Để phòng bệnh thán thư trên xoài ta dụng thuốc gì

Tên khoa học: Colletotrichum gloeosporioides Penz

          Bệnh gây hại trên tất cả các bộ phận trên mặt đất của cây:

Để phòng bệnh thán thư trên xoài ta dụng thuốc gì

* Trên lá: Lá xoài non, đặc biệt ở giai đoạn màu đồng thiếc đến giai đoạn màu xanh nhạt dễ mẫm cảm với bệnh hơn lá già. Vết bệnh đầu tiên là các đốm đen nhỏ, sau vết bệnh mở rộng và liên kết thành các mảng không định hình màu khô tối. Nếu gặp điều kiện ẩm ướt chúng liên kết thành các vết bệnh lớn. Các vết bệnh điển hình có tâm màu nâu vàng nhạt bao quanh là một viền màu nâu đen hoặc nâu sẫm, xung quanh có một quầng màu xanh vàng nhạt. Trong điều kiện ẩm ướt vết bệnh hình thành những khối màu hồng gạch theo vòng đồng tâm, ở phần bị hại có màu nâu. Khi trời khô, vết bệnh khô, màu nâu, rạn nứt và thủng.

* Trên thân cành: Bệnh hại chủ yếu trên các cành non mới ra. Lúc đầu các vết đốm màu nâu vàng, nhỏ, sau liên kết với nhau tạo vết bệnh có màu nâu tối gặp điều kiện ẩm ướt các vết bệnh mở rộng, khi gặp trời khô vết bệnh bao bọc quanh thân cành làm cành khô héo.

* Trên hoa: Vết bệnh là những đốm nhỏ, không đều, màu đen ở trển cả trụng và nhánh hoa. Các vết đốm nhỏ này mở rộng và liên kết lại với nhau thành đám màu nâu đen. Bệnh nặng gây rụng hoa và chết khô cành hoa.

* Trên quả: Quả non thường thấy các vết đốm nâu ở cuống quả sau lan rộng và gây rụng quả. Quả sau khi thu hoạch có thể hình thành các vết đóm đen nhỏ sau lan rộng thành các vết bệnh lớn, hình dạng không đồng đều, màu nâu đậm tới màu đen, mô bệnh không có ranh giới rõ rệt với mô khỏe. Trong điều kiện ẩm ướt thấy các khối bào tử màu hồng gạch xuất hiện theo vòng đồng tâm trên mô bị bệnh.

2. Nguyên nhân gây bệnh

          Bệnh thán thư xoài do nấm Colletotrichum gloeosporioides (Penz) Sacc. Thuộc họ Melanconiaceae, bộ Menaconiales, lớp Nấm Bất toàn. Giai đoạn hữu tính là Colleterichum cingulata thuộc lớp Nấm Túi.

Để phòng bệnh thán thư trên xoài ta dụng thuốc gì

          Nấm có phạm vi ký chủ rất rộng gây hại chủ yếu trên xoài, bơ, hành chanh, cam, bưởi, quýt, đu đủ, cà phê, ớt, cà chua…Ngoài ra, Colltotrechum gloeosporioides còn tồn tại trên một lọa các cây ký chủ thứ yếu như cây cúc, khoai sọ, cây bạch đàn, chuối, hồng, long não, cây sầu riêng, cây vải…

          Cành hình thành trên vết bệnh gồm các lông gai tròn, hơi dài hoặc không đều, kích thước lớn có thể tới 500 µm có 1-4 vách ngăn, màu nâu thường phồng nhẹ ở góc và thon nhẹ ở đỉnh. Bào tử đôi khi cũng được sinh ra trên lông gai. Bào tử phân sinh hình trụ với các đầu hơi tù, đôi khi hơi nhọn, đỉnh tròn, cuống hẹp trong suốt, không có vách ngăn, kích thước 9-24 x 3-6 µm hình thành trên các bào tử phân sinh hình trụ trong, khối bào tử có màu hồng nhạt.

          Tản nấm trên môi trường PDA có màu trắng xám đến xám đạm. Giai đoạn hữu tính thường hình thành trên lá hoặc ngọn đã chết. Quả thể mở hình thành riêng lẻ hoặc tập trung thành đám, hình cầu hoặc hình quả lê với kích thước 85-350 µm lỗ mở hơi nhú lên hình tròn, các túi (có 8 bào tử túi) hình chùy tới đáy trụ, dày lên ở đỉnh túi và có kích thước 35 -80 x 8-14 µm. Các túi nằm rải rác với các sợi nấm vô tính nằm ở đáy quả thể. Các bào tử túi thường cong hình con nhộng hơi cong nhẹ đơn bào.

          C.gloeosporioides là loại nấm hoại sinh phổ biến và xâm nhập chủ yếu trên các mô chết và mô tổn thương. Bào tử này mầm đòi hỏi độ ẩm gần 100%. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể xuất hiện ở điều kiện khô hơn khi bào tử hoặc sợi nấm tiềm sinh xâm nhập trên mô bị tổn thương và mô già. Đây là một trong những đặc điểm quan trọng trong nhiều vụ dịch bệnh, đặc biệt trên quả.

