Đau họng chuyển sang mỏi vai gáy là bệnh gì

Theo danh từ y học chuyên khoa Cơ xương khớp về Giảỉ phẫu học trên cơ thể con người chúng ta có các phần: Khớp vai bên phải và khớp vai bên trái, Cột sống cổ , tiếp theo phần Cột sống cổ là Cột sống ngực …

Bệnh đau mỏi vai gáy là chính là đau vùng Cột sống cổ và khớp vai. Ở các vùng này đều có da, dây chằng (gân), cơ, xương, khớp ,mạch máu, dây thần kinh. Như vậy đau mỏi vai gáy là bệnh ở khớp vai và cột sống cổ. Đau vai gáy xảy ra bởi sự co cứng cục bộ, đột ngột hoặc kéo dài nhiều ngày của các cơ vùng khớp vai và Cột sống cổ.

Để khám bệnh, chẩn đoán và điều trị bệnh đau vai gáy thường do bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình thực hiện.

Đau mỏi vai gáy

Dấu hiệu nhận bệnh

  • Cơn đau xuất hiện vào khi đang làm việc hay đau vào lúc giữa đêm khi tỉnh giấc, buổi sáng khi cử động tay thường đau khớp vai không cử động được.
  • Cơn đau có thể xuất hiện sau một cử động quá mức, đột ngột hoặc sau một chấn thương do tai nạn lao đông , tai nạn giao thông hay sinh hoạt..
  • Đau khi vận động khớp cổ, vai, giảm khi nghỉ ngơi, có khi đau cả ngày.
  • Cơn đau kèm theo cảm giác tê buốt dọc từ vai xuống cánh tay, mỏi và nặng cánh tay. Người bệnh cảm giác như bị bị liệt cánh tay. Nhấc tay lên không được.
  • Cơn đau có thể lan từ Cột sống cổ (gáy ) xuống bàn tay, ngón tay, gây tê bì, rối loạn cảm giác..
  • Cơn đau vùng gáy có thể lan kéo lên vùng đầu, gây chóng mặt hoa mắt, mệt mỏi .
  • Vùng cổ cứng đơ, vận động rất đau. Đôi khi không đứng thẳng được.
  • Cơn đau có thể kéo từ cổ (gáy ) xuống lưng (cột sống ngực), đau nhức lan ra sau 2 bả vai.. xuống cánh tay.
  • Cơn đau liên quan đến các bệnh lý về khớp vai và Cột sống cổ :Thoái hóa cột sống,Thoát vị đĩa đệm , Viêm cột sống dính khớp, Viêm khớp dạng thấp, Hội chúng ống cổ tay hay các bệnh lý về mạch máu , thần kinh ngoại biên . Bệnh nội tiêt tiểu đường …
  • Riêng vấn đề tê bàn tay, bàn chân phần ngọn chi cơn đau có tính chất đặc biệt : đau nhức tê tăng dần , gây tím đàu ngón tay chân ,đau buốt cả ngày …Người bệnh phài ôm bàn tay, bàn chân, sinh hoạt khó khăn . Lâu dần tím đen, da khô, teo dần búp ngón tay ngón chân…
    Dấu hiệu đau mỏi vai gáy

Đối tượng thường gặp

  • Những người làm việc văn phòng , hành chánh.
  • Công nhân ngành điện tử, thợ sửa đồng hồ, công nhân khuân vác, lao động nặng hay kỹ sư công nghê thông tin, kiến trúc sư, giáo viên, sinh viên, học sinh, nhân viên kế toán, quản lý.
  • Những người phải ngồi làm việc với máy tính , điện thoại,… hoặc những người thụ đông , ít vận động tay chân.
  • Những người có bệnh lý nền: Tiểu đường , hút thuốc lá.

Điều trị

Để điều trị bệnh đau mỏi vai gáy cần khám bác sĩ chuyên khoa chấn thương chỉnh hình. Cần phối hợp với chụp X quang CT Scanner khớp và làm các xét nghiệm chuyên biệt.

