Dãy điện hóa của kim loại vũ khắc ngọc

Khóa học LTĐH KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) Dãy điện hóa của kim loại DÃY ĐIỆN HÓA CỦA KIM LOẠI (BÀI TẬP TỰ LUYỆN) Giáo viên: VŨ KHẮC NGỌC Các bài tập trong tài liệu này được biên soạn kèm theo bài giảng “Lý thuyết và bài tập về dãy điện hóa của kim loại” thuộc Khóa học LTĐH KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) tại website Hocmai.vn để giúp các Bạn kiểm tra, củng cố lại các kiến thức được giáo viên truyền đạt trong bài giảng tương ứng. Để sử dụng hiệu quả, Bạn cần học trước bài giảng “Lý thuyết và bài tập về dãy điện hóa của kim loại” sau đó làm đầy đủ các bài tập trong tài liệu này. Câu 1: Theo dãy thế điện hóa của kim loại thì từ trái sang phải: A. Tính khử của kim loại tăng dần và tính oxi hoá của cation kim loại tăng dần. B. Tính khử của kim loại giảm dần và tính oxi hoá của cation kim loại giảm dần. C. Tính khử của kim loại giảm dần và tính oxi hoá của cation kim loại tăng dần. D. Tính khử của kim loại tăng dần và tính oxi hoá của cation kim loại tăng dần. Câu 2: Những kết luận nào sau đây đúng, từ dãy điện hóa: 1. Kim loại càng về bên trái thì càng hoạt động (càng dễ bị oxi hóa); các ion của kim loại đó có tính oxi hóa càng yếu (càng khó bị khử). 2. Kim loại đặt bên trái đẩy được kim loại đặt bên phải (đứng sau) ra khỏi dung dịch muối. 3. Kim loại không tác dụng với nước đẩy được kim loại đặt bên phải (đứng sau) ra khỏi dung dịch muối. 4. Kim loại đặt bên trái hiđro đẩy được hiđro ra khỏi dung dịch axit không có tính oxi hóa. 5. Chỉ những kim loại đầu dãy mới đẩy được hiđro ra khỏi nước. A. 1, 2, 3, 4. B. 1, 3, 4, 5. C. 1, 2, 3, 4, 5. D. 2, 4. Câu 3: Dùng phản ứng của kim loại với dung dịch muối không thể chứng minh: A. Cu có tính khử mạnh hơn Ag. B. Cu2+ có tính oxi hóa mạnh hơn Zn2+. C. Fe3+ có tính oxi hóa mạnh hơn Fe2+. D. K có tính khử mạnh hơn Ca. Câu 4: Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4→ FeSO4+ Cu. Trong phản ứng trên xảy ra: A. sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu. B. sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+. C. sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu. D. sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+. (Trích đề thi tuyển sinh Cao đẳng – 2008) Câu 5: Trong pin điện hóa Zn-Cu, quá trình khử trong pin là: A. Cu → Cu2+ + 2e. B. Zn → Zn2+ + 2e. C. Zn2 + 2e → Zn. D. Cu2+ + 2e → Cu. (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2007) Câu 6: Một pin điện hoá có điện cực Zn nhúng trong dung dịch ZnSO4 