Dấu hiệu thai lưu 8 tuần không ra máu

Dấu hiệu lưu thai không ra máu là đột ngột mất dấu hiệu mang thai, đau bụng âm ỉ, đi ngoài bất thường, không nhận thấy chuyển động của thai nhi, không nghe được tim thai, tử cung không phát triển…

Hãy đọc bài viết này của theAsianparent Việt Nam để biết:

  • Lưu thai là gì?
  • Nguyên nhân thai chết lưu
  • Làm sao để nhận biết dấu hiệu lưu thai không ra máu?
  • Làm gì khi phát hiện thai lưu?

Lưu thai là gì?

Thai lưu là hiện tượng thai đang nằm trong tử cung nhưng không tiếp tục phát triển nữa. Thông thường, nếu thai chết ở tuần thai càng lớn thì thời gian lưu lại tử cung càng ngắn. Quá trình sảy thai hoặc đẻ của thai chết lưu sẽ tương tự các ca bình thường nhưng thời gian dọa sảy và chuyển dạ thường dài hơn, mẹ bị ra máu nhiều hơn. Thai ngừng phát triển bao lâu thì ra máu? Hiện tượng ra máu ở mỗi trường hợp sản phụ là khác nhau.

Biến chứng nguy hiểm nhất đối với các ca thai chết lưu là màng ối rách bị, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào buồng ối và dạ con, gây nhiễm khuẩn trầm trọng, có thể gây nguy hiểm tới tính mạng của người mẹ. Ngoài ra, nếu thai chết và lưu lại quá lâu trong dạ con (trên 3 tuần) có thể gây ra tình trạng rối loạn đông máu, gây băng huyết nặng nề ở sản phụ sau sảy thai hoặc sinh nở. Tình trạng này chắc chắn sẽ ảnh hưởng tới tâm lý của người mẹ, đặc biệt là những phụ nữ hiếm muộn.

Một số nguyên nhân thai chết lưu như: nhau thai có vấn đề, bất thường nhiễm sắc thể hoặc sức khỏe mẹ yếu… Thai lưu không được phát hiện kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng cho mẹ. Một số biến chứng phổ biến là: vỡ nước ối, rối loạn đông máu gây băng huyết.

Dấu hiệu thai lưu 8 tuần không ra máu

Siêu âm thường được sử dụng để chẩn đoán thai chết lưu và các tình trạng y tế làm tăng nguy cơ. (Nguồn ảnh: Wikipedia)

Bạn có thể chưa biết:

Nguy cơ thai chết lưu – Những dấu hiệu cảnh báo mẹ bầu cần chú ý

Thai lưu có đau bụng không? Thai lưu có biểu hiện như thế nào?

Nguyên nhân thai chết lưu

  • Dị tật bẩm sinh, có hoặc không có kèm theo bất thường về nhiễm sắc thể
  • Dây rốn bất thường: tình trạng sa dây rốn (dây rốn ra khỏi âm đạo trước khi em bé được sinh ra) đã ngăn chặn việc cung cấp oxy trước khi em bé có thể tự thở. Dây rốn có nguy cơ thắt nút, quấn chặt quanh tay chân hoặc cổ của em bé trước khi sổ thai
  • Nhau thai, nguồn nuôi dưỡng thai bị bất thường: nhau thai bị bong tách khỏi thành tử cung quá sớm
  • Bệnh lý ở người mẹ như đái tháo đường hoặc tăng huyết áp, đặc biệt là tăng huyết áp do mang thai hoặc tiền sản giật
  • Thai chậm tăng trưởng trong tử cung: khiến thai nhi có nguy cơ tử vong do thiếu dinh dưỡng
  • Suy dinh dưỡng bào thai: thai chậm phát triển trong tử cung có nguy cơ tử vong cao và gặp nhiều biến chứng trong thai kỳ, trước và sau khi sinh
  • Nhiễm trùng trong thai kỳ: vào trước tuần thứ 28 của thai kỳ, nếu mẹ hoặc thai nhi bị các bệnh nhiễm trùng như ban đỏ, nhiễm khuẩn cấp, cytomegalovirus, listeriosis và giang mai thì nhiều nguy cơ thai sẽ bị chết lưu.
  • Tiếp xúc với các tác nhân môi trường như thuốc trừ sâu hoặc carbon monoxide
  • Cá nhân hoặc gia đình có tiền sử mắc bệnh lý đông máu như huyết khối, viêm tĩnh mạch huyết khối hoặc thuyên tắc phổi.
  • Các nguyên nhân khác: căng thẳng về tài chính, thay đổi cảm xúc, stress trong thời kỳ mang thai; hút thuốc lá hoặc cần sa làm tăng nguy cơ thai chết lưu gấp hai hoặc ba lần so với người bình thường.