3. Đặc điểm phát sinh, phát triển bệnh

          Bệnh phát triển mạnh khi có ẩm độ và nhiệt độ cao. Nấm có thể sinh trưởng ở nhiệt độ tới 4oC, nhưng tối thích là 25-29oC.

Bề mặt mô bệnh ẩm ướt kéo dài có ảnh hưởng đến sự nảy mầm, xâm nhiễm và sinh trưởng của C.gloeosporioides.

          Bệnh thán thư xuất hiện ở hầu hết các tháng trong năm. Bệnh hại mạnh nhất ở giai đoạn vườn ươm. Trên vườn kinh doanh, giai đoạn ra hoa và đậu quả là giai đoạn xung yếu của cây. Ở giai đoạn ra hoa mức độ hại là cao nhất. Bệnh hại nặng nhất vào tháng 3 và tháng 7 trong năm do điều kiện ẩm độ không khí cao thuận lợi cho sự phát triển của bệnh.

Để phòng bệnh thán thư trên xoài ta dụng thuốc gì

          Nguồn bệnh có thể tồn tại trong hạt, tàn dư cây bệnh, cây ký chủ phụ và lan truyền qua mưa, gió, nước tưới, côn trung… Sương mù đóng vai trò quan trọng trong làm tăng tỷ lệ bệnh trên đồng ruộng.

4 Biện pháp phòng trừ

* Biện pháp canh tác: Cắt tỉa cành, lá tạo không gian thoáng để hạn chế sự phát triển của bệnh. Nấm C.gloeosporioides là tác nhân gây bệnh có tính cơ hội. Do đó, việc tránh tổn thương cho cây có tâm quan trọng đặc biệt.

* Sử dụng giống chống chịu với bệnh và cây con sạch bệnh.

* Biện pháp hóa học:

          Dùng Mancozeb nồng độ 200 g thuốc/100 lít nước, phun 2 tuần/lần trong giai đoạn ra hoa, nếu khi ra hoa mà trời mưa thì dùng kết hợp với Mancozeb và Prochloraz. Saur a hoa phun thuốc Mancozeb hàng tháng và ngừng phun trước khi thu hoạch 14 ngày.

          Đối với quả sau thu hoạch có thể nhúng quả trong vòng 24 giờ vào nước nóng chứa Bennomyl trong 5 phút.

Để phòng bệnh thán thư trên xoài ta dụng thuốc gì

          Khi thu hoạch xoai, nhất là trong điều kiện thời tiết ẩm ướt đòi hỏi thao tác cẩn thận, tránh gây tổn thương. Tổn thất do bệnh thán thư gây nên là rất lớn nên việc phòng chống bệnh thán thư trước và sau khi thu hoạch rất cần thiết đối với cây ăn quả có gia trị cao như cây xoài.

Nguồn: Giáo trình bệnh cây chuyên khoa

Thán thư trên xoài gây hại nhiều trên lá, hoa và trái.

Để phòng bệnh thán thư trên xoài ta dụng thuốc gì

Để phòng bệnh thán thư trên xoài ta dụng thuốc gì

Bệnh thán thư là bệnh quan trọng và gây hại phổ biến trên xoài.

Bệnh do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây ra. Nấm gây hại chính trên những phần non của cây như chồi, lá, cành non, bông và trái.

Trên lá bệnh làm lá nhăn, vặn xoắn, khô, rách rồi rụng. Trên cành non gây chết đọt. Trên bông làm bông khô, rụng, tuy nhiên thiệt hại quan trọng nhất là trên trái xuất hiện các đốm tròn, đen, lõm, nếu mưa nhiều, bào tử tập trung ở chóp trái làm chóp bị thối hoặc có sọc đen từ chóp đến cuống làm mất giá trị thương phẩm.

Điều kiện phát triển bệnh thán thư là lây lan nhanh khi trời nóng, ẩm nhất là sau khi mưa hoặc trời lạnh, sáng có nhiều sương. Các bộ phận bị bệnh rơi xuống đất là nguồn lây nhiễm khi gặp điều kiện thích hợp.

Để phòng trị bệnh thán thư trên xoài hiệu quả cần phải vệ sinh vườn và cây.

Thuốc đặc trị thán thư xoài: Thuốc trừ bệnh cây Donacol 700wp.

Để phòng bệnh thán thư trên xoài ta dụng thuốc gì

DONACOL 700WP là thuốc đặc trị Bệnh thán thư xoài với hoạt chất Propineb. Đặc biệt, 1kg Donacol chứa 150g kẽm (Zn) tinh khiết cho cây, giúp bổ sung kẽm cho cây xoài, giúp lá xanh, dày, đẹp trái, da bóng mịn, tỷ lệ trái loại 1 tăng, giúp giảm xì mủ trái. 

