Dđầu tư chợ theo hình thức xã hội hóa

Thu hút đầu tư theo hình thức xã hội hóa ở các chợ được áp dụng trên hầu hết các địa phương của thành phố Ngã Bảy, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, tạo diện mạo mới cho các chợ truyền thống trên địa bàn.

Nhiều chợ trên địa bàn thành phố Ngã Bảy được đầu tư từ nguồn vốn xã hội hóa và đi vào hoạt động hiệu quả.

Trước đây, hầu hết các chợ trên địa bàn đều được Nhà nước đầu tư kinh phí xây dựng, sửa chữa và tổ chức quản lý. Từ khi thực hiện chủ trương về xã hội hóa để đầu tư xây dựng chợ truyền thống đã tạo diện mạo mới không chỉ khu vực thành thị mà cả ở nông thôn, góp phần đáp ứng được nhu cầu kinh doanh và mua sắm ngày càng tăng của người dân địa phương. Tại trung tâm thành phố Ngã Bảy có khu trung tâm thương mại - dịch vụ Ngã Bảy do Công ty Cổ phần đầu tư xây lắp Miền Nam làm chủ đầu tư và đi vào hoạt động từ năm 2018. Khu chợ rộng rãi được xây dựng 2 nhà lồng kiên cố, bao gồm dãy nhà phố đã tạo vẻ mỹ quan cho phường trung tâm, thu hút hơn 280 hộ đăng ký kinh doanh. Đây được xem là một minh chứng cho thành công của thành phố trong thu hút đầu tư chợ truyền thống.

Hiện nay, 4/5 chợ truyền thống trên địa bàn thành phố đã thu hút được doanh nghiệp đầu tư, xây dựng mới và cải tạo nâng cấp. Còn lại chợ Tân Thành hiện cũng đã có nhà đầu tư đang tiếp cận, đang lập dự án và xin chủ trương đầu tư. Chợ Tân Thành được đánh giá là có vị trí thuận lợi, nhiều tiềm năng khai thác và phát triển lâu dài. Chị Lý Thị Tiên, tiểu thương chợ Tân Thành, cho hay do chợ Tân Thành nằm cách xa trung tâm thành phố, lại tiếp giáp với huyện Châu Thành nên hoạt động buôn bán khá sôi động, thu hút lượng người mua ổn định. Nếu các chợ ở xã thường đông đúc vào khoảng 2 tiếng đồng hồ buổi sáng thì chợ này khách đi đến trưa. Nhưng chợ còn nhỏ, chưa tập trung một chỗ mà còn nằm ở hai bên đường, nhiều chỗ thiếu lối đi giữa các sạp cũng làm ảnh hưởng đến việc buôn bán. Khi hay tin có doanh nghiệp muốn tìm hiểu đầu tư xây dựng chợ mới, chị Tiên cũng như nhiều tiểu thương ở đây kỳ vọng chợ mới sẽ đáp ứng được nhu cầu về nơi bán ổn định, sạch đẹp, có cách tổ chức, sắp xếp phù hợp với đặc điểm buôn bán ở đây.

Còn tại phường mới thành lập Hiệp Lợi, chợ phường có quy mô không lớn với gần 100 hộ kinh doanh. Chợ được xây dựng từ năm 2009, đến nay nhà lồng chợ nhiều chỗ đã hư hỏng, mái lợp cũ, hệ thống cống thoát nước thường xuyên bị tắc, ảnh hưởng đến hoạt động buôn bán của tiểu thương. Nhưng từ đầu năm đến nay, khi có đơn vị đầu tư tiếp nhận và quản lý (Công ty TNHH Chấn Hưng), hạ tầng chợ Hiệp Lợi đã có nhiều thay đổi. Chị Trần Vũ Ngọc Mộng Linh, tiểu thương chợ Hiệp Lợi, nói: “Trước đây, mỗi khi trời mưa là nhiều chỗ bị dột do mái nhà lồng chợ đã cũ, rỉ sét. Tiểu thương phải tự che chắn, tự sửa tạm bợ để có chỗ bán khô ráo. Một số vị trí còn bị ngập nếu mưa lớn. Nhưng đầu năm nay, đường thoát nước được nạo vét để giải quyết tình trạng ngập, công ty còn thay mới hệ thống máng xối và sửa những chỗ bị dột để tiểu thương yên tâm mua bán. Nghe nói sau này còn nhiều hạng mục đầu tư xây mới nên bà con ai cũng phấn chấn vì sắp có ngôi chợ mới khang trang hơn”.

Ông Bạch Nhật Trường, Phó trưởng Phòng Kinh tế và Hạ tầng thành phố Ngã Bảy, cho biết: Việc xã hội hóa đầu tư để nâng cấp hạ tầng thương mại, nhất là tại các chợ mang lại nhiều lợi ích, giúp tiết kiệm ngân sách đầu tư và công tác quản lý thị trường tại các chợ được thực hiện tốt hơn. Để các chợ hoạt động hiệu quả, ngành chức năng cần lựa chọn các nhà đầu tư có năng lực. Trong quá trình đầu tư xây dựng chợ cần lưu ý giữ được đặc trưng của từng chợ truyền thống, phù hợp với thói quen mua bán của người dân tại địa phương mới thu hút được người dân tham gia trao đổi, mua bán hàng hóa tại chợ.

