Đâu là món cháo được thưởng thức bằng đũa

Món ăn dân dã nhưng mà kỳ công

Cháo bột cá lóc (còn gọi là cháo cá vạt giường, cháo bột Hải Lăng, bánh canh cá lóc) là đặc sản nức tiếng của Quảng Trị vì cách chế biến và cách ăn độc đáo, hương vị thơm ngon hấp dẫn, ăn vào là vã mồ hôi nên giải cảm tốt, mà độc đáo hơn là cách ăn khác hẳn các loại cháo khác vì phải dùng… đũa.

Món cháo này có thể ăn quanh năm, luôn được ưa chuộng, chứa đựng hương vị mặn mòi của biển, của vùng đất gió Lào cát trắng. Bà con Quảng Trị có câu: 

 "Nhớ chi như cháo vạt giường

đứng mơ mùi nén, ngồi thương mùi hành"

Cháo bột cá lóc là món dân dã làm từ bột gạo và cá lóc, nhưng chế biến kỳ công. Gạo làm bột phải thơm ngon, không quá dẻo hoặc quá khô. Sau khi vo sạch thì ngâm nước 2 giờ mới xay nhuyễn, bọc vào những tấm vải sạch buộc chặt và đè vật nặng lên chờ bột ngấu và bớt nước.

Bột đủ độ ráo thì đem nhào, rồi dùng ống tre, chày gỗ, hoặc chai thủy tinh cán mỏng khối bột ra. Sau đó thái sợi dài vừa ăn và sao cho bột phải có độ dai nhất định, không quá ướt hoặc quá khô. Công đoạn nhào bột là quan trọng nhất quyết định cho chất lượng món cháo.

Đâu là món cháo được thưởng thức bằng đũa

Nguyên liệu cho món cháo bột cá lóc. Ảnh minh họa.

Cá lóc phải chọn con to thì thịt mới dày, săn chắc và nấu mới ngọt nước. Sơ chế cá xong luộc và lọc thịt cá cẩn thận để không lọt cái xương nào kẻo làm người ăn bị hóc. Sau đó ướp thịt cá với gia vị (muối, tiêu, nén, ớt, nước mắm) rồi xào thơm.

Đặc biệt nữa là món cháo này dùng cả lòng cá (chứ không bỏ đi). Lòng cá được làm sạch ướp gia vị rồi xào lăn – là điểm nhấn góp phần béo ngậy, làm tăng hương vị thơm ngon của cháo.

Đầu và xương cá thì hầm lấy nước, giúp nước dùng có độ ngọt đậm đà. Khi nước sôi, cho sợi bột vào đun tới chín thì múc ra tô, bày thịt cá lóc và gia vị rồi thưởng thức. Cách ăn cháo bột cá lóc cũng khác thường, thực khách phải gắp bằng đũa, chứ không dùng thìa, muỗng như các món cháo nhuyễn nấu từ gạo.

Tùy ý thích mà người ăn lấy thêm lá nén, hoặc hành phi, sao cho tô cháo ăn là cảm nhận được vị ngọt thơm từ nước dùng, vị đậm đà mặn mà của cá đã thấm gia vị, vị dai mềm của sợi bột, vị cay nồng của tiêu, ớt – nhưng phải là vị cay của ớt ngâm nước mắm, hạt tiêu tươi, vừa ăn vừa xuýt xoa vị tê tê nơi đầu lưỡi.

Đâu là món cháo được thưởng thức bằng đũa

Đâu là món cháo được thưởng thức bằng đũa

Tô cháo bột cá lóc. Ảnh minh họa.

Những người sành ăn khi ghé Quảng Trị dù bận đến mấy cũng tìm đến các quán hàng ngon nổi tiếng của địa phương để thưởng thức món cháo này. Tuy nhiên, chuyên mục Ăn của giadinh.net.vn xin giới thiệu tới bạn đọc công thức nấu món cháo bột này, để bạn đọc có thể chế biến thưởng thức tại nhà khi không muốn đi xa, hoặc chưa có điều kiện đến thăm Quảng Trị. 

Cách nấu món cháo bột Quảng Trị

Nguyên liệu cho 2 phần ăn

- 1 con cá lóc đồng

- 3 lạng bột gạo (bột bánh canh làm sẵn)

- Lá nén và hạt nén (hoặc hành, mùi)

- Dầu ăn, muối, ớt, bột nêm, bột ngọt, đường

Bột gạo có thể mua sẵn, hoặc đem gạo xay thành bột mịn, rồi cho nước sạch vào nhào kỹ, dùng ống tre cán thành tấm với độ mỏng vừa phải, thái thành sợi nhỏ rời).

- Cá lóc đồng - cá tràu tươi sống.

- Gia vị: Nén lá, nén củ, tiêu, ớt ...

Cách làm 1

- Bột gạo đã chế biến thành từng sợi nhỏ rời.

- Cá lóc đồng tươi sơ chế sạch, nhớ lấy lại ruột cá (bởi một tô cháo mà thiếu lòng cá lóc thì xem như chưa hoàn hảo).

- Cho cá vào nồi luộc đủ chín là vớt ra ngay để nguội thì cẩn thận dùng tay lọc hết thịt khỏi xương. Chỗ thịt cá đó ướp gia vị, rắc chút hạt tiêu, ớt... và đặc biệt là củ nén giã nhỏ.

- Đầu và xương cá chặt thành miếng vừa, giã nát, lọc lấy nước đun lên làm nước dùng.

- Nước dùng đó đun sôi lăn tăn, hớt hết bọt rồi cho thịt cá đã ướp, nêm gia vị vừa ăn làm nước cháo. Khi nước cháo sôi lăn tăn thì cho tất cả bột, cá đã ướp đủ gia vị vào rồi vặn nhỏ lửa. Cứ để nồi cháo nóng trên bếp nhỏ lửa, rồi ai ăn thì múc ra tô, thêm cá, nén lá (hoặc hành mùi), ớt bột vào. Cách này giúp thưởng thức món cháo bột thơm lừng vị béo ngậy, ngọt ngào của cá, vị cay xé lưỡi của tiêu, ớt, vị đăng đắng của bộ lòng, vị thơm của nén, hành…

Đâu là món cháo được thưởng thức bằng đũa

Cháo bột cá lóc biến tấu. Ảnh minh họa.

Cách làm 2

Nguyên liệu làm cháo tương tự như trên. Cách làm như sau:

- Cá lóc làm sạch, xát muối khử tanh rồi cắt khúc vừa ăn.

- Lá nén cắt nhỏ như hạt lựu.

Bắc nước lên bếp nấu cho sôi, cho cá lên luộc chín thì gắp ra đĩa. Nước luộc cá đổ vào tô.

Phi hạt nén cho thơm, cho cá lên chiên sơ cá.

Trong lúc chờ cá chín thì lấy chút mắm, muối, bột nêm, bột ngọt, đường cho vào bát khuấy tan.

Cá chín hơi vàng thì cho tý ớt bột vào chảo đảo lên để lấy màu. Đổ tiếp bát gia vị lên cá và hạ lửa (có thể cho tý nước luộc cá và om cho cá thấm đều, ngon hơn).

Cho cá vào om rồi thì đun nồi nước sôi khác để chần sơ bột gạo, rồi vớt ra rổ, trụng qua nước lạnh để bột không dính vào nhau.

Bắc nồi lên bếp, cho tý dầu và ớt lên làm màu. Đổ thêm 1 lít nước (có thể ít hoặc nhiều hơn tùy lượng người ăn). Nước sôi thì cho cá đã um vào đun sôi lại mới cho bột vào (nếu thấy bột dính nhau thì phải chần qua nước lạnh lần nữa).

Đun khoảng 10 – 15 phút thì bột chín, nêm nếm vừa ăn, thêm tí tiêu và lá nén vào, bắc xuống múc ra các bát.

Cách bóc vỏ tôm sống rất mới, rất dễ, rất nhanhĐừng làm bánh mì bơ tỏi kiểu cũ nữa, làm thế này vừa nhanh vừa ngon hơn hẳn, lại còn đẹp xuất sắc!

Cách ăn

Khi ăn món cháo bột (bánh canh cá lóc) này nên làm riêng 1 chén mắm ớt, 1 chén muối tiêu để ai thích ăn mặn nhạt có thể thêm.

Cháo bột ngon nhất khi ăn nóng, vào chiều tối mới thú vị. Phần cháo bột thơm lừng được múc ra tô, bày thịt cá rồi rắc hành mùi, ớt xắt, vài miếng lòng cá lóc, chan nước dùng ngập bát… bốc hơi nghi ngút. Một tay cầm đũa gắp và thưởng thức cháo, tay kia dùng thìa múc nước cháo, vừa ăn sì soạp, vừa xuýt xoa thấy ngọt vị cá, cay xè đầu lưỡi vị nén, ớt, đậm đà, thích thú.

Món cháo bột cá lóc người dân Quảng Trị ưa chuộng quanh năm. Cách làm công phu độc đáo, nhưng hương vị này luôn chinh phục thực khách. Ngày nay món cháo nức tiếng được biến tấu đa dạng bằng thịt vịt, tôm,... nhưng mùi vị và cách chế biến vẫn vậy.

Người dân phía Bắc chế biến món cháo bột cá lóc đơn giản hơn, thêm vào các rau gia vị phía Bắc như nấm rơm, hành lá, thìa là, tía tô. Gia vị là nước mắm, muối, hạt nêm, dầu ăn. Và để món cháo bột cá lóc thơm ngon, không có mùi tanh thì thêm chút hạt tiêu. Món cháo cá lóc bà con phía Bắc hay ăn sáng, hoặc làm bữa chính vào mùa đông lạnh giá, hay những ngày mưa gió thì ngon tuyệt vời.

Nếu không có bột gạo các bạn có thể dùng bột lọc, bột mì (nhưng không ngon bằng bột gạo).

Nguồn: https://giadinh.net.vn/mon-chao-ngon-quen-sau-nhung-an-bang-dua-o-quang-tri-ban-co-the-thuong-th...Nguồn: https://giadinh.net.vn/mon-chao-ngon-quen-sau-nhung-an-bang-dua-o-quang-tri-ban-co-the-thuong-thuc-ma-khong-can-di-xa-172211012195604191.htm

Nguồn gốc món ăn độc đáo

Cháo Đình Tổ đã có hàng nghìn năm tuổi, gắn liền với câu chuyện về vị Thành hoàng của làng, cũng chính là Trạng nguyên đầu tiên trong lịch sử khoa bảng Lê Văn Thịnh. Vào mỗi dịp giỗ, tế, lễ hội, người dân nơi đây không quên nấu món cháo độc đáo dâng lên Thành hoàng để tỏ lòng tôn kính. 

Theo sử sách, Trạng nguyên Lê Văn Thịnh sinh năm 1050 tại trang Đông Cứu (nay là thôn Bảo Tháp,  Đông Cứu, Gia Lương, Bắc Ninh). Năm 1075, Nhà Lý mở khoa thi “Minh kinh bác học” đầu tiên để chọn hiền tài giúp nước. Lê Văn Thịnh đỗ đầu khoa thi này, trở thành vị tổ của nền khoa bảng nước nhà. Sau này, bằng tài đức của mình, Lê Văn Thịnh được nhà vua trọng dụng, làm đến chức Thái sư (Tể tướng) đầu tiên của nước phong kiến Việt Nam. Cụ cũng là sứ thần mở đầu nền ngoại giao hòa hiếu của dân tộc, đạt thắng lợi vẻ vang trong việc giải quyết vấn đề biên giới với nhà Tống (1084). 

Tương truyền, sau khi từ quan, trên đường về thăm quê, cụ lâm bệnh nặng nên dừng chân, ngồi nghỉ ở cạnh hồ sen của làng Đình Tổ. Vừa mệt, vừa đói, cụ mong ước được ăn một bát cháo trắng. Dân làng bèn nấu bát cháo ninh thịt mời cụ. Ăn xong, cụ khen ngon rồi… tạ thế. 