Đau họng đau tai cùng lúc là triệu chứng không phải quá hiếm gặp cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe. Một số trường hợp đau tai đi kèm đau họng là dấu hiệu bệnh lý cần phải can thiệp điều trị để tránh ảnh hưởng sức khỏe. Dưới đây là những nguyên nhân gây đau họng và đau tai cùng lúc cùng như cách điều trị hiệu quả theo khuyến cáo của chuyên gia.

1. Nguyên nhân đau họng đau tai cùng lúc

Tai và họng thông với nhau qua ống Eustachian. Vì vậy, khi một trong 2 bộ phận này xảy ra vấn đề thì bên còn lại cũng có nguy cơ cao bị ảnh hưởng. Tình trạng đau họng đau tai có thể là dấu hiệu cảnh bảo một số bệnh lý, bao gồm:

Trào ngược dạ dày

Khi cơ thắt dưới thực quản và cơ hoàng xảy ra bất thường, không đóng lại hay hoạt động không thống nhất sẽ khiến cho các loại dịch acid trong dạ dày trào ngược lên thực quản.

Ngoài ra, những trường hợp thức ăn trong dạ dày không tiêu hóa hoặc có lực tác động đến ổ bụng cũng có thể gây ra trào ngược acid trong dạ dày. Khi đó, người bệnh sẽ xuất hiện tình trạng ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, nôn ói, ho, đau họng, đau tai, ù tai, cảm giác đau tức vùng ngực,…

Acid trong dạ dày trào ngược lên thực quản có thể gây đau họng và tai

Viêm amidan

Những tác nhân gây viêm amidan có thể do môi trường không khí ô nhiễm, nhiều bụi bẩn, khói thuốc lá, chất độc hại, thay đổi thời tiết, ăn uống đồ lạnh thường xuyên, viêm họng,… Bệnh nhân thường xuất hiện các triệu chứng:

  • Đau họng lan sang các khu vực khác như tai, mũi,… dẫn đến đau nhức, ù tai, sổ mũi.
  • Cảm giác vướng víu mỗi khi nuốt thức ăn hay nước bọt.
  • Hơi thở có mùi hôi mặc dù vẫn vệ sinh răng miệng đều đặn.
  • Cảm giác ngứa cổ họng dẫn đến ho nhiều, ho khan hoặc có đờm, thay đổi giọng nói.

Dị ứng

Trường hợp mũi hít phải các chất gây dị ứng như phấn hoa, lông thú cưng, bụi bẩn, chất hóa học,… sẽ kích thích phản ứng của cơ thể gây viêm mũi làm tăng tiết dịch nhầy.

Dịch nhầy không được tống ra ngoài sẽ chảy xuống vòm họng gây viêm họng, ngoài ra còn có thể làm tắc nghẽn tai dẫn đến đau nhức, ù tai. Đi kèm với triệu chứng đau họng đau tai là tình trạng chảy nước mũi liên tục, nghẹt mũi, ngứa ngáy, hắt hơi, đau đầu,…

Bạch cầu đơn nhân

Bạch cầu đơn nhân là bệnh lý xảy ra khi cơ thể nhiễm virus, chủ yếu là virus Epstein - Barr thông qua tiếp xúc với giọt bắn trong không khí khi bệnh nhân nói chuyện, hắt hơi, ho,… Bệnh thường gây ra các triệu chứng:

  • Cơ thể mệt mỏi, uể oải, sốt cao, đặc biệt là khi về chiều.
  • Người bệnh thấy đau cổ họng hoặc viêm họng, sưng amidan.
  • Đau và u tài.
  • Đau nhức cơ bắp.
  • Phát ban toàn thân

Viêm họng do liên cầu khuẩn

Liên cầu khuẩn gây viêm họng chủ yếu là Streptococcus gây ra các triệu chứng đau họng đau tai, sưng amidan, nuốt khó, chán ăn, ăn không ngon, đau bụng, buồn nôn, sốt, xuất hiện các đốm trắng hoặc đỏ trong cổ họng,…

Trường hợp viêm họng do liên cầu khuẩn có thể gây đau họng và tai cùng lúc

Hầu hết các trường hợp viêm họng do liên cầu khuẩn thường gây ra triệu chứng nặng nề và kéo dài hơn những nguyên nhân khác. Tuy nhiên, nếu được điều trị đúng cách và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý thì bệnh sẽ nhanh chóng khỏi mà không để lại biến chứng.