Dấu hiệu thai lưu 8 tuần không ra máu

Những bất thường ở nhau thai cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng thai lưu (Nguồn ảnh: Wikipedia)

Làm sao để nhận biết dấu hiệu lưu thai không ra máu

Hiện tượng thai lưu 3 tháng đầu xảy ra do một số loại thuốc mẹ bầu sử dụng khi mới mang thai, các áp lực, stress, việc uống rượu bia…Để giảm thiểu những nguy cơ biến chứng trên, mẹ cần lưu ý những dấu hiệu lưu thai không ra máu. Từ đó có chế độ khám thai định kỳ phù hợp và xử lý rủi ro kịp thời.

1. Không nhận thấy dấu hiệu mang thai

Khi thai chết lưu, mẹ sẽ giảm dần cảm giác nghén. Ngoài ra còn có cảm giác bụng nặng, ngực mềm, tiết sữa non, tâm trạng lo lắng… Nếu siêu âm sẽ biết tim thai ngừng đập, thử máu thấy sinh sợi huyết giảm. Những biểu hiện này khá giống với hiện tượng mang thai ngoài tử cung. Tuy nhiên, nếu nhận thấy những dấu hiệu trên cần đến bác sĩ để kiểm tra sớm.

Thai lưu thử que có lên 2 vạch không? Khi thai chết lưu que thử vẫn lên hai hai vạch.

2. Đau bụng âm ỉ, đi ngoài bất thường

Khi mẹ thấy bụng nặng, bắt đầu đau âm ỉ, cảm giác muốn đi ngoài liên tục. Đó có thể là dấu hiệu của lưu thai. Trong trường hợp này mẹ nhanh chóng đến bác sĩ để kiểm tra để có hướng xử lý kịp thời.

3. Bụng không phát triển

Thai nhi nếu phát triển khỏe mạnh thì vòng bụng của mẹ bầu sẽ tăng lên theo từng tuần thai. Nếu bụng của mẹ bầu không những không phát triển nữa mà thậm chí còn dần dần bé lại, đây chính là một trong những dấu hiệu nhận biết thai lưu trong 3 tháng đầu.

4. Ngực hết cảm giác căng tức

Thai chết lưu có dấu hiệu gì? Một trong những dấu hiệu có thai chính là cảm giác căng tức và đau nhẹ ở ngực. Bởi vậy khi cảm giác khó chịu này đột ngột biến mất lại cộng thêm một số biểu hiện như ra máu, giảm nghén thì nhiều khả năng là mẹ đã bị lưu thai.

5. Không nhận thấy chuyển động của thai nhi

Trong trường hợp có thai máy, mẹ không còn nhận thấy chuyển động của bé nữa thì khả năng lớn là lưu thai. Chú ý số lần thai máy là điều mẹ nên làm hằng ngày. Mẹ nên chú ý đếm xem trong khoảng 1 tiếng thì thai chuyển động bao nhiêu lần để có thể theo dõi chính xác.

Bạn có thể chưa biết:

Sảy thai và thai lưu có giống nhau không?

Thai lưu ra máu màu gì? Những dấu hiệu điển hình nhận biết thai chết lưu

6. Không nghe được tim thai

Trong tất cả các cuộc kiểm tra định kỳ, thai phụ sẽ được bác sĩ kiểm tra tim thai. Khi không thấy tim thai thai phụ sẽ được chỉ định làm thêm xét nghiệm để tìm rõ nguyên nhân. Thai chết lưu là một trong những nguyên nhân không thấy tim thai.

7. Tử cung không phát triển

Cùng với sự phát triển của thai nhi, tử cung của mẹ cũng phát triển theo. Nếu thai chết lưu, tử cung của mẹ cũng đồng thời không phát triển nữa. Khi kiểm tra định kỳ bác sĩ sẽ siêu âm và ước lượng sự phát triển của tử cung. Khi không thấy tử cung thay đổi chắc chắn có vấn đề với thai nhi. Lúc này bác sĩ sẽ cho chỉ định để làm thêm các xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân.