và điện cực Cu nhúng trong dung dịch CuSO4. Sau một thời gian pin đó phóng điện thì khối lượng: A. điện cực Zn giảm còn khối lượng điện cực Cu tăng. B. cả hai điện cực Zn và Cu đều tăng. C. điện cực Zn tăng còn khối lượng điện cực Cu giảm. D. cả hai điện cực Zn và Cu đều giảm. (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A – 2008) Câu 7: Cho các cặp điện cực: Mg - Zn, Cu - Ag, Fe - Al, những kim loại đóng vai trò cực âm là: A. Mg, Cu, Al. B. Zn, Ag, Fe. C. Zn, Ag, Al. D. Mg, Cu, Fe. Câu 8: Trong số các pin điện hoá được tạo thành từ các cặp oxi hoá khử sau đây: Fe2+/Fe và Pb2+/Pb; Fe2+/Fe và Zn2+/Zn; Fe2+/Fe và Sn2+/Sn; Fe2+/Fe và Ni2+/Ni, số trường hợp sắt đóng vai trò cực âm là: A. 4. B. 3. C. 2. D. 1. Câu 9: Cho các pin điện hóa được ghép bởi các cặp oxi hóa-khử chuẩn sau: a. Ni2+/Ni và Zn2+/Zn b. Cu2+/Cu và Hg2+/Hg c. Mg2+/Mg và Pb2+/Pb Điện cực dương của các pin điện hóa đó lần lượt là: A. Zn, Hg, Pb. B. Ni, Hg, Pb. C. Ni, Cu, Mg. D. Zn, Hg, Mg. Câu 10: Dãy kim loại nào dưới đây đã được xếp theo chiều tăng dần của tính khử: Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1 - Khóa học LTĐH KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) Dãy điện hóa của kim loại A. Al, Mg, Ca, K. B. K, Ca, Mg, Al. C. Al, Mg, K, Ca. D. Ca, K, Mg, Al. Câu 11: Cho hỗn hợp kim loại Fe, Mg, Zn vào cốc đựng dung dịch CuSO4 thứ tự kim loại tác dụng với muối là: A. Fe, Zn, Mg. B. Zn, Mg, Fe. C. Mg, Fe, Zn. D. Mg, Zn, Fe. Câu 12: Cho các cặp chất oxi hoá – khử sau: Ni2+/Ni; Cu2+/Cu; Hg2+/Hg. Sự sắp xếp nào sau đây là đúng: A. Tính oxi hoá: Ni2+ < Cu2+ < Hg2+ B. Tính khử: Ni < Cu < Hg. C. Tính oxi hoá: Hg2+ < Cu2+ < Ni2+ D. Tính khử: Hg > Cu và Cu > Ni . Câu 13: Dãy nào dưới đây gồm các kim loại sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hóa: A. Na+ < Mn2+ < Al3+ < Fe3+ < Cu2+ B. Na+ < Al3+ < Mn2+ < Cu2+ < Fe3+ C. Na+ < Al3+

Sn2+ > Fe2+> Ni2+ > Zn2+. B. Pb2+ > Sn2+ > Ni2+ > Fe2+> Zn2+. C. Sn2+ > Ni2+ > Zn2+> Pb2+ > Fe2+. D. Zn2+>Sn2+ > Ni2+ > Fe2+> Pb2+. (Trích đề thi tuyển sinh Cao đẳng – 2007) Câu 17: Phản ứng: Cu + FeCl → CuCl + FeCl cho thấy: A. Cu có tính khử mạnh hơn Fe. B. Cu có thể khử Fe3+ thành Fe2+ C. Cu có tính oxi hoá kém Fe. D. Fe bị Cu đẩy ra khỏi muối. Câu 18: Cho 2 phương trình ion rút gọn: M2+ + X → M + X2+ M + 2X3+ → M2+ + 2X2+ Nhận xét nào dưới đây là đúng: A. Tính khử: X > X2+ >M. B. Tính khử: X2+ > M > X. C. Tính oxi hóa: M2+ > X3+> X2+. D. Tính oxi hóa: X3+ > M2+ > X2+. Câu 19: Cho các phản ứng xảy ra sau đây: (1) AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag↓ (2) Mn + 2HCl → MnCl2 + H2↑ Dãy các ion được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hoá là: A. Ag+, Mn2+, H+, Fe3+. B. Mn2+, H+, Ag+, Fe3+. C. Ag+, Fe3+, H+, Mn2+. D. Mn2+, H+, Fe3+, Ag+. (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối B – 2007) Câu 20: Cho các phản ứng sau: AgNO3 + Fe(NO3)2 → Fe(NO3)3 + Ag. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Cu + Fe(NO3)3 → Fe(NO3)2 + Cu(NO3)2. Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag. Thứ tự về tính khử có thể rút ra từ các phản ứng trên là: A. Ag < Fe2+ < Cu < Fe. B. Ag > Fe2+ > Cu > Fe . C. Fe < Cu < Ag < Fe2+ D. Cu > Ag > Fe2+ > Fe. Câu 21: Cho các phản ứng: K2Cr2O7 + 14HBr → 3Br2 + 2KBr + 2CrBr3 + 7H2O Br2 +2NaI → 2NaBr + I2 Khẳng định nào sau đây là đúng: A. Tính oxi hoá: I2 > Cr2O72-. B. Tính khử: Cr3+ > I- . Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 2 - Khóa học LTĐH KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) Dãy điện hóa của kim loại C. Tính khử: Br- > Cr3+. D. Tính oxi hoá: I2 > Br2. Câu 22: Cho 2 phản ứng sau: Cu+2 FeCl3 CuCl2+ 2FeCl2(1) Fe+CuCl2 FeCl2+Cu (2) Kết luận nào dưới đây là đúng: A. Tính oxi hoá của Cu2+ > Fe3+ > Fe2+ B. Tính oxi hoá của Fe3+ > Cu2+ > Fe2+ C. Tính khử của Cu > Fe2+ > Fe. D. Tính khử của Fe2+ > Fe > Cu. Câu 23: Cho biết các phản ứng xảy ra sau: 2FeBr2 + Br2 → 2FeBr3. 2NaBr + Cl2 → NaCl + Br2. Phát biểu đúng là: A. Tính khử của Cl- mạnh hơn Br-. B. Tính oxi hoá của Br mạnh hơn Cl . C. Tính khử của Br- mạnh hơn Fe2+. D. Tính oxi hoá của Cl2 mạnh hơn của Fe3+. Câu 24: Hai kim loại X, Y và các dung dịch muối clorua của chúng có các phản ứng hóa học sau: X + 2YCl3→XCl2+ 2YCl2; Y + XCl2 →YCl2+ X. Phát biểu đúng là: A. Ion Y2+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion X2+. B. Kim loại X khử được ion Y2+. C. Kim loại X có tính khử mạnh hơn kim loại Y. D. Ion Y3+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion X2+. (Trích đề thi tuyển sinh Cao đẳng – 2008) Câu 25: Cho 3 phản ứng: 2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag Theo 3 phản ứng trên, tính khử của kim loại giảm theo thứ tự là: A. Ag > Cu > Fe > Al. B. Ag < Cu < Fe < Al. C. Fe > Cu > Ag > Al. D. Al > Fe > Cu >Ag. Câu 26: Cho một cây đinh Fe vào dung dịch muối Fe3+ thì màu của dung dịch chuyển từ vàng (Fe3+) sang lục nhạt (Fe2+). Fe làm mất màu xanh của dung dịch Cu2+ nhưng Fe2+ không làm phai màu của dung dịch Cu2+. Dãy sắp xếp các theo thứ tự tính khử tăng dần là: A. Fe2+ < Fe < Cu. B. Fe < Cu < Fe2+ C. Fe2+ < Cu < Fe. D. Cu < Fe < Fe2+ Câu 27: Biết rằng dung dịch HCl tác dụng với Fe cho ra Fe2+, nhưng không tác dụng với Cu. HNO tác dụng với Cu tạo ra Cu2+ nhưng không tác dụng Au cho ra Au3+. Dãy sắp xếp các ion Fe2+, H+, Cu2+, NO -, Au3+ theo thứ tự độ mạnh tính oxi hoá tăng dần là: A. H+ < Fe2+ < Cu2+ < NO - < Au3+ B. NO - < H+ < Fe2+ < Cu2+ < Au3+ C. H+ < Fe2+ < Cu2+ < Au3+ < NO3- D. Fe2+ < H+ < Cu2+ < NO3- < Au3+ Câu 28: Cho suất điện động chuẩn của các pin điện hoá: Zn-Cu là 1,1V; Cu-Ag là 0,46V. Biết thế điện cực chuẩn EZn2+ /Zn và ECu2+ /Cu có giá trị lần lượt là: A. -0,76V và +0,34V. C. +1,56V và +0,64V. Câu 29: Cho các phản ứng: 1. Fe+2H+ Fe2++H2. B. -1,46V và -0,34V. D. -1,56V và +0,64V. (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A – 2009) 2. Fe+Cl2 FeCl2. 3. AgNO3+Fe(NO3)2 Fe(NO3)3+Ag. 4. 2FeCl3+3Na2CO3 Fe2(CO3)3 +6NaCl. 5.Zn + 2FeCl3 ZnCl2+2FeCl2. 6.3Fe dư+8HNO3 loãng 3Fe(NO3)2 + 2NO+4H2O. Những phản ứng không đúng là: A. 2, 4. B. 3, 5, 6. C. 2, 4, 5. D. 2, 5, 6. Câu 30: Thứ tự một số cặp oxi hoá - khử trong dãy điện hoá như sau: Fe2+Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+. Cặp chất Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 3 - Khóa học LTĐH KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) Dãy điện hóa của kim loại không phản ứng với nhau là: A. Cu và dung dịch FeCl3. B. dung dịch FeCl2 và dung dịch CuCl2. C. Fe và dung dịch CuCl2. D. Fe và dung dịch FeCl3. (Trích đề thi tuyển sinh Cao đẳng – 2007) Câu 31: Cặp chất không xảy ra phản ứng hoá học là: A. Cu + dung dịch FeCl3. B. Fe + dung dịch HCl. C. Fe + dung dịch FeCl3. D. Cu + dung dịch FeCl2. (Trích đề thi tuyển sinh Cao đẳng – 2008) Câu 32: Phản ứng nào dưới đây không xảy ra: A. Ni + Fe2+ → Ni2+ + Fe. B. Mg + Cu2+ → Mg2+ + Cu. C. Pb + 2Ag+ → Pb2+ + 2Ag. D. Fe + Pb2+ → Fe2+ + Pb. Câu 33: Cho thế điện hóa tăng dần theo thứ tự: I /2I-; Fe3+/Fe2+; Cl /2Cl-. Trong các phản ứng sau: 1. 2Fe3+ + 2I- → Fe2+ + I . 2. 2Fe3+ + 2Cl- → Fe2+ + Cl . 3. Cl2 + 2I- → 2Cl- + I2 . Phản ứng xảy ra theo chiều thuận là: A. 3. B. 1,2. C. 1,3. D. 2,3. Câu 34: Trong các phản ứng sau 1) Cu + 2H+ Cu2+ + H 2) Cu + Hg2+ Cu2+ + Hg. 3) Zn + Cu2+ Zn2+ + Cu. Các phản ứng xảy ra theo chiều thuận là: A. 2, 3. B. Chỉ có 1. C. Chỉ có 2. D. Chỉ có 3. Câu 35: Kim loại nào sau đây có thể vừa phản ứng với dung dịch HCl vừa phản ứng với Al2(SO4)3: A. Fe. B. Mg. C. Cu. D. Ni. Câu 36: Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3: A. Fe, Ni, Sn. B. Al, Fe, CuO. C. Zn, Cu, Mg. D. Hg, Na, Ca. (Trích đề thi tuyển sinh Cao đẳng – 2009) Câu 37: Cho 4 kim loại Al, Fe, Mg, Cu và 4 dung dịch ZnSO4, AgNO3, CuCl2, Al2(SO4)3. Kim loại khử được cả 4 dung dịch muối đã cho là: A. Fe. B. Mg. C. Al. D. Cu . Câu 38: Hai kim loại đều phản ứng với dung dịch Cu(NO3)2 giải phóng kim loại Cu là: A. Al và Fe. B. Fe và Au. C. Al và Ag. D. Fe và Ag. Câu 39: X là kim loại phản ứng được với dung dịch H SO loãng, Y là kim loại tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)3. Hai kim loại X, Y lần lượt là (biết thứ tự trong dãy thế điện hoá: Fe3+/Fe2+ đứng trước Ag /Ag): A. Ag, Mg. B. Cu, Fe. C. Fe, Cu. D. Mg, Ag. (Trích đề thi tuyển sinh ĐH – CĐ khối A – 2008) Câu 40: Kim loại M phản ứng được với: dung dịch HCl, dung dịch Cu(NO3)2, dung dịch HNO3 (đặc, nguội). Kim loại M là: A. Al. B. Zn. C. Fe. D. Ag. (Trích đề thi tuyển sinh Cao đẳng – 2008) Câu 41: Dung dịch muối nào sau đây tác dụng được với cả Ni và Pb: A. Pb(NO3)2. B. Cu(NO3)2. C. Fe(NO3)2. D. Ni(NO3)2. Câu 42: Cho các dung dịch: X1: dung dịch HCl X2: dung dịch KNO3 X3: dung dịch HCl + KNO3 X4: dung dịch Fe2(SO4)3. Dung dịch có thể hoà tan được bột Cu là : A. X1, X4, X2. B. X3, X4. C. X1, X2, X3, X4. D. X2, X3. Câu 43: Thứ tự một số cặp oxi hoá - khử trong dãy điện hoá như sau: Mg /Mg; Fe /Fe; Cu /Cu; Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag. Dãy chỉ gồm các chất, ion tác dụng được với ion Fe3+ trong dung dịch là: A. Fe, Cu, Ag+. B. Mg, Fe2+, Ag. C. Mg, Cu, Cu2+. D. Mg, Fe, Cu. (Trích đề thi tuyển sinh Cao đẳng – 2009) Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 4 - Khóa học LTĐH KIT-1: Môn Hóa học (Thầy Vũ Khắc Ngọc) Dãy điện hóa của kim loại Câu 44: Cho thế điện hóa tăng dần theo thứ tự: Fe2+/Fe; 2H+/H2; Fe3+/Fe2+; NO3-/NO và Cl2/2Cl-. Để điều chế Fe , có thể dùng phản ứng nào trong số các phản ứng sau: A. Fe + HCl . B. Fe + Cl C. Fe2+ + HCl. D. Fe + HNO3 và Fe + Cl2. Câu 45: Để khử ion Cu trong dung dịch CuSO4 có thể dùng kim loại: A. K. B. Na. C. Fe. D. Ba. (Trích đề thi tuyển sinh Cao đẳng – 2007) Câu 46: Để khử ion Fe3+ trong dung dịch thành ion Fe2+ có thể dùng một lượng dư: A. kim loại Cu. B. kim loại Ag. C. kim loại Ba. D. kim loại Mg. (Trích đề thi tuyển sinh Cao đẳng – 2007) Câu 47: Cho dung dịch ZnSO4 có lẫn tạp chất là dung dịch CuSO4. Hóa chất có thể dùng để loại bỏ tạp chất là: A. Cu dư, lọc. B. Zn dư, lọc. C. Fe dư, lọc. D. Al dư, lọc. Câu 48: Một tấm vàng kim loại bị bám một lớp Fe ở bề mặt. Ta có thể rửa lớp Fe để loại tạp chất bằng dung dịch: A. CuSO4 dư. B. FeSO4 dư. C. FeCl3. D. ZnSO4 dư. Câu 49: Có dung dịch FeSO4 lẫn tạp chất là CuSO4. Để có thể loại bỏ được tạp chất có thể dùng phương pháp hóa học đơn giản là: A. Dùng Zn để khử ion Cu2+ trong dung dịch thành Cu không tan. B. Dùng Al để khử ion Cu2+ trong dung dịch thành Cu không tan. C. Dùng Mg để khử ion Cu2+ trong dung dịch thành Cu không tan. D. Dùng Fe để khử ion Cu2+ trong dung dịch thành Cu không tan. Câu 50: Bột Cu có lẫn tạp chất là bột Zn và bột Pb. Hóa chất nào dưới đây có thể loại bỏ được tạp chất: A. dung dịch Cu(NO3)2 dư. B. dung dịch Pb(NO3)2 dư. C. dung dịch CuCl2 . D. dung dịch AgNO3. Câu 51: Cho hỗn hợp Ag, Fe, Cu. Hoá chất có thể dùng để tách Ag khỏi hỗn hợp là: A. dung dịch HCl. B. dung dịch HNO3 loãng. C. dung dịch H2SO4 loãng. D. dung dịch Fe2(SO4)3. Câu 52: Để tách riêng từng kim loại ra khỏi dung dịch chứa đồng thời muối AgNO3 và Pb(NO3)2, người ta dùng lần lượt các kim loại: A. Cu và Fe. B. Pb và Fe. C. Ag và Pb. D. Zn và Cu . Câu 53: Ngâm một lá niken trong các dung dịch muối sau: MgSO4, NaCl, CuSO4, AlCl3, ZnCl2, Pb(NO3)2. Các dung dịch có xảy ra phản ứng là: A. MgSO4, CuSO4. B. AlCl3, Pb(NO3)2. C. ZnCl2, Pb(NO3)2. D. CuSO4, Pb(NO3)2 . Câu 54: Khi nhúng lá Mn vào các dung dịch muối: AgNO ,ZnSO , Cu(NO ) . Các ion bị khử là: A. Ag+, Cu2+. B. Ag+, Zn2+. C. Zn2+, Cu2+ . D. Ag+, Zn2+, Cu2+. Câu 55: Cho các kim loại: Fe, Cu, Al, Ni và các dung dịch: HCl, FeCl2, FeCl3, AgNO3. Cho từng kim loại vào từng dung dịch muối, số trường hợp có xảy ra phản ứng là: A. 16. B. 10. C. 12. D. 9. Câu 56: Cho Zn dư vào dung dịch AgNO3, Cu(NO3)2, Fe(NO3)3. Số phản ứng hoá học xảy ra là: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 57: Cho hỗn hợp Cu, Fe tác dụng với dung dịch AgNO3 dư. Số phản ứng xảy ra là: A. 2. B. 3. C. 4. D. 1. Câu 58: Cho các kim loại: Zn, Na, Cu, Al, Fe, Ca, Mg. Số kim loại có thể khử Fe3+ trong dung dịch thành kim loại là: A. 2. B. 3. C. 4. D. 6. Câu 59: Cho các kim loại: Ni, Fe, Cu, Zn. Số kim loại tác dụng với dung dịch Pb(NO3)2 là: A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 60: Nhúng một lá sắt nhỏ vào dung dịch chứa một trong những hoá chất sau: FeCl3, AlCl3, CuSO4, Pb(NO3)2, NaCl, AgNO3, H2SO4 (đặc, nóng), NaNO3. Số trường hợp phản ứng tạo ra muối Fe (II) là: A. 5. B. 3. C. 4. D. 6. Câu 61: Cho một ít bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi kếtthúc thí nghiệm thu được dung dịch gồm: A. Fe(NO3)2. B. Fe(NO3)2, AgNO3 dư. C. Fe(NO3)3, AgNO3 dư. D. Fe(NO3)2,Fe(NO3)3, AgNO3. Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 5 - ... - tailieumienphi.vn

nguon tai.lieu . vn