Bên cạnh đó, các ngành chức năng cần đẩy mạnh tuyên truyền, nâng nhận thức của các tiểu thương về xã hội hóa đầu tư chợ, nâng cao trách nhiệm trong chấp hành những chính sách theo quy định, đảm bảo các điều kiện an toàn khi kinh doanh, góp phần đảm bảo sức sống của chợ và mang lại hiệu quả đầu tư cao.

Lâu nay, các chợ trung tâm huyện lỵ, thị trấn trên địa bàn tỉnh đều xuống cấp, gây khó khăn cho các nhà quản lý vì không có ngân sách để nâng cấp. Hệ lụy, tiểu thương hằng ngày không chỉ phải chịu cảnh mưa lầy, nắng bụi mà còn phải đối mặt với các vấn nạn về an toàn cháy nổ, vệ sinh môi trường… Tỉnh đã có chính sách ưu tiên, khuyến khích các thành phần kinh tế bỏ vốn ra xây dựng chợ theo hình thức xã hội hóa đầu tư. Thậm chí, một số địa phương còn có chính sách riêng để kêu gọi doanh nghiệp (DN), con em thành đạt trên mọi miền đất nước về đầu tư, nâng cấp chợ. Với quyết tâm của địa phương và DN, đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 2 chợ được đầu tư theo hình thức xã hội hoá thông qua DN đầu tư xây dựng, đó là chợ thị trấn Yên Lạc (Yên Lạc) và chợ Hương Canh 2 (Bình Xuyên). Tổng mức đầu tư xây dựng 2 chợ là 77,1 tỷ đồng do Công ty Cổ phần Tập đoàn Sông Hồng Thăng Long làm chủ đầu tư.

Lâu nay, các chợ trung tâm huyện lỵ, thị trấn trên địa bàn tỉnh đều xuống cấp, gây khó khăn cho các nhà quản lý vì không có ngân sách để nâng cấp. Hệ lụy, tiểu thương hằng ngày không chỉ phải chịu cảnh mưa lầy, nắng bụi mà còn phải đối mặt với các vấn nạn về an toàn cháy nổ, vệ sinh môi trường… Tỉnh đã có chính sách ưu tiên, khuyến khích các thành phần kinh tế bỏ vốn ra xây dựng chợ theo hình thức xã hội hóa đầu tư. Thậm chí, một số địa phương còn có chính sách riêng để kêu gọi doanh nghiệp (DN), con em thành đạt trên mọi miền đất nước về đầu tư, nâng cấp chợ. Với quyết tâm của địa phương và DN, đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 2 chợ được đầu tư theo hình thức xã hội hoá thông qua DN đầu tư xây dựng, đó là chợ thị trấn Yên Lạc (Yên Lạc) và chợ Hương Canh 2 (Bình Xuyên). Tổng mức đầu tư xây dựng 2 chợ là 77,1 tỷ đồng do Công ty Cổ phần Tập đoàn Sông Hồng Thăng Long làm chủ đầu tư.

Chợ - Trung tâm thương mại Hương Canh (Bình Xuyên) được đầu tư xây dựng 26 tỷ đồng thu hút gần 200 tiểu thương kinh doanh. Ảnh Thế Hùng

Chợ Minh Tân cũ nay là chợ thị trấn Yên Lạc, nơi có hơn 300 hộ kinh doanh. Chợ được xây dựng khá lâu nên đã xuống cấp nghiêm trọng. Do nằm ngay trên tuyến đường tỉnh 305 và cạnh khu vực ngã ba trung tâm của huyện nên việc kinh doanh ở chợ thị trấn Yên Lạc vừa gây mất an toàn giao thông vừa làm mất mỹ quan đối với trung tâm huyện lỵ. Trước tình hình đó, huyện Yên Lạc quyết tâm “làm mới” chợ thị trấn bằng chủ trương XHH đầu tư. Công ty Cổ phần Tập đoàn Sông Hồng Thăng Long đã mạnh dạn đầu tư vốn xây dựng chợ thị trấn thành trung tâm thương mại, bao gồm các hạng mục: Nhà Trung tâm thương mại, nhà để xe kết hợp chợ dân sinh kiên cố, xung quanh là phố thương mại được xây dựng theo quy hoạch chung và hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ tạo ra bộ mặt đô thị thông thoáng, rộng và hiên đại. Tầng 2 của nhà Trung tâm thương mại được sử dụng làm mặt bằng kinh doanh, bán hàng tự động tạo cơ hội cho người dân địa phương tiếp cận với hình thức mua sắm hàng hóa hiện đại.

Quá trình xây dựng chợ thị trấn Yên Lạc rơi vào đúng thời điểm thắt chặt tín dụng, nhưng dự án đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của tỉnh, huyện cùng sự giúp sức ngân hàng và sự nỗ lực của DN. Sau gần ba năm xây dựng, tháng 12-2011, Trung tâm thương mại chợ thị trấn Yên Lạc chính thức đi vào hoạt động, với đầy đủ các khu chức năng: Chợ chính, chợ dân sinh, dịch vụ ngoài chợ và chợ đầu mối trên diện tích 3.500m2. Với quy mô đầu tư 45,7 tỷ đồng, chợ thị trấn Yên Lạc đã và đang đáp ứng nhu cầu vị trí kinh doanh cho khoảng 300 tiểu thương tại địa bàn. Xung quanh khu vực đất “vàng” chợ Minh Tân cũ cũng được quy hoạch thành phố thương mại với hệ thống hạ tầng kỹ thuật đồng bộ tạo ra bộ mặt đô thị thông thoáng, rộng và hiện đại.

Qua trao đổi các hộ kinh doanh tại đây đều hài lòng. Chị Nguyễn Thị Tươi, chủ hai kiốt tạp hóa bán quần áo giày dép đã có nhiều năm kinh doanh tại chợ Yên Lạc chia sẻ: Nhờ chuyển sang chợ mới kịp thời, nên đã thoát khỏi cảnh mưa lầy… hay lo chập, cháy điện như ở bên chợ cũ, mặc cho mưa to, gió lớn đến mấy. Hơn nữa, được kinh doanh ở chợ mới khang trang bề thế, môi trường sạch sẽ rất thuận tiện, lại được hưởng thụ chính sách hỗ trợ của tỉnh và huyện, không chỉ tôi mà bà con tiểu thương chợ Minh Tân cũ đều rất phấn khởi.

Chị Nguyễn Thị Hương chuyên bán thịt lợn tại một kiốt ở khu chợ dân sinh ghi nhận: Giá thuê kiốt tại chợ khá hợp lý cộng với kinh doanh ở chợ mới sạch sẽ hơn chợ cũ rất nhiều nên hàng tươi sống cũng dễ bán hơn. Chợ mới khang trang, đàng hoàng cùng các chính sách hỗ trợ khác sẽ kinh doanh thuận lợi hơn nên một số tiểu thương khác đã tranh thủ chọn vị trí đắc địa, có 2-3 mặt tiền để kinh doanh quần áo thời trang cao cấp cho thuận tiện.

Ông Nguyễn Văn Chương, Trưởng Ban quản lý chợ - Trung tâm thương mại thị trấn Yên Lạc cho biết: Mặc dù vốn đầu tư lớn nhưng chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Tập đoàn Sông Hồng Thăng Long cũng đưa ra chính sách hỗ trợ cho bà con tiểu thương như: Ngoài việc miễn phí tiền trông giữ các loại phương tiện cho tiểu thương và bà con đến mua bán và trao đổi hàng hóa trong vòng 1 năm đầu, DN còn hỗ trợ bảo vệ an ninh, vệ sinh môi trường, điện thắp sáng…

Cùng với chợ thị trấn Yên Lạc, chợ Hương Canh 2 (Bình Xuyên) cũng được triển khai đầu tư xây dựng từ tháng 9-2009, đưa vào khai thác từ tháng 11-2011. Sau gần 2 năm đi vào hoạt động, đến nay đã có 157 hộ kinh doanh ổn định tại khu vực chợ dân sinh. Riêng khu trung tâm thương mại 3 tầng tại chợ sẽ đáp ứng cho khoảng 250 hộ kinh doanh và dự kiến khoảng 20-11-2013 sẽ khai trương đưa vào hoạt động.

Chia sẻ khó khăn cho bà con kinh doanh khi chuyển sang khu chợ Hương Canh mới, UBND huyện Bình Xuyên đã có cơ chế hỗ trợ một năm tiền thuê kiốt, tương đương trên 100 triệu đồng cho các hộ tiểu thương vào kinh doanh tại chợ dân sinh. Các chủ trương, chính sách hỗ trợ thỏa đáng của địa phương và chủ đầu tư quy định rõ ràng, công khai minh bạch, được đông đảo các hộ tiểu thương đồng tình cao và họ đã nhanh chóng đi vào ổn định kinh doanh tại chợ mới.

Việc đưa chợ - Trung tâm thương mại vào sử dụng sẽ giúp cho người dân giới thiệu, quảng bá sản phẩm dễ dàng hơn; người tiêu dùng cũng có nhiều cơ hội lựa chọn hàng hóa, biết thêm về những đặc sản ở quê hương Yên Lạc, Bình Xuyên nói riêng và tỉnh Vĩnh Phúc nói chung.

Thông qua mô hình XHH đầu tư chợ thị trấn Yên Lạc và chợ Hương Canh sẽ giúp các địa phương khác trong toàn tỉnh có giải pháp thu hút vốn đầu tư của các DN, tổ chức và cá nhân vào lĩnh vực này, thông qua việc khuyến khích các địa phương sớm nhân rộng mô hình XHH đầu tư chợ ra toàn tỉnh.

Chủ đề