Đầy bụng đau lưng là bệnh gì năm 2024

Chướng bụng đầy hơi kéo dài là tình trạng thường gặp, có thể do chế độ ăn, táo bón, khó tiêu chức năng hoặc vấn đề nội tiết tố gây nên, thường cải thiện hiệu quả sau khi thay đổi chế độ ăn uống và dùng thuốc. Tuy nhiên, triệu chứng này cũng có nguy cơ là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề bệnh lý nguy hiểm hơn, chẳng hạn như bán tắc ruột hay tắc ruột, ung thư đường tiêu hóa, bệnh lý tuyến tụy… Do đó, để xác định được nguyên nhân chính xác và điều trị kịp thời, người bệnh nên đi khám bác sĩ ngay từ khi có những biểu hiện ban đầu.

Chướng bụng đầy hơi kéo dài là gì?

Chướng bụng đầy hơi kéo dài là tình trạng vùng bụng căng tức, khó chịu xảy ra trong nhiều ngày. Triệu chứng thường tiến triển từ nhẹ, trung bình đến nặng, có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm. Phần lớn là do rối loạn tiêu hóa hoặc thay đổi nội tiết. Tuy nhiên, tình trạng cũng có thể lặp đi lặp lại, trở thành mối lo ngại về vấn đề sức khỏe. Nếu người bệnh nhận thấy triệu chứng không cải thiện, tốt nhất là nên đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân chính xác, tránh xảy ra biến chứng nghiêm trọng.

Chướng bụng đầy hơi kéo dài là triệu chứng gây khó chịu nhiều, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh.

Nguyên nhân chướng bụng đầy hơi kéo dài

Triệu chứng chướng bụng đầy hơi kéo dài có thể xuất phát từ những nguyên nhân điển hình dưới đây:

1. Nuốt không khí nhiều hơn bình thường

Việc nuốt không khí suốt cả ngày là điều tự nhiên, thường là trong khi ăn và uống. Thông thường, bạn sẽ chỉ nuốt một lượng nhỏ không khí. Nếu thường xuyên nuốt nhiều không khí hơn, bạn có thể thấy mình bị đầy hơi quá mức hoặc ợ hơi. Những lý do khiến bạn có thể nuốt nhiều không khí hơn bình thường như thường xuyên sử dụng kẹo cao su, hút thuốc lá, mang răng giả lỏng lẻo, mút các đồ vật thường xuyên như đầu bút, uống đồ uống có ga, ăn hoặc uống quá nhanh.

2. Hơi tích tụ trong dạ dày

Hơi trong đường ruột được tạo ra bởi vi khuẩn đường tiêu hóa. Hơi tích tụ quá nhiều trong dạ dày có thể gây triệu chứng chướng bụng kéo dài. Nguyên nhân có thể do ăn quá nhiều, quá nhanh, các loại thức ăn sinh hơi hoặc các bệnh về đường tiêu hóa khác, chẳng hạn như:

  • Kém hấp thu carbohydrate: Nhiều người gặp khó khăn khi tiêu hóa một số loại carbohydrate cụ thể, chẳng hạn như sữa, lúa mì, đậu, đường fructose,… Trong trường hợp này, quá trình tiêu hóa gặp khó khăn, gây chướng bụng, đầy hơi. Triệu chứng có thể kéo dài nếu người bệnh tiếp tục ăn những thực phẩm này.
  • Sự phát triển quá mức vi khuẩn ở ruột non (SIBO): Xảy ra khi số lượng vi khuẩn trong ruột non tăng lên quá cao, đặc biệt là khi các loại vi khuẩn này không được tìm thấy ở đường tiêu hóa.
  • Một số loại thực phẩm sinh hơi: Một số thực phẩm làm tăng khí như đậu, bắp cải, bông cải xanh, các loại ngũ cốc, măng tây, hành, lê, lúa mì, cám yến mạch, đậu hà lan, khoai tây, ngô, bia rượu…

3. Táo bón

Táo bón có thể do chế độ ăn uống, tuổi tác và chế độ sinh hoạt, thói quen đi tiêu chưa phù hợp. Tình trạng này xảy ra thường xuyên có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề bệnh lý tiềm ẩn, cần được thăm khám để điều trị sớm.