8. Vỡ nước ối

Lưu thai sẽ gây nên vấn đề nghiêm trọng đó chính là vỡ ối. Lúc này màng ối bị rách, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào buồng ối và dạ con gây nhiễm khuẩn. Nếu không được xử lý kịp thời sẽ nguy hiểm đến tính mạng của thai phụ.

Dấu hiệu thai lưu 8 tuần không ra máu

Một bào thai người, được gắn với nhau thai, ở tuổi thai ba tháng. (Nguồn ảnh: Wikipedia)

Làm gì khi phát hiện thai lưu?

Theo bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Mận – Khoa Sản Phụ Khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng, bác sĩ khi phát hiện thai lưu sẽ đề xuất phương án lấy thai ra để giảm thiểu các biến chứng có thể xảy ra đối với mẹ bầu. Hơn nữa tâm lý người mẹ sẽ không muốn giữ trong mình thai nhi đã chết.

Để xử lý thai lưu, cần thực hiện đầy đủ các xét nghiệm cần thiết để dự trù được tình trạng rối loạn đông chảy máu trong quá trình điều trị.

Trên đây là 8 dấu hiệu thai lưu không ra máu, mẹ bầu cần chú ý quan sát các dấu hiệu bất thường trong thai kỳ để kịp thời nhận biết bất trắc. Đồng thời, mẹ nên tuân thủ lịch khám thai định kỳ và có chế độ dinh dưỡng cân bằng để có thai kỳ khỏe mạnh.

Nguồn thông tin: Dấu hiệu thai lưu có thể nhận biết không? – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec

Xem thêm

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Thai kỳ khỏe mạnh và sinh con suôn sẻ là mong muốn của tất cả các mẹ bầu. Tuy nhiên trên thực tế có không ít mẹ bầu gặp phải tình trạng thai chết lưu, thai chậm phát triển hay thai yếu… Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho mẹ bầu về … dấu hiệu thai yếu điển hình để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Trong tam cá nguyệt thứ nhất (3 tháng đầu), tình trạng ra máu bất thường có thể cảnh báo dấu hiệu thai yếu, động thai thậm chí là nguy cơ sảy thai. Chính vì vậy, mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý. Nếu máu ra quá nhiều cần phải tới ngay các cơ sở y tế được thăm khám chính xác tình trạng và can thiệp kịp thời.

Phần lớn các chị em đều có thể gặp tình trạng bị ngứa và rạn da khi mang thai. Tuy nhiên, nếu tình trạng ngứa xảy ra thường xuyên kèm các triệu chứng khác như vàng da, sốt, tổn thương ngoài da, nước tiêu nhạt màu… thì cần thăm khám kịp thời vì đây có thể là biểu hiện của biến ứ mật dẫn đến tích tụ axit mật trong gan. Tình trạng này kéo dài có thể làm tăng nguy cơ sinh non hoặc thai chết lưu.

Dấu hiệu thai lưu 8 tuần không ra máu

Ngứa kèm các triệu chứng khác như vàng da, sốt.. có thể là dấu hiệu cảnh báo thai yếu

Khi mang thai cơ thể sẽ tăng tiết dịch âm đạo do sự thay đổi nội tiết tố. Dịch âm đạo thường có màu trong suốt hoặc trắng ngà, không kèm theo mùi hôi.

Nếu mẹ bầu thấy dịch âm đạo màu vàng, hơi ngả xanh kèm theo mùi hôi thì cần đến gặp bác sĩ ngay bới đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm cổ tử cung, cho thấy dấu hiệu thai yếu hoặc tăng nguy cơ sảy thai.

Sốt cao khi mang bầu là tình trạng đặc biệt nghiêm trọng, cảnh báo các bệnh nhiễm trùng. Đặc biệt, kèm theo các triệu chứng sốt khác như phát ban, đau khớp… thì cần đi khám ngay bởi nguyên nhân có thể là do nhiễm vi trùng toxoplasma, cytomegalovirus, parvovirus… gây điếc bẩm sinh ở thai nhi.

Sau tuần 28 của thai kỳ, nếu thai nhi đang cử động bình thường bỗng ít đạp, ít hoạt động có thể do bé đang ngủ hoặc mất nước. Tuy nhiên, đây cũng có thể là do dây rốn khiến bé gặp tổn thương nên mẹ bầu nên cẩn trọng.

