Dđiì án sinh hoạt văn hóa nam tây nguyên năm 2024

HĐKHCNNN gồm: PGS.TS. Trần Đức Cường (Phó Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện Hàn lâm), Chủ tịch hội đồng; hai ủy viên phản biện là PGS.TS. Trần Đức Ngôn, Đại học Văn hóa Hà Nội và PGS.TS. Nguyễn Thị Hiền, Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam. Các thành viên hội đồng gồm: GS.TS. Nguyễn Xuân Thắng, Viện Hàn lâm; PGS.TS. Trịnh Minh Đức, Đại học Văn hóa Hà Nội; PGS.TS. Phan Duy Đức, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; PGS.TS. Lâm Bá Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội; PGS.TS. Đặng Nguyên Anh, Viện Hàn lâm; PGS.TS. Nguyễn Thanh Xuân, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; TS. Hoàng Xuân Lương, Ủy ban Dân tộc; TS. Tuyết Hoa Nie Kdăm, Đại học Tây Nguyên. Ngoài ra còn có đại diện Văn phòng Chương trình Tây Nguyên 3, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Chủ nhiệm đề tài và tập thể các nhà khoa học thực hiện đề tài.

Thay mặt tập thể tác giả, GS.TS. Lê Hồng Lý – Chủ nhiệm đề tài đã trình bày kết quả nghiên cứu tập trung vào làm rõ mục tiêu và nhấn mạnh một số nội dung nghiên cứu chính của đề tài. Từ thực trạng của những thực hành văn hóa và lối sống truyền thống và hiện nay ở Tây Nguyên, đề tài phân tích, đánh giá quá trình biến đổi và những hệ quả của sự biến đổi văn hóa và lối sống ở Tây Nguyên, quá trình tương tác giữa những yếu tố đó với đời sống kinh tế xã hội của Tây Nguyên và các tộc người ở đây. Trên cơ sở đó, đề tài chỉ rõ vai trò của văn hóa trong phát triển bền vững Tây Nguyên, cung cấp luận cứ khoa học và những khuyến nghị đưa văn hóa vào đúng vị trí nền tảng cho sự phát triển bền vững Tây Nguyên.

Chương 1 - Tổng quan về Tây Nguyên và tình hình nghiên cứu - đã cung cấp bức tranh đa sắc màu của vùng đất, con người và văn hóa Tây Nguyên, khẳng định Tây Nguyên trong quá khứ hay trong hiện tại và tương lai đều luôn là một vùng văn hóa đặc biệt của cả nước, một vùng văn hóa đa dạng và luôn trong quá trình vận động, biến đổi. Tây Nguyên cùng văn hóa của các cộng đồng dân tộc ở đây luôn hấp dẫn các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Đề tài đã giới thiệu tổng quan các nghiên cứu có liên quan, đánh giá những mặt thành công và hạn chế cũng như xác định khoảng trống mà đề tài tiếp tục nghiên cứu là các thực hành văn hóa ở Tây Nguyên trong bối cảnh toàn cầu hóa và hiện đại hóa, là sự tương tác đa chiều của văn hóa Tây Nguyên với phát triển bền vững khu vực này.

Chương 2: Văn hóa Tây Nguyên – truyền thống và hiện trạng. Bằng cách nhìn tương đối văn hóa và quan điểm của người trong cuộc, nhóm thực hiện đề tài đã quan tâm nhìn nhận lại một số phương diện văn hóa, lối sống nổi bật trong kho tàng văn hóa Tây Nguyên để chỉ ra vai trò nền tảng của chúng trong đời sống xã hội truyền thống và hiện tại của các tộc người Tây Nguyên. Kho tàng văn hóa cổ truyền Tây Nguyên với sự phong phú và đa dạng của các thành tố đã là nền tảng quan trọng hình thành nên các đặc trưng văn hóa Tây Nguyên. Trong văn hóa đảm bảo đời sống, các tộc người Tây Nguyên lựa chọn phương thức canh tác nương rẫy - một hình thức canh tác nhân văn, phù hợp với hệ sinh thái của vùng núi cao nhiệt đới dựa vào hệ tri thức dân gian sâu rộng của đồng bào từ nhiều đời nay. Phương thức canh tác này đảm bảo tự cấp, tự túc về lương thực với kỹ thuật đa canh và xen canh, lựa chọn công cụ trồng trỉa phù hợp, duy trì và đề cao mạng lưới trợ giúp lẫn nhau trong gia đình và cộng đồng, sở hữu và quản lý tài nguyên thiên nhiên (đất, nước, rừng,...) một cách công bằng, vừa đủ và bền vững. Trong tôn giáo, đây là vùng đất còn lưu giữ được nhiều dấu tích văn hóa tín ngưỡng tôn giáo nguyên gốc của Đông Nam Á với sự chiếm lĩnh của tôn giáo đa thần trong một thế giới vạn vật hữu linh. Điều này đã tạo ra một tâm thức tôn giáo đặc trưng ở Tây Nguyên và là nội hàm cơ bản của văn hóa truyền thống Tây Nguyên, có vai trò chi phối và gắn kết các thành tố văn hóa, tôn giáo không tách khỏi đời sống sinh kế, các thiết chế quản lý cộng đồng, cũng như thể hiện ngay trong cách người Tây Nguyên sáng tạo nghệ thuật và trong thực hành chính trị. Hệ thống phong phú các di sản văn hóa ở Tây Nguyên đã đã làm nên một Tây Nguyên huyền thoại, bí ẩn và hấp dẫn, một Tây Nguyên gắn với biểu tượng đặc trưng của những ngôi nhà rông, nhà dài, của tượng mồ, của âm thanh cồng chiêng,…các di sản ấy lưu giữ linh hồn và bản sắc Tây Nguyên trong quá khứ và cả hiện tại.