Lúc tìm thấy 12 sắc phong vua ban trong tay nải của người xấu số, dân làng mới biết ông cụ xin cháo chính là Thái sư Lê Văn Thịnh. Họ đau xót đưa cụ về mai táng, quyết định chôn cất tại làng. Ngày cụ mất là một ngày tháng chạp, mưa to đen kịt trời, dân làng đành chờ sáng hôm sau, định đưa thi thể cụ đi an táng. Ai ngờ khi trời quang mây tạnh, người làng rất đỗi kinh ngạc khi nơi cụ hóa, mối đã đùn đất thành mộ tự lúc nào. Mọi người coi đó là điềm báo linh thiêng nên góp công góp của, lập nghè (miếu) thờ phụng cụ. 

Về sau, triều đình ban cấp sắc phong, phong cụ làm Thành hoàng làng Đình Tổ. Dân cư sống ở gần nghè được mang tên là xóm Nghè. Từ bao đời nay, vị Thành hoàng làng vẫn được người dân nơi đây tôn kính, thờ cúng cẩn trọng tại ngôi miếu cổ của làng. Hàng năm, vào ngày giỗ của cụ, dân làng lại tổ chức cúng tế trang trọng với đạo lý “uống nước nhớ nguồn”. Và món cháo cụ ăn trước lúc tạ thế trở thành món ăn không thể thiếu trong các dịp này.

Ăn cháo bằng... đũa

Cháo Đình Tổ không giống với bất cứ nơi đâu. Người ta dùng đũa… gắp cháo chứ không ăn cháo bằng thìa như cách thông thường. Sự lạ lùng trong cách ăn cháo Đình Tổ được bắt nguồn từ việc chế biến độc đáo mà dân làng vẫn quen gọi: “Cháo thái”.

Cách nấu cháo Đình Tổ khá kỳ công. Gạo nấu cháo phải chọn loại gạo tẻ ngon. Sau khi ngâm khoảng nửa ngày, gạo được vo kỹ, xay nhuyễn rồi dùng nước giếng làng, lọc thành tinh bột. Sau đó, cho phần bột lọc được vào mâm, cắt thành từng quả bột to bằng nắm tay, nhào nặn cho đến khi đạt được độ mịn và dẻo. Quả bột càng được nhào kỹ bao nhiêu, bát cháo càng ngon bấy nhiêu. 

Sau đó, người nấu dùng dao thái những quả bột vừa nặn thành những lát mỏng, gọi là thái cháo. Dao thái phải sắc thì khi thái, miếng cháo mới có độ mỏng hoàn hảo. Kỹ thuật thái cháo rất khó, đòi hỏi người thái phải có kinh nghiệm nhiều năm. 

Ngoài ra, nước nấu cháo là nước xương hoặc nước thịt được ninh kỹ trong nhiều giờ đồng hồ để lấy độ ngọt, thanh. Phần thịt gà hoặc thịt lợn, được băm nhỏ nấu chung với cháo. Thả từng miếng cháo mỏng vào nồi nước dùng, chờ cháo chín, thêm mắm, muối, hạt tiêu. 

Đặc biệt, cháo Đình Tổ không dùng hành hay rau xanh. Vị ngọt nước xương, vị đậm đà, béo ngậy của thịt lợn, thịt gà nấu nhuyễn với từng lát cháo hòa quyện vị cay cay của hạt tiêu khiến cháo Đình Tổ có hương vị rất đậm đà, khó trộn lẫn. 

Cách ăn cháo bằng đũa tăng sự thú vị, lạ lẫm đối với người thưởng thức, gây ấn tượng mạnh với thực khách khi thưởng thức món ăn này.

Kỹ thuật thái cháo, công thức, tỷ lệ gạo, nước xương, mắm, muối là bí quyết của riêng người làng Đình Tổ. Qua hàng nghìn năm, cháo Đình Tổ đã trở thành nét văn hóa ẩm thực rất đặc trưng, là món ăn không thể thiếu trong các dịp lễ, tết.

Trong các dịp hội làng, có món “cháo thái”, cả làng lại háo hức, rộn ràng. Người chuẩn bị nồi gang đại, người chuẩn bị củi, người lo gạo, thịt… mỗi người một việc, phối hợp nhịp nhàng, ăn ý. Khi quây quần quanh bếp lửa đượm hồng, các cao niên làng lại kể về công trạng của Thành hoàng làng và nguồn gốc ra đời món cháo thái. Khói bếp, mùi hương cháo sánh tỏa thơm ngào ngạt khiến lễ hội thêm thi vị.