Khi mang thai, phụ nữ sẽ bị thay đổi nội tiết tố, tăng lưu lượng máu khiến ngực bị căng cứng, sưng đau. 3 tháng đầu thai kỳ núm vú của mẹ lớn dần lên, chuyển màu nâu sẫm. Đi kèm cảm giác ngứa da ngực là sự xuất hiện của các vết rạn trên ngực. Nguyên nhân khiến mẹ bị mất cảm giác căng tức vú có thể là do hoại tử villous, phôi thai có thể đang teo đi hoặc đã chết.

Thông thường, bà bầu có thể tiết sữa non sớm từ tháng thứ 5 của thai kỳ. Tuy nhiên, nếu mẹ gặp phải tình trạng này kèm triệu chứng đau bụng, chảy máu âm đạo thì cần kiểm tra sức khỏe ngay lập tức. Bởi tình trạng này có thể liên quan tới sự phát triển bào thai, tiềm ẩn nguy cơ sảy thai, thai chết lưu.

Dấu hiệu thai lưu 8 tuần không ra máu

Mẹ bầu ra sữa non nhiều ở giai đoạn sớm của thai kỳ có thể là dấu hiệu sinh non, thai lưu

Sự phát triển của thai nhi sẽ chèn lên bàng quang khiến mẹ luôn cảm thấy căng cứng và liên tục buồn tiểu. Nếu mẹ cả ngày không đi tiểu hoặc đi quá ít thì không nên chủ quan bởi chúng có thể là dấu hiệu bất thường cảnh báo tình trạng sức khỏe của thai nhi.

Đau đầu dữ dội trong 3 tháng đầu là một trong những dấu hiệu cảnh báo nguy cơ tiền sản giật do huyết áp quá cao. Đây là bệnh lý thai kỳ rất nguy hiểm, nếu mẹ mắc phải sẽ rất dễ bị co giật, hôn mê, phù phổi cấp, suy tim cấp, xuất huyết não gây tử vong… Tiền sản giật nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới suy thai, sinh non, thai chết lưu.  Trẻ sinh ra từ người mẹ bị tiền sản giật có nguy cơ chậm phát triển so với các bé cùng tuổi.

Trong quá trình mang thai, mẹ bầu thường gặp phải tình trạng chuột rút do lưu lượng máu kém gây ra. Tuy nhiên, nếu triệu chứng này kéo dài và ngày càng trầm trọng hơn thì mẹ cần cần tham khảo ý kiến bác sĩ vì đây rất có thể là dấu hiệu của thai yếu.

Đau lưng là một trong những triệu chứng phổ biến khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu khi mang thai. Nguyên nhân là do thai nhi phát triển, tạo ra lực trên vùng cột sống và lưng dưới.

Nếu cơn đau bắt nguồn từ phía trước cơ thể và tiến dần về phía lưng thì đây có thể đây là dấu hiệu cảnh báo thai yếu. Mẹ bầu cần tìm đến bác sĩ ngay khi nhận thấy dấu hiệu bất thường này.

Dấu hiệu thai lưu 8 tuần không ra máu

Cơn đau từ phía trước cơ thể và tiến dần về phía lưng thì đây có thể đây là dấu hiệu cảnh báo thai yếu

Ốm nghén sẽ giảm dần và biến mất vào cuối tam cá nguyệt thứ nhất hoặc có thể sớm hơn mà không ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, ở nhiều mẹ bầu, hiện tượng ngừng ốm nghén đột ngột có thể do nồng độ hCG thấp, là dấu hiệu cảnh báo thai yếu, tiềm ẩn nguy cơ sảy thai.

hCG là nội tiết tố do nhau thai sản xuất trong thời kỳ mang thai. Nồng độ hCG sẽ dao động trong suốt tam cá nguyệt và đạt cao nhất trong tuần 9 – 16 của thai kỳ.

Mức hCG sẽ khác nhau ở mỗi bà bầu và tùy theo từng cá nhân. Tuy nhiên, sảy thai, không có phôi thai (trứng trống), mang thai ngoài tử cung cũng khiến mức độ hCG thấp và trở thành dấu hiệu thai yếu rất nguy hiểm.