Phân mắc kẹt trong đại tràng khiến thức ăn vừa được tiêu hóa không thể tống xuất ra ngoài phù hợp. Bởi vậy, đại tràng và các đoạn ruột khác phải giãn rộng ra để chứa khối lượng phân lớn hơn, dẫn đến chướng bụng đầy hơi kéo dài. Nguyên nhân táo bón có thể do chế độ ăn thiếu chất xơ, không dung nạp thức ăn, ảnh hưởng từ thai kỳ, rối loạn vi sinh đường ruột, thiếu hụt magie hay tác dụng phụ từ một số loại thuốc.

Táo bón có thể là nguyên nhân gây chướng bụng đầy hơi kéo dài

4. Tắc ruột

Cả ruột già và ruột non đều có thể bị tắc nghẽn do khối u, mô sẹo, viêm loét lớn… Trong đó, các bệnh viêm nhiễm như bệnh Crohn, viêm loét đại tràng… có thể gây tổn thương nghiêm trọng cho niêm mạc đường tiêu hóa, khiến quá trình tiêu hóa gặp trục trặc. Triệu chứng thường gặp nhất là chướng bụng, đầy hơi. Ngoài ra, người bệnh có thể bị đau bụng, bí trung đại tiện và nôn ói nhiều.

5. Liệt dạ dày

Liệt dạ dày là một chứng rối loạn ảnh hưởng đến việc làm rỗng dạ dày, do đó tiêu hóa thức ăn chậm hơn. Triệu chứng thường thấy bao gồm: đầy hơi, chướng bụng, táo bón, no nhanh sau khi ăn, buồn nôn, nôn ói nhiều.

6. Khó tiêu

Chứng khó tiêu có thể gây chướng bụng đầy hơi. Nguyên nhân có thể kể đến gồm: ăn quá no, sử dụng nhiều rượu, dùng thuốc gây kích ứng dạ dày như ibuprofen hoặc do nhiễm trùng hệ tiêu hóa.

Chứng khó tiêu kèm đau bụng đầy hơi không liên quan đến thức ăn hay các nguyên nhân rõ ràng khác có thể là dấu hiệu bệnh lý nghiêm trọng như loét hoặc ung thư dạ dày.

7. Tăng cân

Khi cơ thể tăng từ 4 – 5 kg trở lên, thể tích vùng bụng sẽ thay đổi, gây ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa bình thường. Lúc này, triệu chứng chướng bụng, đầy hơi vẫn có thể xảy ra kể cả khi khẩu phần ăn không thay đổi.

8. Do vấn đề về nội tiết tố

Nhiều nữ giới nhận thấy triệu chứng đầy bụng xảy ra trước, trong chu kỳ kinh nguyệt và giai đoạn tiền mãn kinh do nội tiết tố thay đổi. Estrogen có thể gây tích nước trong cơ thể. Khi nồng độ estrogen tăng đột biến, progesterone giảm xuống, nữ giới có thể cảm thấy bị chướng bụng, đầy hơi. Hai hormone này có mối liên hệ mật thiết với hệ thống tiêu hóa. Estrogen và progesterone đều có thể gây đầy hơi bằng cách làm giảm hoặc tăng nhu động ruột.

9. Nguyên nhân khác

Chướng bụng đầy hơi kéo dài đi kèm với triệu chứng sốt, nôn, giảm cân mất kiểm soát… có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nghiêm trọng hơn như:(1)

  • Báng bụng: Là tình trạng tích tụ nước trong khoang bụng, có thể do xơ gan, bệnh lý thận mạn, suy tim. Khi tình trạng dịch trong ổ bụng, bệnh nhân dễ có cảm giác chướng bụng, đầy hơi.
  • Suy tụy: Suy tụy là tình trạng rối loạn chức năng tuyến tụy giảm khả năng tiết enzym nhằm đảm bảo quá trình tiêu hóa nên dễ gây chướng hơi, khó tiêu.
  • Viêm hoặc loét dạ dày tá tràng: Nguyên nhân có thể do nhiễm Helicobacter pylori, thói quen ăn uống không đều độ, sử dụng nhiều rượu bia, thực phẩm chua cay…
  • Ung thư: Khối u ác tính hình thành ở buồng trứng, tử cung, đại tràng, tuyến tụy, dạ dày… cũng có thể gây chướng bụng đầy hơi kéo dài, cần đi khám bác sĩ sớm để được chẩn đoán kịp thời, điều trị hiệu quả.
  • * Ung thư cổ tử cung: Trạng xuất huyết âm đạo bất thường, kèm đầy hơi có thể là biểu hiện của ung thư cổ tử cung. Nếu có dấu hiệu nghi ngờ nên kiểm tra và tầm soát.
  • * Ung thư tụy: Đầy hơi chướng bụng kết hợp với vàng da, sụt cân, mất cảm giác thèm ăn và đau vùng thượng vị, lan ra sau lưng có thể là những dấu hiệu cảnh báo của ung thư tụy. Nếu có các biểu hiện bất thường nên đến khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán sớm và điều trị hiệu quả.
  • * Ung thư dạ dày: Người bệnh có thể cảm thấy chán ăn, buồn nôn, đau thượng vị, sụt cân… kèm cảm giác khó tiêu, chướng bụng đầy hơi kéo dài. Theo các hướng dẫn hiện nay, độ tuổi nên nội soi thực quản dạ dày tá tràng tầm soát ung thư dạ dày là ≥ 40 tuổi ở nam, và ≥ 35 tuổi ở nữ.
    Ung thư dạ dày là bệnh lý nguy hiểm có thể gây chướng bụng đầy hơi kéo dài