Chương 3: Biến đổi văn hóa, lối sống và phát triển bền vững Tây Nguyên. Cùng với cả nước, Tây Nguyên trong vài ba thập kỷ qua đã có những biến đổi sâu sắc về kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa. Bóng dáng một Tây Nguyên cổ truyền đã không còn đậm nét bằng một Tây Nguyên hiện đại, rất nhiều thực hành văn hóa cổ truyền đã chỉ còn trong ký ức. Hệ sinh thái thay đổi, cách thức quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên cũng thay đổi, sự lùi xa của rừng, sự khó khăn của nguồn nước, sự suy kiệt của đất... đã khiến Tây Nguyên không còn có được một nền sinh kế “ăn rừng” và các dàn xếp văn hoá - xã hội và kỹ thuật được xây dựng đạo lý “tự cấp tự túc” nữa mà đã thay thế bằng một hệ thống sinh kế hoàn toàn mới (cây công nghiệp, làm ruộng nước...) phụ thuộc nhiều hơn vào các yếu tố bên ngoài (thị trường, phân bón, giống...) và khó tạo ra được sự bền vững về sinh kế. Đi cùng với những sự thay đổi về sinh kế, tôn giáo ở Tây Nguyên hiện nay có sự đan xen, hội nhập giữa các tâm thức và thực hành tôn giáo, trong đó nổi bật lên các xu hướng: phai nhạt dần tâm thức đa thần - vạn vật hữu linh, giản tiện hoá các lễ thức truyền thống và thực hành nhiều nghi lễ tôn giáo theo người Kinh; chuyển dịch mạnh mẽ từ tôn giáo đa thần sang tôn giáo độc thần, đặc biệt là sự phát triển của đạo Tin Lành; phục hồi các thực hành văn hoá/tôn giáo cổ truyền theo hướng chọn lọc có định hướng. Tất cả các xu hướng này đã tạo nên tính đa dạng và phức tạp trong tôn giáo ở Tây Nguyên hiện nay. Cùng trong xu hướng thay đổi đó, các di sản văn hóa Tây Nguyên cũng không còn sống trong đời sống cùa đồng bào Tây Nguyên như nó đã từng sống nữa, các biểu tượng di sản nổi bật ở Tây Nguyên như cồng chiêng, nhà rông, nhà dài, nhà mồ đều đã suy giảm tính thiêng, đã không còn có được không gian văn hóa cộng đồng đúng như chúng cần phải có để tồn tại nữa, xu hướng thế tục hóa, đơn điệu hóa và có phần đồng nhất hóa đã dần trở nên phổ biến với các di sản. Không chỉ như vậy, văn hóa Tây Nguyên hiện nay còn thay đổi cả ở cấu trúc xã hội, nhận thức xã hội,... Như vậy có thể nói văn hóa Tây Nguyên hiện nay đã có những sự biến đổi sâu sắc và đa chiều. Điều này đã đặt ra vấn đề cấp thiết là cần thiết phải hiểu và nhìn nhận về văn hóa - lối sống Tây Nguyên hiện nay như thế nào, văn hóa - lối sống ấy có vai trò ra sao trong phát triển bền vững Tây Nguyên.

Phát triển bền vững không thể chỉ tính đến sự phát triển kinh tế mà sự phát triển của kinh tế cần thiết đi cùng với bảo vệ và nuôi dưỡng môi trường, đi cùng với sự công bằng xã hội, giáo dục, đào tạo, y tế, đảm bảo phúc lợi xã hội, các giá trị văn hóa, đạo đức của dân tộc và của cộng đồng được tôn trọng, gìn giữ và phát huy. Nhìn vào các tiêu chí đó, có thể thấy văn hóa giữ vai trò nòng cốt trong quá trình này khi văn hóa có mặt trong hầu hết các lĩnh vực đó. Phát triển bền vững chỉ có thể có được khi các tộc người ở Tây Nguyên hiện nay có được quyền văn hóa của họ một cách đúng nghĩa nhất. Tất cả các tộc, dù là thiểu số hay đa số, dù là chủ nhân của vùng đất Tây Nguyên sớm hay muộn đều có quyền được lưu giữ truyền thống văn hóa, quyền được sáng tạo, hưởng thụ những giá trị văn hóa mới, miễn là thông qua đó, họ thể hiện những ý nghĩa về cuộc sống của chính họ.

Những khuyến nghị của đề tài nhằm thay đổi cách nhìn nhận của xã hội về văn hóa Tây Nguyên theo hướng xóa bỏ định kiến, đề cao tiếng nói và sự lựa chọn của người dân, khuyến khích việc duy trì và làm giàu đa dạng văn hóa, hoạch định những chính sách phù hợp hơn với đặc thù văn hóa Tây nguyên…

Kết quả nghiên cứu của Đề tài được Hội đồng nghiệm thu đánh giá cao về ý nghĩa khoa học và thực tiễn, về phương pháp và cách tiếp cận. Bên cạnh đó, Hội đồng cũng yêu cầu nhóm nghiên cứu cần bổ sung và sửa chữa một số điểm như nên thống nhất lại cách gọi tên các dân tộc và các nhánh tộc người, chính xác hóa một số cho tiết lịch sử, chỉnh lại một số lỗi kỹ thuật, cân đối lại số trang giữa các chương.

Đề tài được Hội đồng đánh giá loại Xuất sắc. Các kết quả nghiên cứu của đề tài cùng các giải pháp đưa ra có tính cụ thể, toàn diện, khả thi, góp phần phát triển bền vững Tây Nguyên./.

Chủ đề