Án

Đề thi thử tốt nghiệp Ngữ Văn 2022 trường THPT Hàn Thuyên lần 1 có đáp án được soạn dưới dạng file word và PDF gồm 5 trang. Các bạn xem và tải về ở dưới.

SỞ GD & ĐT BẮC NINH ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT 2022 LẦN I

TRƯỜNG THPT HÀN THUYÊN NĂM HỌC 2021 – 2022

(Đề thi gồm 02 trang) MÔN: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút (Không kể thời gian giao đề)

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu:

Phố của ta

Phố nghèo của ta

Những giọt nước sa

Trên cành thánh thót

Lũ trẻ trên gác thượng

Thổi bay cao bao bong bóng xà phòng.

Em chờ anh trước cổng

Con chim sẻ của anh

Con chim sẻ tóc xù

Đừng buồn nữa nhá

Bác thợ mộc nói sai rồi

Nếu cuộc đời này toàn chuyện xấu xa

Tại sao cây táo lại nở hoa

Sao rãnh nước trong veo đến thế?

Con chim sẻ tóc xù ơi

Bác thợ mộc nói sai rồi.

(Trích bài thơ “Phố ta” – Lưu Quang Vũ, “Hương cây – bếp lửa”, NXB Văn học, 1968)

Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích.

Câu 2. Trong văn bản, tác giả đã miêu tả “phố ta” bằng những từ ngữ, hình ảnh nào?

Câu 3. Xác định và phân tích tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu thơ:

Nếu cuộc đời này toàn chuyện xấu xa

Tại sao cây táo lại nở hoa

Sao rãnh nước trong veo đến thế?

Câu 4. Từ đoạn trích, anh/chị hãy rút ra một thông điệp có ý nghĩa, bình luận ngắn gọn về thông điệp ấy.

Đề thi thử thpt quốc gia 2023 môn văn vanhay

Theo đó, các trường và giáo viên cần đảm bảo nguyên tắc phát huy những mặt tích cực trong cá tính, trí tưởng tượng, năng lực ngôn ngữ, văn học và tư duy logic của học sinh.

Để làm được điều này, Bộ nhấn mạnh tới vai trò của việc sử dụng ngữ liệu. Cả khi luyện tập và kiểm tra, Bộ khuyến cáo giáo viên dùng ngữ liệu mới, tránh sử dụng các văn bản trong sách giáo khoa. Việc này nhằm khắc phục tình trạng học sinh chỉ học thuộc bài hoặc chép văn mẫu - vốn là vấn đề nan giải của ngành giáo dục nhiều năm nay; đồng thời giúp giáo viên đánh giá chính xác năng lực của các em.

Thông tư có hiệu lực từ năm học mới 2022 - 2023

 

Đề thi thử thpt quốc gia 2023 môn văn vanhay

Theo thông tư mới của Bộ GD thì từ năm 2023 thì việc học môn Ngữ văn sẽ trở nên thú vị giúp học sinh sáng tạo tránh học vẹt hoặc học theo văn mẫu.

Đi cùng với yêu cầu về tìm tòi và sử dụng ngữ liệu mới, Bộ cũng khuyến khích các trường dùng đề mở trong hoạt động kiểm tra; xây dựng công cụ hạn chế tính chủ quan, cảm tính của người chấm. "Khi nhận xét, đánh giá học sinh, giáo viên cần tôn trọng cách nghĩ, cảm nhận riêng của học sinh trên nguyên tắc không vi phạm những chuẩn mực đạo đức, văn hoá và pháp luật", hướng dẫn nêu.

Ở góc độ quản lý, lãnh đạo trường, Phòng và Sở Giáo dục cần tạo điều kiện và khuyến khích giáo viên đổi mới, sáng tạo phương pháp dạy và đánh giá trong môn Ngữ văn; đồng thời tăng cường hoạt động trao đổi, chia sẻ chuyên môn.

Đây sẽ được coi đổi mới tích cực, là chính sách thay đổi cách học văn kéo dài suốt nhiều thế hệ học sinh đúng như Bộ trưởng Bộ giáo dục Nguyễn Kim Sơn có khẳng trước đó sẽ ngăn chặn tình trạng học thuộc, chép văn mẫu.

Xem chi tiết và tải thông tư tại đây: https://thi.tuyensinh247.com/thong-tu-3175-bgddt-gdtrh-ve-viec-huong-dan-doi-moi-phuong-phap-day-hoc-va-kiem-tra-danh-gia-mon-ngu-van-o-truong-pho-thong-c24a71546.html

KỲ THI THỬ VÀO LỚP 10 NĂM 2022-2023

ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2.0 điểm)

Đọc ngữ liệu và viết vào bài làm chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước sự lựa chọn em cho là đúng

“(1) Cũng may mà bằng mấy nét vẽ, họa sĩ đã ghi xong lần đầu gương mặt của người thanh niên. (2) Người con trai ấy đáng yêu thật, nhưng làm cho ông nhọc quá. (3) Với những điều làm cho người ta suy nghĩ về anh. (4) Và về những điều anh suy nghĩ trong cái vắng vẻ vòi vọi hai nghìn sáu trăm mét trên mực nước biển.”

                                                                          (Ngữ văn 9 tập 1, NXB GDVN 2017)

Câu 1. Đoạn trích trong tác phẩm:

A. Lặng lẽ Sa Pa

C. Những ngôi sao xa xôi

B. Chiếc lược ngà

D. Làng

Câu 2. Đoạn trích là suy nghĩ của nhân vật:

A. Bác lái xe

C. Nữ kỹ sư nông nghiệp

B. Ông họa sĩ

D. Tác giả

Câu 2. Phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích là

A. Tự sự - Miêu tả

C. Thuyết minh - Nghị luận

B. Biểu cảm - Nghị luận

D. Tự sự - Biểu cảm

Câu 2. Câu văn (1) xét về cấu tạo ngữ pháp là câu:

A. Câu đơn bình thường

C. Câu ghép đẳng lập

B. Câu ghép chính phụ

D. Câu đặc biệt

II. PHẦN TỰ LUẬN ( 8.0 điểm)

Câu 1 (3.0 điểm)

Viết đoạn văn khoảng 200 chữ bày tỏ suy nghĩ về ý nghĩa của lòng bao dung và tha thứ, trong đoạn văn có sử dụng phép tu từ so sánh (gạch chân câu văn có phép tu từ đó).

Câu 2 (5.0 điểm)

Cảm nhận của em về vẻ đẹp của tình cảm đồng chí, đồng đội trong đoạn thơ sau.

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

Tôi với anh biết từng cơn ớn lạnh

Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi.

Áo anh rách vai

Quần tôi có vài mảnh vá

Miệng cười buốt giá

Chân không giày

Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

1948

(Trích Đồng chí- Chính Hữu, Ngữ văn 9, tập 1, NXBGDVN, H. 2017)

---------- Hết ----------

Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

Họ và tên thí sinh:…………………………………     Số báo danh:…………….

----------------------------

HƯỚNG DẪN CHẤM

KỲ THI THỬ VÀO LỚP 10 NĂM 2022-2023

MÔN NGỮ VĂN

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2.0 điểm)

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

A

B

D

A

 

Câu

II. PHẦN TỰ LUẬN

8.0

1

Viết đoạn văn khoảng 200 chữ bày tỏ suy nghĩ về ý nghĩa của lòng bao dung và tha thứ, trong đoạn văn có sử dụng phép tu từ so sánh (gạch chân câu văn có phép tu từ đó).

3.0

a. Đảm bảo về hình thức đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng-phân-hợp, móc xích hoặc song hành

0.25

b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận:

Ý nghĩa của lòng bao dung và tha thứ là lòng bao dung và tha thứ đem đến ý nghĩa và giá trị vật chất và tinh thần cho chúng ta và xã hội.

0.25

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh cần làm rõ một số ý cơ bản:

- Ý nghĩa của lối sống bao dung và tha thứ là biết cảm thông và bỏ qua lỗi lầm hoặc sai phạm của người khác để cuộc sống tốt đẹp hơn.

- Biểu hiện: Thầy cô bao dung và tha thứ cho học trò và mọi người sẽ được nhiều thứ (đoàn kết nội bộ, yêu thương, giúp học trò tiến bộ…). Người học sinh biết bao dung và tha thứ cho bạn bè mắc sai phạm, sẽ giải tỏa mâu thuẫn, tình bạn sẽ hiểu nhau hơn, gắn bó hơn. Người lao động, bác công nhân, người bán hàng… rộng lòng cảm thông và biết tha thứ cho những lỗi lầm của người khác sẽ hóa giải bất hòa và khó khăn, mọi việc sẽ được giải quyết thân thiện, xã hội sẽ bớt đau thương và chia rẽ. Trong gia đình, các thành viên sống bao dung và tha thứ sẽ tạo nên yêu thương và hạnh phúc.…

- Bình luận: Người biết sống bao dung và tha thứ luôn được bình yên và người khác quý yêu, tôn trọng. Người không cảm thông và tha thứ, không rộng lượng với người khác sẽ lo âu và thù oán và bị người khác xa lánh..

- Phê phán một số người sống và làm việc thiếu lòng bao dung và tha thứ.

- Bài học: mỗi người rất cần học cách sống bao dung và tha thứ cho chính mình và người khác.

1,0

0,25

0,25

Thí sinh viết đúng phép tu từ so sánh cho 0,25 điểm và gạch chân câu văn có phép tu từ đó cho 0,25 điểm. Nếu gạch chân phép tu từ so sánh vẫn cho 0,25 điểm. Nếu viết đúng nhưng không gạch chân, không cho điểm.

0,5

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt

0.25

e. Sáng tạo.

Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận

0.25

2

Cảm nhận của em về vẻ đẹp của tình cảm đồng chí, đồng đội trong đoạn thơ sau. (Ruộng nương anh… Đầu súng, trăng treo)

 5.0

a. Đảm bảo về hình thức bài văn

Mở bài giới thiệu được vấn đề; Thân bài triển khái được vấn đề; Kết bài khái quát được vấn đề

0.5

b. Xác định đúng vấn đề

Những vẻ đẹp của tình đồng chí, đồng đội: yêu quê hương, cảm thông, giúp đỡ và đoàn kết, gắn bó.

0,5

c. Các nội dung chính cần đạt

+ Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm và nội dung đoạn thơ

- Nêu xuất xứ bài thơ viết năm 1948, vị trí đoạn cuối của bài Đồng chí.

- Những vẻ đẹp tình yêu nước, yêu thương, gắn bó như ruột thịt:

+ “Ruộng nương…. Giếng nước gốc đa… ra lính.”: người lính tự nguyên đi cứu nước, chu đáo mọi việc, gửi ruộng vườn cho bạn thân cày cấy và trông giữ, không vướng bận lo lắng về nhà cửa ruộng vườn…Tình cảm dành cho làng quê sâu nặng, vẫn nhớ giếng nước, gốc đa, nhớ bạn nhớ người thân.. Nhớ thương tất cả nhưng không bịn rịn quên nhiệm vụ cứu nước.

+ “Tôi với anh… vừng trán ướt mồ hôi.” xa nhà, xa người thân, người lính trở thành cha mẹ, anh em ruột thịt. Luôn quan tâm, yêu thương, chia sẻ… vui buồn và lúc ốm đau (sốt, ớn lạnh, ướt mồ hôi..). Ngôn ngữ thơ mộc mạc, miêu tả sự việc chân thực.

+ “Áo anh.. nắm lấy bàn tay”. Dòng thơ ngắn, ngắt nhịp diễn tả từng việc cân đối tôi- anh hiểu nhau, thương yêu nhau. Khó khăn là thật, tình cảm yêu thương đùm bọc, gắn bó cũng là sự thật. Đồng đội yêu thương, nắm chặt tay nhau, truyền hơi ấm và niềm tin, lạc quan, giúp nhau thêm nghị lực vượt lên hoàn cảnh khó khăn và nguy hiểm của chiến trường.

0,25

0,25

1,0

0,5

0,75

+ Đánh giá:

- Thể thơ tự do, câu thơ ngắn dài, mới lạ; từ ngữ gợi hình gợi cảm kết hợp sử dụng hiệu quả nhiều biện pháp tu từ ẩn dụ và liệt kê… tạo nên sức hấp dẫn của bài thơ.

- Đoạn thơ đã làm nổi bật lòng yêu thương, giúp đỡ và chia sẻ, đoàn kết và gắn bó của tình đồng chí. Đó là vẻ đẹp tâm hồn của anh vệ quốc trong văn học chống Pháp của dân tộc.

0,25

0,25

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ nghĩa, ngữ pháp tiếng Việt

0.25

e. Sáng tạo.

Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện sâu sắc về vấn đề nghị luận

0.5

Điểm toàn bài

10.0

---------- Hết -----------

Giám khảo cho điểm tối đa khi bài viết đảm bảo tốt yêu cầu về kiến thức và kĩ năng làm bài, trân trọng những bài viết sáng tạo, có chất văn.

Lưu ý: Điểm của bài thi là điểm tổng các câu cộng lại; cho điểm từ 0 đến 10. Điểm lẻ làm tròn tính đến 0,25.