Dấu hiệu nhận biết bị chướng bụng đầy hơi kéo dài

Người bệnh có thể nhận biết tình trạng chướng bụng đầy hơi kéo dài thông qua triệu chứng căng tức, khó chịu vùng bụng diễn ra trong nhiều ngày. Triệu chứng này cũng có thể đi kèm với khó tiêu, táo bón, tiêu lỏng, mệt mỏi, chán ăn, sụt cân, sốt, vàng da, đau bụng nhiều, nôn ói,…

Chướng bụng đầy hơi kéo dài có nguy hiểm không?

Nguyên nhân phổ biến gây chướng bụng đầy hơi có thể do ăn quá nhiều, quá nhanh hay hệ tiêu hóa không dung nạp một số loại thực phẩm nhất định… Tuy nhiên, nếu triệu chứng chướng bụng, đầy hơi kéo dài trên một tuần, dai dẳng, mức độ ngày càng nghiêm trọng, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nghiêm trọng. Người bệnh cần được thăm khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Cách điều trị chướng bụng đầy hơi kéo dài

Cách điều trị chứng chướng bụng đầy hơi kéo dài sẽ phụ thuộc vào từng nguyên nhân cụ thể. Dưới đây là một số phương pháp thường được chỉ định:

  • Xây dựng chế độ ăn kiêng phù hợp theo lời khuyên từ bác sĩ, tránh ăn các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, nướng, chiên xào, thức ăn nhanh… Ở nhóm bệnh nhân hội chứng ruột kích thích nên ăn kiêng FODMAP (thực phẩm chứa các carbohydrate chuỗi ngắn (đường) gây khó khăn cho quá trình tiêu hóa ở ruột non như sữa, sữa chua, đậu lăng…).
  • Uống nhiều nước hơn, đảm bảo uống 1,5 -2 lít nước/ ngày
  • Liệu pháp hormone: Phương pháp này thường được chỉ định thực hiện đối với phụ nữ bị chướng bụng đầy hơi kéo dài trước, trong kỳ kinh nguyệt hoặc giai đoạn tiền mãn kinh. Liệu pháp hormone có thể là bổ sung estrogen, progesterone, uống thuốc tránh thai kết hợp nội tiết tố…
  • Liệu pháp phản hồi sinh học: Liệu pháp này có tác dụng thư giãn và phục hồi chức năng cơ thể, giúp cải thiện hoặc ngăn ngừa triệu chứng táo bón, khó tiêu…
  • Probiotic: Giúp tăng cường lợi khuẩn và cân bằng hệ vi sinh đường ruột, thúc đẩy tiêu hóa tốt hơn, từ đó giúp cải thiện hiệu quả triệu chứng chướng bụng trong vòng vài ngày đến vài tuần.
  • Nhóm thuốc antacid: giúp trung hòa axit dạ dày.
  • Các thuốc điều trị riêng biệt theo từng nguyên nhân dưới chỉ định của bác sĩ thuốc chống co thắt (làm thư giãn các cơ và giúp giảm đầy hơi), thuốc kháng sinh (dùng trong trường hợp đầy hơi do hội chứng ruột kích thích hoặc mốt số bệnh do vi khuẩn), thuốc prokinetics (làm tăng tốc độ tiêu hóa và giúp giảm chướng bụng đầy hơi), thuốc chống trầm cảm (có thể giúp giảm đầy hơi)…
    Uống thuốc điều trị chứng chướng bụng đầy hơi kéo dài

Cách phòng ngừa chướng bụng đầy hơi kéo dài

Chướng bụng đầy hơi kéo dài có thể được phòng ngừa hiệu quả thông qua các phương pháp sau đây:

  • Xây dựng thực đơn hàng ngày giàu chất xơ, uống đủ nước 1.5-2 lít/ngày để tránh táo bón, đầy hơi, thúc đẩy sự phát triển lợi khuẩn đường ruột.
  • Tập thể dục đều đặn tối thiểu 30 phút/ngày và 5 ngày trong tuần, duy trì cân nặng ổn định.
  • Tránh ăn đồ ăn chế biến sẵn, nhiều muối và chất béo nhưng ít chất xơ, đây đều là những thực phẩm có lượng calo cao, ít dinh dưỡng, làm chậm quá trình tiêu hóa, dẫn đến táo bón, đầy hơi, chướng bụng và tăng cân mất kiểm soát.
  • Ăn uống đúng cách, ăn chậm nhai kỹ, không nên vừa ăn vừa đọc sách, xem phim hay làm việc.
  • Từ bỏ thói quen uống rượu bia, nước ngọt, hút thuốc lá…
    Ăn uống khoa học để ngăn ngừa chướng bụng đầy hơi

Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa (BVĐK Tâm Anh TP.HCM) và Khoa Ngoại Tổng hợp (BVĐK Tâm Anh Hà Nội) là những chuyên khoa Tiêu hóa uy tín, cung cấp dịch vụ thăm khám và điều trị cao cấp, hiệu quả cho các bệnh nhân mắc những bệnh lý tiêu hóa từ nhẹ đến nặng. Hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ bác sĩ Nội khoa – Ngoại khoa – Nội soi tiêu hóa chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, bên cạnh đó là sự hỗ trợ của hệ thống thiết bị y tế hiện đại, nhập khẩu từ nước ngoài, phục vụ tối đa nhu cầu thăm khám và điều trị của khách hàng.

Để đặt lịch thăm khám và điều trị các bệnh lý tiêu hóa với các chuyên gia bác sĩ về Tiêu hóa của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, xin vui lòng liên hệ:

Trên đây là tổng hợp tất cả các thông tin liên quan đến triệu chứng chướng bụng đầy hơi kéo dài, các nguyên nhân thường gặp cùng biện pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả. Hi vọng thông qua những chia sẻ này, người bệnh sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích để chủ động theo dõi sức khỏe, thăm khám sớm, nhằm hạn chế tối đa biến chứng nguy hiểm.

Tại sao khi ăn nó lại đau lưng?

Dịch vị axit trong dạ dày trào ngược lên thực quản gây nóng rát, đau tức thượng vị. Axit tấn công niêm mạc thực quản, kích ứng và phá hủy các sợi thần kinh ở những vùng cận kề. Nó ảnh hưởng tới ngực, vai và lưng. Đó là lý do khiến bệnh nhân trào ngược dạ dày sẽ thấy đau tức ở lưng.

Tại sao đau dạ dày lại bị đau lưng?

Nguyên nhân gây đau lưng ở người bị đau dạ dày là do axit clohydric ở trong dạ dày bị kích ứng dẫn đến tình trạng phá hủy đi những sợi thần kinh ở lưng, ngực và cai. Cơn đau lưng trong trường hợp này có thể kéo dài đến vài giờ và mức độ nặng nhẹ còn phù thuộc vào từng tình huống lâm sàng cụ thể.

Đau lưng là triệu chứng của bệnh gì?

Đau lưng âm ỉ kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý như sỏi, u, lao thận, viêm loét dạ dày, thoái hóa cột sống thắt lưng, thoát vị đĩa đệm,... Vì vậy, khi có triệu chứng này, người bệnh cần đi khám để có hướng điều trị hiệu quả, kịp thời.

Đau bụng lan ra sau lưng là bệnh gì?

Thông thường những cơn đau hay lan ra sau lưng, kèm theo sốt, ớn lạnh, tiêu chảy và buồn nôn có thể là dấu hiệu cho thấy đang bị nhiễm trùng thận. Một khi cơn đau dữ dội lan tỏa xuống vùng bụng dưới và xuất hiện từng đợt, nó có thể là sỏi thận.

Chủ đề