Viêm xoang mạn tính

Những bệnh nhân bị viêm xoang mũi kéo dài có thể dẫn đến tình trạng tích tụ dịch nhầy trong các xoang. Khi đó bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng như sổ mũi, nghẹt mũi, đau đầu, đau họng, đau và ù tai, hôi miệng,…

Áp xe răng

Tình trạng nhiễm trùng răng có thể dẫn đến sự hình thành có ổ mủ và gây ra áp xe. Bệnh nhân sẽ có biểu hiện đau dữ dội xung quanh hàm, cơn đau lan rộng ra nhiều vị trí khác, bao gồm cả tai.

Ngoài ra, bệnh nhân bị áp xe răng còn có triệu chứng đau, khó chịu khi nuốt, sưng phần má bên có ổ áp xe, nhạy cảm với nóng lạnh, sốt,… Khi đó, bệnh nhân cần phải nhanh chóng đến cơ sở y tế để có biện pháp khắc phục kịp thời.

Rối loạn khớp thái dương

Tình trạng cơ, xương hoặc các mô xung quanh khớp thái dương bị tổn thương sẽ gây ra chứng rối loạn khớp thái dương. Bệnh nhân sẽ có những triệu chứng:

  • Khu vực xung quanh hoặc bên trong tai, khớp hàm, hầu họng, thái dương,… đau, nhức thường xuyên.
  • Các hoạt động liên quan đến tai mũi họng, răng hàm mặt đều bị ảnh hưởng.
  • Khi mở hoặc đóng hàm sẽ phát ra âm thanh lục cục.

Rối loạn khớp thái dương có thể gây đau nhức tai, họng và nhiều khớp trên mặt khác

2. Cách điều trị tình trạng đau họng đau tai

Tùy theo từng nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau họng đau tai mà cách khắc phục sẽ có sự khác nhau.

Điều trị y tế

Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể kê toa một số loại thuộc bao gồm: Kháng sinh, thuốc chống trào ngược acid dạ dày, thuốc chống dị ứng, corticosteroid,…

Một số trường hợp như viêm amidan thì cần phải phẫu thuật cắt bỏ để hạn chế tình trạng biến chứng gây ảnh hưởng sức khỏe.

Biện pháp hỗ trợ điều trị tại nhà

Để sớm khắc phục tình trạng đau họng đau tai, bạn có thể áp dụng một số biện pháp chăm sóc tại nhà như sau:

  • Làm ẩm không khí bằng cách sử dụng các loại máy tạo độ ẩm.
  • Súc miệng thường xuyên với nước muối sinh lý hoặc các dung dịch súc miệng theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp, bổ sung đầy đủ và cân đối các chất, tăng cường các loại thực phẩm giàu vitamin, chất khoáng để hỗ trợ chức năng của hệ miễn dịch. Ưu tiên các loại thức ăn nhẹ, dễ nuốt.
  • Tập thể dục đều đặn, ngủ đủ giấc, uống nhiều nước mỗi ngày, có thể bổ sung thêm các loại nước ép từ rau xanh, trái cây.
  • Không hút thuốc lá hoặc sử dụng các chất kích thích khi đang bị tình trạng đau tai và đau họng.
  • Tuyệt đối không dùng tăm bông hoặc vật sắc, nhọn để ngoáy tai.
  • Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, tránh làm việc quá khuya hoặc quá sức cho đến khi triệu chứng được cải thiện.

Trong trường hợp bạn xuất hiện triệu chứng đau họng đau tai đi kèm với tình trạng sốt cao, tai chảy mủ, chóng mặt, cứng cổ, gáy, đau răng, hàm,… thì bạn cần phải tìm đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám, chẩn đoán và đưa ra biện pháp điều trị thích hợp.

Chủ đề