Ngoài bệnh thán thư thì có thể tham khảo thêm Thuốc trị bọ trĩ trên bông xoài.


Xoài là cây ăn quả nhiệt đới thuộc họ Đào lộn hột (Anarcadiaceae) được trồng nhiều nơi trên thế giới. Xoài ở các nước nhiệt đới chiếm vị trí tương tự như quả táo ở các nước ôn đới ở châu Âu và châu Mỹ (Sing, 1960). Cây xoài từ khi trong vườn ươm đến khi trồng và thu hoạch và sau thu hoạch đều bị bệnh tấn công gây hại bởi nhiều nguyên nhân khác nhau: bệnh Thối đầu cuống quả (Lasiodiplodia theobromae), bệnh Đốm vi khuẩn trên quả (Xanthomonas campestris pv. Mangiferae), bệnh Thán thư (Colletotrichum spp.), bệnh Thối mềm nâu (Hendersonia creberrima),… Trong đó, bệnh Thán thư (Colletotrichum spp.) là một trong những bệnh chính thường xuyên xuất hiện và gây hại trên cây xoài (Wayne Nishijima, 2006).

  1. Triệu chứng bệnh Thán thư (Colletotrichum spp.) và điều kiện phát sinh, phát triển

Bệnh bắt đầu bằng những đốm màu vàng nâu nhỏ trên toàn bộ bề mặt lá, trái, sau đó chuyển sang nâu phát triển lan rộng ra có thể là những đốm tròn hay bất định, màu đen và hơi có quầng màu xanh vàng. Trong điều kiện khô ráo, những vết bệnh trở nên khô và rơi xuống tạo thành những lỗ hỏng trên lá. Trên quả, vết bệnh có thể bị nứt giữa các mảng liên kết trong điều kiện ẩm độ cao, trên những vết bệnh có khối các bào tử nấm màu hồng. Nếu có những đợt mưa trong quá trình sinh trưởng của trái, thì vết bệnh tạo thành từng dãy chảy dọc xuống gọi là tear-staining. Khi mưa dứt, có thể những giọt này chảy xuống theo trái và đọng lại ở phần cuối trái làm cho bệnh nhiễm trên phần này.

Để phòng bệnh thán thư trên xoài ta dụng thuốc gì

Hình: Triệu chứng bệnh Thán thư hại xoài (Colletotrichum spp.)

(Ảnh nguồn: Internet)

Theo Lê Hoàng Lệ Thủy và cs (2008) đã phân lập được 2 loài nấm C. acutatum và loài C. gloeosporioides gây bệnh thán thư hại xoài.

Có thể kết hợp nhiều biện pháp khác nhau để phòng trừ bệnh một cách có hiệu quả, bao gồm:

– Biện pháp canh tác: Thu gom lá, cành khô, quả rụng mang đốt; dọn sạch cỏ dưới tán lá để thông thoáng; tỉa cành tạo tán khống chế chiều cao cây để tiện chăm sóc, làm cây thông thoáng;  Bao quả khi xoài lớn bằng cỡ quả trứng gà;

– Biện pháp hóa học: Trước khi hoa nở 2-3 tuần và sau khi hoa nở 1-2 tuần tiến hành phun thuốc phòng và khi thấy bệnh chớm xuất hiện có thể sử dụng thuốc Copper – B 75WP (hoạt chất Benomyl + Bordeaux + Zineb), Score 250EC (hoạt chất Difenoconaziole), Ridomil Gold 68wp (hoạt chất Metalxyl + Mancozeb)  hoặc các thuốc khác được khuyến cáo, sử dụng thuốc luân phiên trách sự kháng thuốc của nấm (Lê Hoàng Lệ Thủy 2008).

– Để phòng trừ bệnh trên quả sau khi thu hoạch, nhúng quả vào nước ấm có nhiệt độ 51-53 oC trong vòng 10 phút sau đó lau khô, bao bằng giấy sạch.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Lê Hoàng Lệ Thủy và Phạm Văn Kim, 2008. Phân loại nấm Colltotrichum gây bệnh thán thử trên xoài và sầu riêng tại Đồng bằng Sông Cửu Long và thử hiệu lực 6 lạo thuốc đối với các loại nấm này. Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ, số 2008:10.
  2. Wayne Nishijima, 2006. Mango diseases and their contront. College of Tropical Agriculture an Humman Resources, University of Hawaii at Manoa. https://www.google.com.vn/#q=diseases+in+mango+trees&start=10.
  3. Muhammad Tariq Malik, Muhammad Ammar, Saifullah, Dr. Hameed Ullah and Tanveer Ahmad Mohar. Mango diseases and their management. Mango Research Institute, Multan.

https://www.google.com.vn/#q=diseases+in+mango+trees&start=10.

  1. Lal Behari Sing ,1960. The Mango, Botany, Cultivation and Utilization. London, Leonard Hills Ltd.

                                                                        Tác giả: TS. Hoàng Văn Thảnh – Bộ môn Nông học