Cân nặng của mẹ bầu trong thai kỳ cũng phản ánh nhiều vấn đề nhất định: nếu mẹ tăng cân chậm có thể thai nhi suy dinh dưỡng, nếu tăng cân quá nhanh và nhiều thì cần cảnh giác trước nguy cơ tiền sản giật. Chính vì vậy mẹ bầu cần lưu ý cân nặng khi mang thai.

Tim thai nhi bắt đầu đập vào khoảng tuần thứ 5 của thai kỳ nhưng phải từ tuần thứ 10 thì việc nhận biết tim thai mới dễ dàng hơn. Bác sĩ sẽ tiến hành có phương pháp thích hợp để theo dõi tim thai nhi. Trong nhiều trường hợp do thai nhi thay đổi vị trí hoặc gặp vấn đề về nhau thai việc đo nhịp tim thai bị thất bạn. Khi đó bác sĩ có thể gợi ý mẹ bầu đo tim thai vào lần khám tiếp theo.

Nếu tim thai không đập, đập yếu có thể là dấu hiệu thai yếu hoặc thậm chí thai chết lưu.

Mẹ bầu gặp phải tình trạng thai nhi chậm phát triển trong tử cung (IUGR) sẽ có các triệu chứng như khó thở, lượng đường trong máu tăng, nhiệt độ cơ thể… Đây cũng là dấu hiệu thai yếu khá rõ ràng, kích thước em bé trong bụng nhỏ hơn 10% so với tuổi thai.

Nguyên nhân có thể đến từ những bất thường của nhau thai, ngăn cản bé nhận chất dinh dưỡng cần thiết. Ngoài ra còn một số vấn đề khác liên quan đến thận, thiếu máu và mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ.

Tình trạng nhau thai đổi vị trí cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo tình trạng thai yếu. Nếu nhau thai bong khỏi tử cung sớm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến thai nhi. Do vậy, mẹ bầu cần thường xuyên kiểm tra vị trí của nhau thai.

Dấu hiệu thai lưu 8 tuần không ra máu

Nhau thai bong khỏi tử cung sớm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến thai nhi

Đau khi đi tiểu, tiểu buốt là những dấu hiệu viêm đường tiết niệu, viêm bàng quang mà mẹ bầu có thể mắc phải. Điều này đồng nghĩa với việc tăng nguy cơ chuyển dạ sớm hoặc sinh non, lưu thai…Chính vì vậy, bà bầu cần giữ vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục, gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn về việc dùng thuốc điều trị.

Chiều cao của tử cung trong thai kỳ giúp đánh giá thai nhi trong tử cung có phát triển bình thường hay không. Bác sĩ sẽ dùng thước dây đo khoảng cách từ xương mu đến đỉnh tử cung để biết được chiều cao của cổ tử cung. Sau tuần 16, độ dài của bề cao tử cung sẽ trùng với tuổi thai.

Trường hợp bề cao tử cung không đạt cho thấy thai kỳ của bạn đang gặp vấn đề mà nguyên nhân có thể quá nhiều – quá ít nước ối, thai ngôi mông. Điều này cho thấy thai nhi có thể không phát triển đúng chuẩn cũng như trở thành dấu hiệu thai yếu mà mẹ bầu cần lưu tâm.

Trong quá trình mang thai, nếu mẹ bầu gặp bất kỳ thay đổi bất thường nào của cơ thể thì cần tới gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và can thiệp kịp thời, tránh nguy hiểm đến cả mẹ và bé. Bên cạnh đó, để thai kỳ được khỏe mạnh, mẹ cần:

– Xây dựng thực đơn ăn uống hàng ngày khoa học, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho thai kỳ như sắt, canxi, axit folic, dha, vitamin B1, magie…

– Không ăn đồ tái sống, lên men, đồ dễ gây co bóp tử cung, ngộ độc…

– Không sử dụng chất kích thích, rượu bia, thuốc lá…

– Nghỉ ngơi và vận động hợp lý, tránh làm việc quá sức, vận động mạnh.

– Không thức khuya

– Tránh quan hệ vợ chồng nhiều lần trong những tháng đầu và cuối thai kỳ.

– Khám thai đầy đủ theo lịch của bác sĩ chỉ định


**Lưu ýNhững thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Để được tư vấn về các chương trình ưu đãi cũng như những kiến thức bổ ích về chăm sóc sức khỏe, vui lòng truy cập fanpage:  https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc